Hướng dẫn xác định giá trị cốt lõi doanh nghiệp dành cho CEO

By 24 Tháng Mười Một, 2020Tháng Sáu 22nd, 2022Business Hack, Kiến thức

Giá trị cốt lõi giúp nhà quản trị định hình văn hóa công ty, tác động tới chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, nó còn là kim chỉ nam, định hướng đội ngũ nhân sự đi theo mục tiêu đồng nhất và rõ ràng.

Doanh nghiệp sẽ không thể xây dựng một đội ngũ chuyên môn cao, cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời, liên tục đổi mới và cải tiến sản phẩm nếu chưa chia sẻ giá trị của công ty với nhân viên.

Ngoài ra, giá trị then chốt còn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nhân tài. 46% ứng viên cho biết văn hóa công ty là yếu tố khiến họ quyết định ứng tuyển hay không.

Không còn nghi ngờ gì, các nhà quản trị đều khẳng định xây dựng doanh nghiệp vững mạnh bắt đầu bằng việc xây dựng văn hóa công ty phản ánh giá trị then chốt.

Giá trị cốt lõi là gì?

Hiểu đúng về giá trị then chốt trong doanh nghiệp
Hiểu đúng về giá trị then chốt trong doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi được hiểu là niềm tin, triết lý, nguyên tắc thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp. Nó tác động tới trải nghiệm, mối quan hệ mà công ty xây dựng với đội ngũ nhân viên, khách hàng, đối tác, cổ động.

Giá trị then chốt này tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp trên thị trường. Đây cũng là lý do vì sao mỗi khi quyết định bất kỳ hoạt động nào, bạn cần cân nhắc tới giá trị then chốt. Nhà quản trị cần hiểu rằng, không thể yêu cầu nhân viên tuân theo các quy định của công ty nếu chính hoạt động kinh doanh của công ty không tuân theo quy định đó. 

Giá trị cốt lõi của nhân viên

Mỗi nhân viên, từ cấp lãnh đạo tới nhân viên đều cần xác định các giá trị của bản thân. Tiếp đến, họ cần hiểu sâu sắc giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Có như vậy, người nhân viên mới có thể ghép nối giữa giá trị bản thân với giá trị của doanh nghiệp. Nhờ đó, mọi quyết định họ đưa ra trong công việc sẽ phù hợp với định hướng và mục tiêu chung của công ty. Ngoài ra, khi giá trị cá nhân tương đồng với giá trị của doanh nghiệp, người nhân viên sẽ có nguồn động lực để làm việc tốt hơn.

Giá trị trọng yếu của doanh nghiệp

Giá trị này không chỉ tác động tới nguồn nhân lực và khách hàng. Nó còn tác động tới mọi khía cạnh kinh doanh, từ nhóm sản phẩm đang phát triển tới chiến lược bán hàng, tiếp thị. Giá trị then chốt sẽ là xương sống xuyên suốt bộ máy của doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần và hỗ trợ nhân viên sáng tạo, đi tới thành công.

Những giá trị cốt lõi thường thấy trong doanh nghiệp

Mỗi công ty sẽ lựa chọn những giá trị phù hợp với mô hình và loại hình kinh doanh. Tuy nhiên, có một số giá trị phổ biến chúng ta thường thấy. Đó là các giá trị được xây dựng theo tiêu chí lấy khách hàng và đội ngũ nhân viên làm trung tâm.

Những giá trị nòng cốt mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
Những giá trị nòng cốt mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
  • Chính trực không lừa dối vụ lợi trên niềm tin của đối tác
  • Táo bạo trong quyết định khiến đối tác bất ngờ và hài lòng
  • Trung thực không lừa lọc dối trá
  • Tạo dựng niềm tin bền vững
  • Luôn sẵn sàng giải trình khi có sự cố xảy ra
  • KHông ngừng lắng nghe tiếp thu góp ý nâng cao chất lượng
  • Thấu hiểu tâm lý khách hàng
  • Biết cân bằng mọi công việc và hoạt động ở mức ổn định
  • Niềm nở hòa đồng tạo thiện cảm cho đối tác muốn gắn bó
  • Ý thức trách nhiệm kỷ cương vững chắc
  • Độc quyền về sở hữu
  • Liên tục cải tiến theo sự thay đổi tích cực
  • Tài năng lãnh đạo và tiềm lực nhân sự
  • Chất lượng dịch vụ 
  • Có lòng can đảm niềm tin phát triển trước những thử thách
  • Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật khi mắc lỗi
  • Luôn chí công vô tư bài trừ tư duy ích kỷ sống vì cá nhân bỏ quên tập thể

Đề xuất đọc thêm: 10 Kinh nghiệm xây dựng giá trị cốt lõi cho thương hiệu Doanh nghiệp – đúc kết từ các chuyên gia hàng đầu Thế giới

7 lợi ích giá trị cốt lõi đưa doanh nghiệp chạm tới thành công

 7 lợi ích giá trị cốt lõi đưa doanh nghiệp chạm tới thành công
7 lợi ích giá trị cốt lõi đưa doanh nghiệp chạm tới thành công

Giá trị trọng tâm giống như chiếc chìa khóa, đưa toàn bộ đội ngũ nhân sự làm việc theo chiến lược mục tiêu, gắn kết và được thúc đẩy mạnh mẽ.

