70 Giá Trị Cốt Lõi Tạo Nên Thành Công Của 10 Doanh Nghiệp Lớn Trên Thế giới & VN

By 28 Tháng Mười Một, 2020Tháng Chín 14th, 2023Business Hack, Kiến thức

Để thành công, CEO cần chú trọng xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (Core Value) trước khi thiết lập các chiến lược kinh doanh. Thuật ngữ này thường được gắn liền với các cụm từ: Tầm nhìn, sứ mệnh hay văn hóa doanh nghiệp. Core Value của một doanh nghiệp là yếu tố định hướng vô cùng quan trọng.

Tại sao lại như vậy? Cùng tìm hiểu về thuật ngữ giá trị cốt lõi và giá trị cốt lõi của 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới.

1. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?

Giá trị cốt lõi (Core Value) của doanh nghiệp là gì? Trước khi đi vào khái niệm này chúng tôi sẽ giải thích khái niệm giá trị là gì và cốt lõi là gì.

Có thể hiểu một cách đơn giản, giá trị của một tổ chức là thuật ngữ chỉ những điểm nổi bật, đặc trưng, quan điểm riêng của tổ chức. Đây chính là nền tảng của tổ chức.

Như vậy, có thể hiểu giá trị cốt lõi là những nguyên tắc nền tảng của tổ chức. Đây là yếu tố quan trọng của tổ chức vì nó điều hướng hoạt động của tổ chức và các cá nhân trong tổ chức đó. Đây là lý do tại sao Core Value luôn đi kèm thêm các thuật ngữ khác như: Tầm nhìn, sứ mệnh, văn hóa doanh nghiệp. 

Nhìn vào các giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, khách hàng có thể đánh giá phương thức làm việc, cách thức tạo ra dịch vụ của doanh nghiệp. Những giá trị này rất có chiều sâu và vô cùng quan trọng với tổ chức. Như chúng tôi đã phân tích, đây là những yếu tố căn bản, nền tảng tạo nên tổ chức.

 Giá trị cốt lõi là gì

Giá trị cốt lõi sẽ không bị thay đổi theo các biến động từ bên ngoài của thị trường. Nếu gặp sự cố hoặc đang trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ thay đổi mô hình, cách thức kinh doanh. Tuy nhiên, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được giữ nguyên.

Tham khảo thêm: Gợi ý phần mềm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

2. Giá trị cốt lõi khẳng định vị thế của doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi là những yếu tố nòng cốt, trọng yếu của một doanh nghiệp. Trong một tổ chức, core value đóng nhiều vai trò quan trọng như:

  • Định hướng tầm nhìn chiến lược: giá trị cốt lõi là nền tảng chuẩn mực cho các thành viên trong tổ chức điều hướng hành vi ứng xử của mình. Những giá trị này kết hợp cùng với kinh nghiệm, kiến thức của các thành viên trong tổ chức sẽ trở thành văn hóa doanh nghiệp.
  • Giữ vững giá trị đặc trưng của doanh nghiệp: giá trị cốt lõi sẽ có ảnh hưởng nhất định tới quyết định của nhà quản trị. 
  • Core value trở nên dễ hiểu và dễ ghi nhớ: khách hàng, đối tác của doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận diện và đánh giá công ty qua trị cốt lõi của họ. 
  • Thúc đẩy phát triển trong tương lai: đây cũng là yếu tố để thu hút và giữ lại những nhân viên có năng lực, có đóng góp với doanh nghiệp. Bởi hình ảnh của nhân viên sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của tổ chức và ngược lại. Các ứng viên sẽ đánh giá giá trị này qua 2 yếu tố: Tổ chức tin tưởng vào điều gì và niềm tin đó được thể hiện như thế nào. 
Nhận trải nghiệm DEMO FREE Nền tảng Quản trị và Điều hành doanh nghiệp toàn diện A-Z: Quản lý trực tuyến nhân sự, công việc dự án, khách hàng, bán hàng, nội bộ trên mobile App/Web App.

