Chiến lược đại dương xanh là gì? Phân biệt với chiến lược “Đại dương đỏ”

By 16 Tháng Một, 2021Tháng Năm 18th, 2023Chưa được phân loại, Kiến thức, Sales & Marketing

Trong thời buổi kinh tế thị trường, cung vượt cầu, các doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh trên cùng một thị trường rộng lớn. Nhà quản lý cần có chiến lược chiếm lĩnh các thị trường ngách, thị trường mà doanh nghiệp mình có thể nắm thế “độc quyền”. Họ cần tạo ra các “đại dương xanh” nhằm mang đến lợi nhuận và sức ảnh hưởng. Vậy chiến lược đại dương xanh là gì có khác biệt gì với  “Đại dương đỏ”.

Chúng tôi sẽ phân tích điểm tương đồng và khác biệt trong bài viết sau đây. 

Chiến lược Đại dương xanh là gì?

“Đại dương xanh” được hiểu là chiến lược phát triển và mở rộng thị trường mà trong đó không có hoặc có ít đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này cần tìm ra và theo đuổi một thị trường mới mà chưa có doanh nghiệp nào đi theo hoặc sự cạnh tranh không đáng kể.

Đại dương xanh là những khoảng trống thị trường đầy giá trị tiềm năng

“Đại dương xanh” là tâm huyết được đúc kết và nghiên cứu của 2 giáo sư Mauborgne và Kim đến từ Viện INSEAD (Pháp) sau nhiều năm. 

Đặc điểm của chiến lược Đại dương xanh là gì?  Nguyên lý xây dựng chiến lược đại dương xanh mang các đặc điểm cơ bản sau đây: 

  • Không cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, chiến lược này tạo ra một thị trường không có cạnh tranh hoặc sức cạnh tranh thấp
  • Không đánh bại đối thủ cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh trở nên không cần thiết hoặc không còn
  • Không chú trọng khai thác các nhu cầu của phần đông khách hàng hiện có trên thị trường lớn, tập trung vào việc tạo ra và giành lấy các nhu cầu từ đối tượng khách hàng mới
  • Không cố gắng để cân bằng giá trị/chi phí mà chuyển hướng sang phá vỡ cân bằng giá trị/chi phí
  • Không đặt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc theo đuổi chi phí thấp

Chiến lược “Đại dương xanh” là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số, có quá nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh trên một thị trường. Hiểu một cách đơn giản “Đại dương xanh” mở ra thị trường ngách nơi mà doanh nghiệp có thể chiếm thế độc quyền trong việc cung cấp sản phẩm. Tại thị trường ngách này doanh nghiệp không phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ cạnh tranh.

Tải Ebook Free: Chiến lược Đại dương xanh – Làm thế nào để tạo khoảng trống thị trường và vô hiệu hóa cạnh tranh?

Lợi ích của chiến lược Đại dương xanh

“Đại dương xanh” mang tới những định hướng và chiến lược phát triển rõ ràng nhất cho hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Trong thời buổi nền kinh tế thị trường, “Đại dương xanh” mở ra cơ hội để các doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững trước các đối thủ cạnh tranh. Xem thêm Tóm tắt Chiến lược Đại dương xanh – chìa khóa vượt suy thoái

Nền tảng của chiến lược “Đại dương xanh”

“Đại dương xanh” tạo ra bước chuyển mình về giá trị cho doanh nghiệp cũng như khách hàng mục tiêu thông qua việc mở ra thị trường mới không có đối thủ cạnh tranh. 

Nền tảng của chiến lược Đại dương xanh là gì? Đổi mới giá trị được xem là nền tảng quan trọng nhất của chiến lược “Đại dương xanh”. Nhờ quy trình này doanh nghiệp chuyển từ việc tập trung nguồn lực cho việc đánh bại đối thủ cạnh tranh cùng ngành, sang việc làm cho cạnh tranh trở nên không cần thiết và quan trọng nữa. 