Giá trị trọng tâm của doanh nghiệp là cơ sở để nhân viên đưa ra quyết định chính xác

Giá trị then chốt cung cấp cho nhân viên một chỉ dẫn rõ ràng và cảm giác an toàn trong công việc. Từ đó, nhân viên dễ dàng đưa ra những quyết định đúng đắn phù hợp với tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này là vô cùng quan trọng. Trong một môi trường đầy biến động và thay đổi chóng mặt về công nghệ, xã hội thì giá trị cốt lõi chính là hằng số cần thiết để đội ngũ nhân viên không đi chệch hướng.

>>> Xem thêm bài viết: Tổng hợp Các loại chiến lược marketing cần cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cải thiện chỉ số kết nối – giao tiếp của nhân viên

Kết nối chính là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng văn hóa công ty, cải thiện sự hài lòng của nhân viên, tăng gắn kết. Nếu doanh nghiệp không có giá trị cốt lõi rõ ràng, người quản trị không thể truyền đạt nhất quán tới nhân viên. Điều này dễ gây ra những nhầm lẫn. Ngược lại, khi hiểu được những giá trị then chốt của doanh nghiệp, nhân viên sẽ cởi mở hơn, tự tin giao tiếp, làm việc theo định hướng.

Giá trị cốt lõi tác động trực tiếp tới động lực và sự gắn kết của nhân viên

Vì sao sự kết nối giữa công ty và người lao động dựa trên giá trị then chốt sẽ tăng động lực và gắn kết? Khi nhà quản trị giải thích cho đội ngũ nhân sự hiểu được lý do họ theo đuổi giá trị trọng tâm, họ sẽ làm việc chăm chỉ và nhiệt huyết hơn. Một báo cáo đã chỉ ra rằng, nhân viên gắn kết lâu dài với công ty là người hiểu sâu sắc nhất những gì công ty mong đợi. Khi đó, mục tiêu cá nhân và mục tiêu của công ty được thiết lập trùng khớp với nhau. Nếu bạn chưa biết cách làm thế nào để nhân sự trong team liên kết với nhau, gợi ý bạn tham khảo 73 ý tưởng gắn kết nhân sự được FastWork tổng hợp.

Khách hàng cũng thấu hiểu mục tiêu công ty bạn đang theo đuổi

Giá trị cốt lõi giúp công ty của bạn làm rõ bản sắc thương hiệu và truyền tải thông điệp tới khách hàng. Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ với khách hàng dựa trên những giá trị mà doanh nghiệp đó đang chia sẻ. Như vậy, mối quan hệ sẽ trở nên bền chặt vì được tạo dựng từ niềm tin và nguyên tắc chung.

Thu hút và giữ chân nhân tài 

Việc xây dựng giá trị then chốt giúp doanh nghiệp xác định một ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty không ngay trong buổi phỏng vấn. Bản thân ứng viên trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển cũng tham khảo rất nhiều về công ty của bạn. Họ xem xét trên các diễn đàn, mạng xã hội để lựa chọn xem công ty sắp ứng tuyển có phù hợp hay không? Gợi ý bạn tham khảo thêm bài viết Hiền tài là nguyên khí của doanh nghiệp: Chiến lược giữ chân nhân viên

Thu hút khách hàng có cùng tầm nhìn và mục tiêu

Làm thế nào thu hút khách hàng tiềm năng? Trong số rất nhiều các đối tác trên thị trường, khách hàng tiềm năng có thể sẽ lựa chọn doanh nghiệp của bạn. Điều đó là do họ tìm thấy điểm tương đồng trong giá trị then chốt và mong muốn hợp tác lâu dài.

Giá trị cốt lõi là định hướng cho team marketing và truyền thông nội bộ

Mục tiêu chung là định hướng cho team marketing và truyền thông nội bộ
Mục tiêu chung là định hướng cho team marketing và truyền thông nội bộ

Khi nhà quản trị đưa ra giá trị nòng cốt, người làm marketing và truyền thông nội bộ có thể truyền tải thông điệp rõ ràng về doanh nghiệp. Thông điệp trong và ngoài doanh nghiệp đều nhất quán. Điều này giúp văn hóa doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh và tác động tích cực tới thương hiệu. Những tác động này sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp thu hút và tạo niềm tin với cộng đồng khách hàng lớn hơn.

Nhà quản trị không nên xây dựng Giá trị cốt lõi theo tiêu chí “để cho có”. Hãy chú trọng vào điều này vì nó đang tác động trực tiếp lên doanh thu của công ty. Các giá trị sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, gắn kết nhân viên và giúp chinh phục mọi thị trường khó khăn nhất.

>>> Xem thêm bài viết:

Leave a Reply