Số liệu thống kê về tầm quan trọng của giá trị cốt lõi, trải nghiệm của nhân sự trong doanh nghiệp

  • Trong các doanh nghiệp chú trọng kết nối nhân sự, năng suất công việc được cải thiện từ 20% – 25%. (Nguồn: Viện McKinsey Global)
  • 1/3 nhân sự toàn cầu đồng ý với quan điểm: “Sứ mệnh và mục đích của doanh nghiệp khiến tôi cảm thấy công việc của mình quan trọng, cần đầu tư nhiều công sức”. Nhân sự xác định được tầm quan trọng của việc giúp giảm tỷ lệ vắng mặt, cải thiện chất lượng dịch vụ. (Nguồn: Gallup)
  • 46% người tìm việc cho rằng văn hóa công ty là yếu tố họ cân nhắc giữa các nhà tuyển dụng. (Nguồn: Jobvite)
  • 51% nhân sự tại các doanh nghiệp đang tìm kiếm công việc mới và theo dõi tin tuyển dụng. (Nguồn: Gallup)
  • 67% người trả lời khảo sát thông tin rằng họ cần giao tiếp và trao đổi nhiều hơn với lãnh đạo. (Nguồn: FleishmanHillard)

Tìm đọc chi tiết những lý do doanh nghiệp cần sớm định hình giá trị cốt lõi.

Giá trị cốt lõi là thuật ngữ thường đi kèm với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi là thuật ngữ thường đi kèm với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp

3. 70 giá trị cốt lõi làm nên thành công của 10 công ty lớn nhất thế giới

Các doanh nghiệp lớn họ xây dựng văn hóa của doanh nghiệp như thế nào? Đây là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, các nhà sáng lập cũng xây dựng giá trị cốt lõi dựa trên 2 yếu tố: Sự tin tưởng của tổ chức và hành động để thể hiện niềm tin đó. Dưới đây là top 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới và core value của họ. 

Gợi ý tìm đọc thêm: Trong 18 tháng đầu tiên làm việc, chỉ 1/3 CEO mới được bổ nhiệm, đáp ứng được kỳ vọng về hiệu suất.CEO quản trị: Tư duy và cách quản lý của những nhà lãnh đạo đại tài

3.1 Google

Google có một danh sách 10 giá trị cốt lõi được gọi là “Mười điều đúng đắn chúng tôi tin tưởng”:

10 core value của google theo đuổi
  • Tập trung vào khách hàng và thực hiện mọi điều để đạt mục tiêu này.
  • Tốt nhất là tập trung làm một sản phẩm thật tốt.
  • Nhanh bao giờ cũng tốt hơn chậm.
  • Bình đẳng trong công việc
  • Không nhất thiết phải ngồi tại bàn làm việc.
  • Bạn có thể kiếm nhiều tiền mà không cần làm việc xấu.
  • Thế giới luôn luôn có nguồn thông tin vô hạn.
  • Hãy để mong muốn khám phá của bạn vượt ra ngoài mọi biên giới.
  • Bạn vẫn có thể rất chững chạc mà không cần mặc 1 bộ vest.
  • Chỉ tuyệt vời thôi là chưa đủ tốt

3.2 Amazon

Amazon xác định danh sách 14 giá trị cốt lõi, nguyên tắc lãnh đạo ảnh hưởng đến việc ra quyết định:

  • Mong muốn sâu kín của khách hàng
  • Quyền sở hữu
  • Phát minh và Đơn giản hóa
  • Đúng, rất nhiều
  • Tìm hiểu và tò mò
  • Thuê và phát triển tốt nhất
  • Nhấn mạnh vào các tiêu chuẩn cao nhất
  • Suy nghĩ lớn
  • Thiên vị cho hành động
  • Tiết kiệm
  • Kiếm được niềm tin
  • Lặn sâu
  • Có xương sống; Không đồng ý và cam kết
  • Cung cấp kết quả

3.3 Uber

Tại Uber, các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được gọi là “chuẩn mực văn hóa”:

  • Chúng tôi xây dựng trên toàn cầu, chúng tôi sống tại địa phương.
  • Chúng tôi bị ám ảnh bởi khách hàng.
  • Chúng tôi tôn vinh sự khác biệt.
  • Chúng tôi làm điều đúng đắn.
  • Chúng tôi hành động như những người chủ.
  • Chúng tôi kiên trì.
  • Chúng tôi coi trọng ý tưởng hơn thứ bậc.
  • Chúng tôi đặt cược đậm.