Đại dương xanh” mang tới định hướng kinh doanh tối ưu cho doanh nghiệp

Đổi mới giá trị đòi hỏi các doanh nghiệp cần có tư duy và kế hoạch triển khai chiến lược mới để hình thành nên “Đại dương xanh”, tránh việc cạnh tranh khắc nghiệt. Việc đánh đổi giá trị không tuân theo nguyên tắc đánh đổi giữa giá trị và chi phí.

Nhiều người vẫn cho rằng các doanh nghiệp hoặc là tạo ra giá trị thấp với chi phí thấp hơn hoặc tạo ra giá trị lớn hơn với chi phí cao hơn. Tuy nhiên đối với chiến lược “đại dương xanh”, nhà quản lý cần lựa chọn đồng thời khác biệt hóa và chi phí thấp.

Nghiên cứu của W.Chan Kim và Mauborgne chỉ ra rằng: Một doanh nghiệp thành công khác với các doanh nghiệp thất bại ở chỗ họ biết hình thành và tận dụng chiến lược “đại dương xanh”. Sự khác biệt ở đây không phải là công nghệ rất tân tiến hay xâm nhập thị trường đúng thời điểm mà là nhờ sự đóng góp của những yếu tố đó.

Đổi mới giá trị được hình thành khi các doanh nghiệp biết cân đối sự đổi mới với tính hữu dụng, giá cả, và chi phí. Nhà quản lý cần gắn chặt sự đổi mới với giá trị theo cách này mới có thể thu lại được kết quả như mong muốn. 

Quản lý chặt chẽ dòng tiền trong doanh nghiệp nhờ phần mềm quản lý thu chi

Thời điểm nào cần điều chỉnh chiến lược đại dương xanh?

Thương trường cũng khốc liệt như chiến trường, phần lớn các chiến lược đại dương xanh đều bị các doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh bắt chước và làm theo. Vào lúc này các đại dương xanh dần biến thành đại dương đỏ do sự cạnh tranh của các đối thủ đi sau. Doanh nghiệp cần tiến hành cải tiến, điều chỉnh tái đổi mới cho giá trị chiến lược. 

Khi các đối thủ cạnh tranh bắt đầu tiến vào xâm lấn thị trường ngách của doanh nghiệp, nhà quản lý cần nhanh nhạy và có các  phản ứng tức thì nhằm bảo vệ thi phần của mình. Cạnh tranh thực sự ngày một gay gắt, nhà quản lý cần giám sát được giá trị của doanh nghiệp mình trên bản đồ chiến lược để tránh các cạm bẫy.

Thông qua giá trị trên bản đồ chiến lược, chủ doanh nghiệp có thể xác định được khi nào cần tiến hành tái đổi mới. Đường giá trị cảnh báo thời điểm mà doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược “Đại dương xanh” mới. Điều này thể hiện khi mà đường cong giá trị của doanh nghiệp dần hội tụ với đường giá trị của đối thủ. 

Thông qua việc giám sát đường giá trị, doanh nghiệp có thể tránh được việc tìm kiếm một “Đại dương xanh” khác khi mà vẫn có thể khai thác được nhiều lợi nhuận ở đại dương hiện tại. Khi đường giá trị vẫn còn phân kỳ, nhà quản lý cần chống lại cám dỗ của việc tái đổi mới giá trị.

Vào lúc này doanh nghiệp cần tập trung khai thác, đào sâu, mở rộng các hướng kinh doanh bằng việc cải tiến hoạt động, mở rộng địa bàn nhằm chiếm được nhiều thị phần hơn. Doanh nghiệp cần bơi được càng xa càng tốt hướng tới mục tiêu thống trị đại dương xanh trước khi đối thủ cạnh tranh càng ngày càng tốt và đông đảo hơn. 

>>> Tham khảo Hưỡng dẫn xây dựng kế hoạch bán hàng theo chiến lược đại dương xanh

Thời điểm nào cần điều chỉnh chiến lược đại dương xanh?
Thời điểm nào cần điều chỉnh chiến lược đại dương xanh?

Hiểu một cách đơn giản nhất: Đại dương đỏ là thị trường lớn, nơi tập trung tất cả các đối tượng khách hàng và đối thủ cạnh tranh; Đại dương xanh là thị trường ngách nhỏ, nơi tập trung nhóm khách hàng mục tiêu và không có hoặc có ít đối thủ cạnh tranh.

