Hợp đồng thử việc có là hợp đồng lao động không là thắc mắc của rất nhiều nhân sự cũng như doanh nghiệp. Về cơ bản đây đều là hợp đồng làm việc được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên về chi tiết hai loại hợp đồng này lại có sự khác biệt to lớn về nội dung cũng như quy định thực hiện.
Tại bài viết sau đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho thắc mắc hợp đồng thử việc có phải hợp đồng lao động không?
So sánh Hợp đồng thử việc và Hợp đồng lao động
Để xác định hợp đồng thử việc có là hợp đồng lao động không chúng ta cần tìm hiểu cụ thể về cả hai loại hợp đồng này. Để các người đọc có cái nhìn khách quan hơn, chúng tôi sẽ cung cấp bản so sánh những điểm khác nhau giữa hai hình thức hợp đồng này. Cụ thể hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động có sự khác biệt dựa trên các tiêu chí sau đây:
Khái niệm
Hợp đồng thử việc: Hợp đồng thử việc là thỏa thuận giữa người lao động (nhân viên thử việc) và người sử dụng lao động (doanh nghiệp, đơn vị thuê nhân viên). Thỏa thuận bao gồm việc làm thử các công việc mà sau này khi được nhận chính thức người lao động sẽ thực hiện. Quyền và nghĩa vụ trong quá trình thử việc sẽ được 2 bên người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận, trao đổi và thống nhất với nhau.
Hợp đồng lao động: HĐLĐ vẫn là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động dựa trên việc làm mà người lao động sẽ đảm nhận. Nội dung HĐLĐ bao gồm các mục về lương, điều kiện làm việc, quyền lợi được hưởng, nghĩa vụ phải làm của người lao động và các nghĩa vụ và quyền hạn mà người sử dụng lao động được thực hiện. Trong hợp đồng sẽ nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai nên trong quan hệ lao động.
Thời hạn hợp đồng
Hợp đồng thử việc có là hợp đồng lao động không? HĐTV và HĐLĐ có sự khác nhau rõ ràng về thời hạn hợp đồng. Cụ thể:
Quy định về Hợp đồng thử việc có thời hạn bao lâu? Theo quy định tại Điều 27 BLLĐ 2012 như sau:
- Thời gian thử việc tối đa 60 ngày đối với các vị trí, chức danh công việc yêu cầu trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên;
- Đối với các công việc, chức danh yêu cầu trình độ chuyên môn từ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, nhân viên nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật, thời gian thử việc không được quá 30 ngày.
- Đối với các công việc không yêu cầu chuyên môn, công việc khách, thời gian thử việc không được quá 6 ngày;
- Đối với các công việc mang tính thời vụ người lao động không cần thử việc.
Đối với hợp đồng lao động: Thời hạn hợp đồng đối với từng loại HĐLĐ sẽ có mức thời gian khác nhau. Thời gian có thể kéo dài tùy theo loại hợp đồng được kết giao. Thông thường bao gồm các loại hợp đồng lao động trên 12 tháng đến dưới 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời gian.
Xem thêm; Quy định mới nhất về thời gian thử việc cho người lao động năm 2021
Phạm vi giao kết hợp đồng
Đối với mẫu hợp đồng thử việc: Theo quy định tại Điều 26 BLLĐ 2012, đối với các trường hợp người lao động làm việc theo mùa vụ, lao động thời vụ, không cần và không được kết giao hợp đồng thử việc.
Đối với hợp đồng lao động: Theo quy định tại Điều 22 BLLĐ 2012 phạm vi kết giao hợp đồng bao gồm: Hợp đồng có thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ; Hợp đồng không thời hạn; Hoặc hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Quy định về đóng bảo hiểm
Theo quy định về hợp đồng thử việc tại Điều 22 BLLĐ 2012, người sử dụng lao động không cần đóng các loại bảo hiểm như: BHXH, BHYT, BHTS,… cho người lao động. Bản thân người lao động cũng không cần tham gia đóng bảo hiểm.
Đối với hợp đồng lao động: Người sử dụng lao động phải đóng đầy đủ các loại bảo hiểm như: BHXH, BHYT, BHTS,… cho người lao động chính thức của mình. Người lao động phải tham gia đóng bảo hiểm theo thỏa thuận hoặc quy định của đơn vị.