3.4 Nike

Nike sử dụng một tuyên bố sứ mệnh đơn giản (“Mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho mọi vận động viên trên thế giới. Nếu bạn có thân hình đẹp, bạn là vận động viên). Cùng với một danh sách ngắn các giá trị của doanh nghiệp:

Nike sử dung một tuyên bố sứ mệnh đơn giản
  • Chúng tôi dám thiết kế tương lai của thể thao
  • Một nhóm được trao quyền, đa dạng và hòa nhập
  • Thế giới là cộng đồng của chúng ta
  • Một tương lai bền vững công bằng cho mọi vận động viên

Nếu doanh nghiệp bạn tìm kiếm một phương pháp bán hàng và Quản lý quan hệ khách hàng như Nike? Tham khảo ngay Giải pháp Fastwork CRM tự động hóa phễu bán hàng và Quy trình kinh doanh Sale Pipelines

3.5 Netflix

Netflix xác định các giá trị công ty của họ xung quanh triết lý giá trị cốt lõi của nhân viên trong công ty:

  • Sự phán xét
  • Giao tiếp
  • Sự tò mò
  • Lòng can đảm
  • Niềm đam mê
  • Vị tha
  • Sự đổi mới
  • Bao gồm
  • Chính trực
  • Sự va chạm

3.6 Apple

Apple liệt kê các core value của công ty của họ ở chân trang của mỗi trang trên trang web của họ:

  • Khả năng tiếp cận
  • Giáo dục
  • Môi trường
  • Sự hòa nhập và sự đa dạng
  • Riêng tư
  • Trách nhiệm của nhà cung cấp

3.7 Volkswagen

VW đã phát triển các core value công ty của họ với sự tham gia của các nhân viên trên toàn thế giới:

  • Chính hãng
  • Can đảm
  • Hướng đến khách hàng
  • Có hiệu quả
  • Trách nhiệm
  • Cùng với nhau

3.8 Disney

Công ty Walt Disney không sử dụng một danh sách các giá trị công ty mà thay vào đó, kết hợp các tuyên bố về sứ mệnh và core value của họ:

“Sứ mệnh của Công ty Walt Disney là trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp thông tin và giải trí hàng đầu thế giới. Sử dụng danh mục các thương hiệu của chúng tôi để phân biệt nội dung, dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng của chúng tôi, chúng tôi tìm cách phát triển những trải nghiệm giải trí và sản phẩm liên quan sáng tạo, đổi mới và có lợi nhất trên thế giới”.

Thông qua sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp bạn cũng có thể áp dụng phương thức Tự động hóa xử lý dữ liệu khách hàng nhằm đổi mới định hướng và tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình so với đối thủ.

3.9 Microsoft

Microsoft có danh sách 6 giá trị cốt lõi:

6 giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp của Microsoft
  • Sự đổi mới
  • Đa dạng và Hòa nhập
  • Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
  • Từ thiện
  • Môi trường
  • Máy tính đáng tin cậy

3.10 Slack

Slack liệt kê 6 giá trị cốt lõi của công ty thông qua các biểu tượng cảm xúc:

  • Đồng cảm
  • Lịch sự
  • Phát triển
  • Tay nghề
  • Tinh thần
  • Đoàn kết

4. Giá trị cốt lõi của các Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

FastWork tổng hợp giá trị cốt lõi của các Tập đoàn & Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như Vingroup, Tập đoàn Viettel, FPT,…

4.1 Vingroup

Vingroup gồm 6 giá trị cốt lõi:

  • Tín: Lấy chữ Tín làm vũ khí cạnh tranh và bảo vệ chữ Tín như bảo vệ danh dự của chính mình
  • Tâm: Tâm là một trong những nền tảng quan trọng của kinh doanh
  • Trí: Coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển Đề cao tinh thần dám nghĩ, dám làm; Chủ trương xây dựng một “doanh nghiệp học tập”.
  • Tốc: tôn chỉ “tốc độ, hiệu quả trong từng hành động”; Thực hành “quyết định nhanh – đầu tư nhanh – triển khai nhanh – bán hàng nhanh – thay đổi và thích ứng nhanh
  • Tinh: Con người tinh hoa – Sản phẩm/ Dịch vụ tinh hoa – Cuộc sống tinh hoa – Xã hội tinh hoa
  • Nhân: xây dựng các mối quan hệ với tinh thần nhân văn; coi trọng người lao động như là tài sản quý giá nhất; Tạo dựng “Nhân hòa” trên cơ sở công bằng, chính trực và nêu cao sức mạnh đoàn kết.

4.2 Viettel

Năm 2021, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã công bố tái định vị thương hiệu Viettel, với bộ nhận diện gồm logo và slogan mới.