Nói cách khách đại dương đỏ là giống như miếng bánh lớn có sẵn mà tất cả các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực cùng nhau giằng xé. Còn đại dương xanh lại là miếng bánh do chính doanh nghiệp tạo ra và hưởng thụ. 

Chiến lược đại dương đỏChiến lược đại dương xanh
Cạnh tranh trong khoảng thị trường hiện đạiTạo ra khoảng thị trường không có đối thủ cạnh tranh
Đánh bại đối thủ cạnh tranhLàm cho việc cạnh tranh trở nên không cần thiết, ít ảnh hưởng hoặc không quan trọng
Khai thác nhu cầu hiện tạiTạo ra và nắm bắt nhu cầu mới
Các doanh nghiệp phải chấp nhận đánh đổi giữa giá trị, lợi ích mang lại và chi phí bỏ raPhá vỡ mối liên quan đánh đổi giữa giá trị mang lại và chi phí bỏ ra
Toàn bộ hoạt động của tổ chức được thực hiện và điều chỉnh theo chiến lược lựa chọn: Thực hiện chiến lược khác biệt so với đối thủ cạnh tranh hoặc là chiến lược chi phí thấpĐiều chỉnh toàn bộ hoạt động của tổ chức nhằm theo đuổi cả chiến lược khác biệt hóa và chi phí thấp

Đại dương xanh

Người đọc qua giải thích và so sánh trên đã phần nào hiểu được chiến lược đại dương xanh là gì. Đại dương xanh là những khoảng trống thị trường đầy giá trị tiềm năng, chưa được khai phá, mang đến vô số cơ hội phát triển cho doanh nghiệp, hứa hẹn mang đến lợi nhuận cao.

Với mô hình đại dương này, sự cạnh tranh là chưa cần thiết, bởi luật chơi được thiết lập bởi người tạo ra chúng. Đại dương xanh giúp các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm đến khách hàng tiềm năng mà không cần lo lắng về đối thủ. 

Đại dương đỏ

Đại dương đỏ chính là thị trường truyền thống, thị trường lớn thông thường đã được khai thác rất sâu và rất lâu, đã bị các đối thủ cạnh tranh lấp đầy. Trong đại dương đỏ, các doanh nghiệp cần tuân thủ và chấp nhận các quy luật cạnh tranh và dè chừng các ranh giới đã được thiết lập.

Để chiếm được thị phần lớn hơn trên thị trường các doanh nghiệp phải tìm cách biến mình trở nên nổi trội. Đại dương đỏ bao gồm nhiều phân khúc, khả năng thu lợi nhuận và tăng trưởng thường thấp hơn. 

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc chiến lược đại dương xanh là gì. Đại dương xanh được xem là chiến lược sống còn giúp các doanh nghiệp tồn tại, phát triển trong thời buổi nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt. Với chiến lược này các doanh nghiệp có thể mở ra thị trường độc quyền của chính mình và thu lợi nhuận cao. 

Chúc doanh nghiệp thành công !

>>> Tham khảo thêm Nguyên lý hướng dẫn xây dựng chiến lược đại dương xanh trong TMĐT

Tải miễn phí 25 Tài liệu/Giáo trình chọn lọc Đào tạo và Bồi dưỡng Nguồn nhân lực SMEs: Nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh doanh, Lập kế hoạch kinh doanh, Những vấn đề về thị trường và marketing trong khởi sự doanh nghiệp, Tổ chức và điều hành doanh nghiệp, Kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành lập doanh nghiệp, Quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp, Những vấn đề cơ bản về quản trị doanh nghiệp, Quản trị chiến lược, Quản trị nhân sự…

Tìm hiểu nền tảng FastWork với 4 phân hệ chính: Quản lý công việc và dự án, quản trị nhân sự, quản trị nội bộ và quản trị quan hệ khách hàng & bán hàng.

Hơn 3500 doanh nghiệp đã tin tưởng triển khai FastWork. Đăng ký tư vấn để nhận DEMO FREE.

Leave a Reply