Tổng Hợp Kiến Thức Cần Biết Về Business Development Trong Doanh Nghiệp SME

By 11 Tháng Mười Một, 2020Tháng Ba 5th, 2021Kiến thức, Sales & Marketing

Với hầu hết các doanh nghiệp, phát triển kinh doanh (Business Development) là vị trí nhân sự rất quan trọng. Tuy nhiên, nhà quản lý đã thực sự hiểu rõ về vị trí này chưa? 

Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và những công việc chính mà một nhân viên nhân viên kinh doanh trong doanh nghiệp.

Business Development là gì? Mô tả công việc chính của BD

Nhân sự đảm nhận vị trí Business Development chính là người phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp. Đây là nhân tố trọng tâm giúp tạo ra giá trị cho doanh nghiệp từ yếu tố các mối quan hệ như khách hàng và thị trường.

Nói một cách đơn giản thì đây chính là người lên những ý tưởng, kế hoạch hoạt động cho công ty. Dùng những ý tưởng độc đáo và kế hoạch cụ thể để gia tăng lợi nhuận và mở rộng mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó, vị trí Business Development sẽ xây dựng thêm nhiều mối quan hệ với các công ty đối tác để có những chiến lược kinh doanh tốt nhất. Tất cả các hoạt động đó nhằm mục đích đưa doanh nghiệp lên một đà phát triển mạnh mẽ. 

Vị trí nhân viên phát triển thị trường

Công việc chính của một Business Development

Yêu cầu của một nhân viên phát triển kinh doanh phải là một người làm cầu nối tốt giữa khách hàng và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó nhân viên kinh doanh mang trách nhiệm chủ chốt tới việc phát triển doanh nghiệp. Với công việc đưa ra ý tưởng và chiến lược để thực hiện được các mục tiêu về doanh số đề ra.

Các hoạt động công việc chính của một Business Development cần làm để có thể đạt được mục đích bao gồm:

  • Tiếp nhận và tìm ra những danh sách đối tượng khách hàng tiềm năng từ các chiến dịch Marketing 
  • Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tới các khách hàng tiềm năng thông qua điện thoại hoặc email
  • Tìm ra được nhu cầu của khách hàng để có những sản phẩm/dịch vụ phù hợp
  • Xây dựng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ nói chung hay doanh nghiệp nói riêng
  • Hợp tác với đội ngũ nhân viên phát triển sản phẩm để xây dựng sản phẩm/dịch vụ hoàn hảo nhằm đáp ứng  hầu hết nhu cầu của khách hàng
  • Tìm kiếm những mối quan hệ, cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp lớn nhỏ trên thị trường
  • Nắm bắt được các hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có cùng sản phẩm, dịch vụ với doanh nghiệp mình
  • Báo cáo tiến độ và kết quả với cấp trên, đồng thời đưa ra các nhu cầu, vấn đề cần giải quyết

Nhìn chung, nhiệm vụ chính của một Business Development sẽ là những công việc bổ trợ cho việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và xây dựng các mối quan hệ cần thiết. Họ sẽ người thực hiện quy trình chuyển giao đối tượng khách hàng tới đội ngũ nhân viên bán hàng. Hoạt động này nhằm nâng cao sự phát triển tạo ra doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp luôn đòi hỏi những nhân viên phát triển kinh doanh có chuyên môn cao. 

Công việc của Business Development

Tầm quan trọng của Business Development trong doanh nghiệp SME

Thực tế các doanh nghiệp hiện nay thừa nhận nếu muốn có sự phát triển lâu dài và bền vững, một phần lớn là nhờ những đóng góp từ bộ phận Business Development chuyên nghiệp. Vì vậy đây là một bộ phận rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong hầu hết mọi lĩnh vực. Họ vừa phải là người tìm kiếm được đối tượng khách hàng tiềm năng lại vừa là người xây dựng các mối quan hệ đối tác. Nói ngắn gọn là một bộ phận đối nội, đối ngoại đều tuyệt vời. 

Chính bởi những lý do trên, mà đây là bộ phận luôn luôn được trọng dụng và được doanh nghiệp đầu tư thời gian, tiền bạc để tìm kiếm những nhân tài. Đặc biệt ở vị trí Business Development manager. Đây phải là một người có chuyên môn và kinh nghiệm vượt trội. Bên cạnh đó, yêu cầu cho vị trí quản lý bộ phận này cũng phải là người có khả năng quản lý công việc và tổng hợp ý tưởng tốt.

Tầm quan trọng của bộ phận phát triển doanh nghiệp trong công ty

Business Development manager là gì?

Business Development manager là vị trí quản lý của bộ phận phát triển kinh doanh. Đây là người chịu trách nhiệm chính cho hoạt động và ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp. Khi ở vị trí này, người quản lý sẽ là người có vai trò quản lý những nhân viên phát triển kinh doanh. Đồng thời cũng phải là một nhân viên phát triển kinh doanh có kinh nghiệm tốt.

Người quản lý sẽ phải tìm kiếm nhiều cơ hội và nghiên cứu được khách hàng tiềm năng để thiết lập các mối quan hệ. Ngoài ra cũng là người chịu trách nhiệm chính cho công việc xây dựng các hồ sơ thầu. Đồng thời thúc đẩy quá trình bán hàng trên thị trường.