Giai đoạn mới này, giá trị cốt lõi của Viettel Quan tâm (Caring) và Sáng tạo (Innovative) vẫn được tiếp tục được giữ gìn.
Viettel cũng bổ sung thêm nhân tố mới trong giá trị cốt lõi của thương hiệu là Khát khao (Passionate).

4.3 FPT

6 giá trị cốt lõi của FPT gồm:

  • Tôn trọng: Không phân biệt vị trí cao thấp, quan hệ thân sơ; Chấp nhận mọi người như họ vốn có; Tạo điều kiện tối đa để các thành viên được là chính mình.
  • Đổi mới: Không ngừng học hỏi; Nỗ lực dẫn đầu công nghệ mới, sản phẩm mới; Tiếp thu các phương thức quản trị/kinh doanh mới.
  • Đồng đội: Đồng tâm, Tập thể và Chân tình; Chung một mục tiêu chung “vì sự thành công của khách hàng và sự phát triển trường tồn của công ty”.
  • Chí công: Nền tảng quan trọng nhất để lãnh đạo xây dựng niềm tin trong nhân viên.
  • Gương mẫu: Lãnh đạo phải là người thể hiện rõ nét nhất về Tinh thần FPT.
  • Sáng suốt: Tầm nhìn xa và tính quyết đoán.

4.4 EVN Hà Nội

Với tầm nhìn Trở thành doanh nghiệp phân phối điện thuộc nhóm dẫn đầu khu vực ASEAN. Giá trị cốt lõi của EVN Hà Nội được xác định gồm:

  • Chuyên nghiệp: Chuyên là chuyên nghiệp, biểu hiện ở tác phong làm việc, thái độ tập trung, chuyên môn thành thạo, tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp.
  • Tận tâm: Tâm là sự tận tâm, tâm huyết trong công việc; thể hiện trong giao tiếp là biết đặt mình vào địa vị của người đối diện để thấu hiểu và hành xử đúng mực.
  • Hợp lực: Hợp là sự hợp lực, hợp tác, hòa hợp, biết gắn kết, liên kết tạo nên tinh thần đồng đội và sức mạnh tập thể.
  • Chất lượng: Chất là chất lượng, biểu hiện bằng sự hài lòng của các bên liên quan khi giao dịch, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của EVNHANOI.
  • Đổi mới: Mới là sự đổi mới, là tư duy sáng tạo, thúc đẩy sáng kiến trên cơ sở mang lại giá trị, lợi ích cho khách hàng và cộng đồng.
  • Bền vững: Bền là tính bền vững, luôn tiếp cận các vấn đề và hành động vì mục tiêu lâu dài, sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt vì những giá trị bền lâu.

4.5 Tập đoàn Hòa Phát

Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là triết lý Hòa hợp cùng Phát triển. Điều này thể hiện trong mối quan hệ giữa các cán bộ công nhân viên, giữa Tập đoàn và đối tác, đại lý, cổ đông và cộng đồng xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan trên cùng một con thuyền, hướng tới sự phát triển bền vững.

5. Gợi ý cách thiết lập giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp

Dưới đây là 5 bước thiết lập giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp được FastWork tổng hợp & biên dịch, hy vọng giúp ích với nhà quản lý.

  1. Tham khảo ý kiến từ cộng sự & nhân viên của bạn: Đặt câu hỏi cho nhân sự của bạn, trong môi trường làm việc điều gì quan trọng nhất với họ, yếu tố họ ưu tiên khi tương tác với khách hàng, họ yêu thích doanh nghiệp ở những điểm gì, nhân sự mong muốn doanh nghiệp cải thiện vấn đề nào?
  2. Tham khảo ý kiến từ khách hàng: Trò chuyện & gửi biểu mẫu thăm dò ý kiến từ khách hàng, nhờ khách hàng phản hồi về: Lý do họ chọn doanh nghiệp bạn? Điểm nổi bật của doanh nghiệp? Điều gì khiến họ quay trở lại với doanh nghiệp của bạn?
  3. Đánh giá lại doanh nghiệp: Nhìn lại & đánh giá những sự kiện, vấn đề nổi cộm trong doanh nghiệp – điểm tích cực & tiêu cực. Thu thập các luồng thông tin tích cực trong doanh nghiệp để xác định giá trị cốt lõi cơ bản.
  4. Tiếng nói thương hiệu của doanh nghiệp: Xây dựng giá trị cốt lõi phù hợp với tiếng nói thương hiệu
  5. Phổ biến giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp: Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cần được phổ biến rộng rãi, làm cho chúng hiển thị ở những vị trí nổi bật trong văn phòng. Bắt đầu cuộc họp bằng slide các giá trị cốt lõi, tạo cơ hội cho nhân sự cảm thấy họ là một phần trong các giá trị đó.