Nội dung trong HĐTV và HĐLĐ
Nội dung theo form hợp đồng thử việc bao gồm:
- Tên, địa chỉ người sử dụng lao động hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định;
- Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, số CMND và giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
- Công việc, chức danh, vị trí và địa điểm làm việc;
- Thời hạn thử việc;
- Mức lương thử việc, hình thức, thời gian trả lương cùng các khoản phụ cấp và bổ sung khác;
- Thời gian làm việc, thời gian nghỉ, số ngày nghỉ;
- Trang bị bảo hộ cho người lao động.
Các quy định này được căn cứ dựa trên các điểm a, b, c, d, đ, g và h tại khoản 1 Điều 23 BLLĐ 2012.
Tham khảo: Những quy định về Hợp đồng thử việc: Người lao động và Nhân sự cần biết
Nội dung chính trong HĐLĐ bao gồm:
- Tên, địa chỉ người sử dụng lao động hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định;
- Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, số CMND và giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
- Công việc, chức danh, vị trí và địa điểm làm việc;
- Thời hạn làm việc;
- Mức lương thử việc, hình thức, thời gian trả lương cùng các khoản phụ cấp và bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- Thời gian làm việc, thời gian nghỉ, số ngày nghỉ;
- Trang bị bảo hộ cho người lao động;
- Chế độ đóng BHXH, BHYT;
- Các chế độ đãi ngộ và phúc lợi khác;
- Lộ trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Các nội dung trên được quy định tại Điều 23 BLLĐ 2012.
Mức lương
Đối với HĐTV: Theo quy định tại Điều 28 BLLĐ 2012 mức lương của người lao động trong thời gian thử việc không được thấp hơn 85% so với mức lương của công việc khi được nhận vào làm chính thức.
Đối với HĐLĐ: Mức lương không được thấp hơn mức tối thiểu vùng bao gồm các khoản như: Mức lương theo công việc, vị trí, chức vụ, kèm thêm các khoản phụ cấp và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.
Số lần giao kết hợp đồng
Hợp đồng thử việc được ký mấy lần: Theo quy định người sử dụng lao động chỉ được ký kết 1 lần đối với một người lao động tại một vị trí công việc.
Đối với HĐLĐ: Đối với các HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ mùa vụ hoặc HĐLĐ theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, hai bên người sử dụng lao động và người lao động cần ký kết hợp đồng lao động mới.
Trường hợp không ký HĐLĐ, xác định thời hạn ban đầu trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. HĐLĐ mùa vụ hoặc HĐLĐ theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, trở thanh HĐ XĐTH với thời hạn 24 tháng.
Chấm dứt hợp đồng
Đối với HĐTV: Trong thời gian thử việc hoặc hết thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước cho bên kia.
Đối với HĐLĐ: Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc đến hạn hết hợp đồng lao động sẽ được xử lý theo quy định tại Theo Điều 37, Điều 38 BLLĐ 2012.
Hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động không?
Câu hỏi được đặt ra là Hợp đồng thử việc có là hợp đồng lao động không? Qua so sánh giữa HĐTV và HĐLĐ trên đây có thể khẳng định HĐTV KHÔNG PHẢI là HĐLĐ. Căn cứ Khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP, Hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động. Cách tính thời gian làm việc chính thức không bao gồm thời gian thử việc. Thời gian làm việc thực tế chỉ được tính từ khi ký hợp đồng lao động chính thức.
HĐTV chỉ là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về vị trí công việc làm thử do 2 bên thống nhất.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc hợp đồng thử việc có là hợp đồng lao động đến quý vị và các bạn. Người lao động cũng như người sử dụng lao động cần nắm bắt cụ thể các quy định trên nhằm bảo vệ quyền lợi và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
Mời doanh nghiệp tìm hiểu và ứng dụng Giải pháp nhân sự HRM toàn diện và tiết kiệm nhất nhằm tháo gỡ nhiều nút thắt trong Quản lý nhân sự mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Liên hệ Hotline 0983 08 97 15 hoặc truy cập website Fastwork.vn để được tư vấn giải pháp doanh nghiệp miễn phí.
Chúc doanh nghiệp thành công !