Yếu tố tạo nên Business Development manager giỏi

Để trở thành một Business Development manager giỏi, trước tiên cần phải có kiến thức và trình độ bằng cử nhân về các lĩnh vực liên quan như kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing,… Ngoài vấn đề bằng cấp, các quản lý phát triển kinh doanh còn đòi hỏi về kỹ năng cũng như chuyên môn cao.

Những kỹ năng yêu cầu:

  • Khả năng thiết lập và điều phối nhân viên kinh doanh thực hiện tốt các mục tiêu đưa ra
  • Thành thạo các kỹ năng tin học máy tính và các phần mềm thống kê
  • Giao tiếp và thuyết trình tốt: Tự tin trước đám đông và ngay cả trong văn bản. Truyền đạt tốt kế hoạch cụ thể cho mọi thành viên tham gia công việc. Có khả năng thuyết phục và hướng khách hàng tới sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Truyền đạt thông tin một cách ngắn gọn và đầy đủ cho mọi nhân viên và khách hàng
  • Kỹ năng về kỹ thuật để có thể hiểu được nhu cầu của khách hàng và dựa vào đó có những đề xuất mới cải tiến cho sản phẩm/dịch vụ.

Có thể thấy rằng, để trở thành một Business Development manager giỏi thì trước tiên đó phải là một nhân viên giỏi. Khả năng nắm bắt được toàn bộ các kỹ năng trong công việc và đặc biệt hiểu rõ về chuyên môn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình.

>>> Tham khảo Cách tiếp cận hiệu quả cho doanh nghiệp SME
Một Business Devewlopment manager giỏi trước tiên đó phải là nhân viên giỏi

Chiến lược phát triển bộ phận Business Development hiệu quả cho doanh nghiệp SME

Là một nhân viên phát triển kinh doanh hay là một nhà quản lý thì đều cần phải thực hiện những công việc mang tính chuyên môn và và khả năng nhạy bén trong thị trường. Tuy nhiên, do công việc của bộ phận phát triển kinh doanh có tính liên tục và linh hoạt cao nên tình trạng khó quản lý công việc hoặc quản lý không đồng bộ đang là thực tế xảy ra. 

Với giải giải pháp phần mềm Fastwork CRM, doanh nghiệp có thể dễ dàng tự động hóa phễu bán hàng, tạo các quy tắc và yếu tố kích hoạt di chuyển khách hàng tiềm năng giữa các phễu bán hàng khác nhau.

Giải pháp Fastwork CRM mà Fastwork đưa ra đó là lấy khách hàng làm trọng tâm của doanh nghiệp, để từ đó đưa công cụ hỗ trợ tối đa cho nhà quản lý và đội ngũ nhân viên phát triển kinh doanh theo sát được quy trình bán hàng gắn với từng khách hàng cụ thể. Từ đó, phần mềm giúp doanh nghiệp loại bỏ được hoàn toàn tình trạng mất khách hàng hay hợp đồng do thông tin sai hay phản hồi chậm. Tránh tình trạng bỏ lỡ cơ hội khách hàng mà đội ngũ phát triển kinh doanh đã vất vả xây dựng nên.

Có thể bạn quan tâm: Review chi tiết 8 phần mềm CRM nổi bật nhất hiện nay
Fastwork CRM – Giải pháp tự động hóa phễu bán hàng và quy trình kinh doanh Sale pipeline

6 lợi ích thực tế mà Fastwork đã đem lại cho doanh nghiệp:

  • Nhận báo cáo tổng quan đầy đủ theo thời gian thực về hoạt động và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
  • Đưa khách hàng vào quy trình Sale Pipeline để quản lý việc chăm sóc, tư vấn, di chuyển qua các giai đoạn
  • Tạo ấn tượng chuyên nghiệp với báo giá và hợp đồng được cá nhân hóa theo thông tin khách hàng
  • Dự báo hợp đồng, doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, chốt deal thành công dựa theo phễu bán hàng
  • Hỗ trợ quản lý và theo dõi mọi lúc mọi nơi trên di động, laptop hay bất kỳ thiết bị thông minh nào. Cấp lãnh đạo, quản lý và nhân viên có thể giao tiếp trực tuyến dễ dàng
  • Công cụ giúp theo đuổi khách hàng bài bản, lâu dài, gắn bó sâu hơn nhờ việc nuôi dưỡng qua các chiến dịch email marketing và chăm sóc khách hàng

Ngoài ra, các yếu tố quan trọng khiến Fastwork CRM là giải pháp thu hút các doanh nghiệp là vì:

  • Chi phí đầu tư hợp lý: Doanh nghiệp chỉ phải chi trả chi phí cho những ứng dụng doanh nghiệp sử dụng, có thể tùy biến các gói chi phí để phù hợp với từng doanh nghiệp
  • Tính năng ưu việt: CRM toàn diện với hệ thống quản lý kinh doanh theo chuẩn Sale Pipeline giúp tăng hiệu quả bán hàng
  • Tư vấn chuyên nghiệp, tận tình: Ngoài tư vấn về các giải pháp phần mềm, đội ngũ Fastwork còn tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu quy trình trong doanh nghiệp.

Liên hệ ngay 0983 089 715 hoặc Đăng ký tư vấn để được hỗ trợ và cung cấp tài khoản Demo Free.

Đăng ký tư vấn

>>> Tìm hiểu ngay Giải pháp CRM toàn diện nhất cho doanh nghiệp B2B

Leave a Reply