Để phổ biến giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, nhà quản lý có thể tham khảo phần mềm truyền thông và thông báo nội bộ: truyền tải thông điệp trong doanh nghiệp diễn ra nhanh, đúng người đúng thông điệp, quản lý tập trung, dễ dàng tìm kiếm.

6. 10 Kinh nghiệm xây dựng giá trị cốt lõi cho thương hiệu Doanh nghiệp – đúc kết từ các chuyên gia hàng đầu Thế giới

FastWork đã tổng hợp những nhận định, quan điểm cũng như kinh nghiệm từ các CEO hàng đầu về cách thức xây dựng giá trị cốt lõi. Mời bạn tìm đọc cụ thể 10 kinh nghiệm tại đây.

7. Một số câu hỏi thường gặp về Core Values của Doanh nghiệp

  • Sự khác biệt giữa quy tắc ứng xử và các giá trị của công ty là gì? Quy tắc ứng xử là danh sách những việc nên làm và không nên làm quy định cách mọi người phải cư xử như thế nào, trong khi các giá trị là một tập hợp các nguyên tắc hướng dẫn xác định tư duy mà mọi người nên nghĩ tới đầu tiên khi đưa ra các quyết định trong doanh nghiệp.
  • Một công ty nên có bao nhiêu giá trị cốt lõi? Các giá trị của doanh nghiệp nên rõ ràng và dễ nhớ. Giá trị cốt lõi trong các doanh nghiệp thường dao động từ 3-10.
  • Làm thế nào để phát triển giá trị cốt lõi của công ty? Các công ty quy mô nhỏ phát triển các giá trị của công ty chỉ đơn giản bằng cách làm việc cùng nhau và hiểu điều gì là quan trọng đối với nhóm, điều họ quan tâm và cách mọi người muốn làm việc cùng nhau. Khi công ty không ngừng phát triển quy mô, điều quan trọng trong phát triển giá trị cốt lõi là luôn phải chia sẻ, thúc đẩy các giá trị hiển thị ở mọi hoạt động trong doanh nghiệp.
  • Làm thế nào để nhân viên mới hiểu được các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp? Ghi chép, trình bày, thông báo và thường xuyên nhắc đến, nhấn mạnh các giá trị cốt lõi. Các giá trị này cũng cần được gắn vào văn hóa công ty.
    Gợi ý bạn một số cách để chia sẻ giá trị cốt lõi với nhân sự: Chia sẻ qua các kênh E-mail, mạng nội bộ, website của công ty, cuộc họp, sổ tay nhân sự, biển báo digital, áp phích, bản tin, hệ thống mạng xã hội của doanh nghiệp…

8. Kết luận

Những thông tin vừa rồi chắc hẳn đã giúp các CEO, nhà quản trị và khách hàng hiểu rõ hơn về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Điều này cũng giúp người đọc hiểu hơn rằng tại sao giá trị cốt lõi lại quan trọng với doanh nghiệp đến vậy và những giá trị cốt lõi đến từ những công ty hàng đầu trên thế giới sẽ giúp các nhà quản trị tạo ra giá trị riêng cho doanh nghiệp mình.

Bạn đừng quên thường xuyên cập nhật thêm kiến thức về quản trị, kinh doanh trên FastWork.vn nhé. Chúc doanh nghiệp phát triển ngày một vững mạnh!

Bên cạnh đó, ngoài xây dựng chiến lược cốt lõi, để phát triển vững bền, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản trị và vận hành bài bản, thống nhất. Bên cạnh cách quản lý truyền thống, trong bối cảnh 4.0 doanh nghiệp cần có nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện, tập trung dữ liệu, quản lý thống nhất, xuyên suốt, đáp ứng nhu cầu quản lý tinh gọn và tối ưu.

Nền tảng công nghệ FastWork.vn cung cấp hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện bao gồm:

  • Quản trị công việc và dự án
  • Quản trị nhân sự
  • Quản trị nội bộ
  • Quản trị quan hệ khách hàng và bán hàng

Qúy doanh nghiệp quan tâm đến các Giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể FastWork.vn, vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây!

Đăng ký tư vấn

 

Leave a Reply