Zalo Youtube Phone

Toàn cảnh chuyển đổi số doanh nghiệp 2022 – Chờ một cú nổ!

By 12 Tháng Một, 2022Tháng Hai 10th, 2022Tin nổi bật

Trong phiên họp thứ nhất của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, họp ngày 30/11/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm: chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thế giới, là đòi hỏi khách quan của sự phát triển. “Chúng ta không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc”.

Những dự báo lạc quan về kinh tế 2022

Ngân hàng đầu tư JP Morgan của Mỹ đã đưa ra dự báo rằng năm 2022 sẽ đánh dấu sự kết thúc của đại dịch COVID-19 và chứng kiến sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2022 của JPMorgan cho biết, vaccine và các phương pháp điều trị mới sẽ giúp “dập” dần đại dịch và dẫn đến sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ theo chu kỳ, hoạt động di chuyển sôi động trở lại và sự giải phóng nhu cầu bị dồn nén của người tiêu dùng. Đây cũng là tín hiệu dự báo đáng mừng cho các doanh nghiệp đang trên đà khôi phục lại hoạt động sản xuất, tái phục hồi kinh doanh và trở lại đường đua chuyển đổi số trong năm 2022.

du-bao-kinh-te
Những dự báo lạc quan cho tương lai 2022

Chính phủ và những cam kết “thúc đẩy chuyển đổi số” 

“Năm 2022 sẽ có 3 gói hỗ trợ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện” Thông tin này được đưa ra tại hội thảo “Đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện – Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong trạng thái bình thường mới” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 15/12.

Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Quang Phòng cho rằng, để thích ứng với trạng thái bình thường mới do đại dịch Covid-19 đặt ra những vấn đề mới cho quản lý trên bình diện quốc gia và toàn cầu. Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang gặp khó về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ; khó khăn do thói quen, tập quán kinh doanh, thiếu nguồn nhân lực để ứng dụng công nghệ số…

| Tham khảo: Giải pháp chuyển đổi số toàn diện dành cho Doanh nghiệp

Công bố 3 gói hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số năm 2022 

Nằm trong Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, 3 gói hỗ trợ bao gồm: 

Gói 1: hỗ trợ bắt đầu chuyển đổi số cho có quy mô nhỏ, những doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi số, ngân sách nhà nước dành một phần kinh phí từ 20 triệu đến 50 triệu đồng/năm

Gói 2: Tăng tốc chuyển đổi số cho các doanh nghiệp đang tăng trưởng, hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/năm đối với các đối tượng doanh nghiệp vừa

Gói 3:  hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số hướng đến thị trường xuất khẩu, hỗ trợ tối đa 50% kinh phí khởi tạo, duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Nguồn: vov.vn  

Nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để doanh nghiệp đổi mới

Tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Trọng Đường nhấn mạnh, phát triển kinh tế số là bắt buộc phải nhắc đến chuyển đổi số. Bộ đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ với mục tiêu mỗi năm tối thiểu thúc đẩy 30 nghìn doanh nghiệp tiếp cận các nền tảng kỹ thuật số. Dù vậy, trong năm 2021, chỉ mới có 16 nghìn doanh nghiệp tiếp cận được, một con số quá nhỏ so với mức 800 nghìn doanh nghiệp.

vu-truong-vu-quan-ly-doanh-nghiep
Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Trọng Đường

Theo TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết: Con số doanh nghiệp chuyển đổi số mỗi năm lại càng hạn chế so với mục tiêu. Do vậy, Việt Nam vẫn là nước trung bình về chuyển đổi số trong khối ASEAN. Bởi, kể từ khi Việt Nam bắt đầu sử dụng thuật ngữ chuyển đối số cách đây 3 năm (năm 2019), đến nay nhận thức về chuyển đổi số đã có chuyển biến nhưng hành động vẫn mang tính phong trào, bước đầu chỉ có chút khởi sắc.

TS Võ Trí Thành nhấn mạnh, để doanh nghiệp chuyển đổi số tốt cần đảm bảo 5 yếu tố gồm: Tư duy nhận thức của người đứng đầu, cuộc cách mạng về thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng và tinh thần doanh nghiệp sáng tạo. Ngoài ra, quá trình chuyển đổi số phải gắn với chiến lược kinh doanh thực, phải nghĩ lớn nhưng làm từng bước nhỏ và phải có ý nghĩa lan tỏa, kết nối đối tác với khách hàng và sản phẩm. Cuối cùng là vai trò người đứng đầu, những doanh nghiệp chuyển đổi số tốt thường có giám đốc công nghệ.

Hạt nhân của chuyển đổi số là công nghệ

Ông Daniel Fitzpatrick, Giám đốc dự án USAID LinkSME cho biết, dự án USAID LinkSME đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 2020 để hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.  

Theo kết quả khảo sát, đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu chuyển đổi số, 57% doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp tiếp thị trực tuyến; 53,7% doanh nghiệp có nhu cầu về các giải pháp về làm việc nội bộ. Tiếp đến là các giải pháp giao dịch điện tử 43% và hạ tầng mạng, dữ liệu 39,6%. 

Đối với các doanh nghiệp đang tăng trưởng và có nhu cầu chuyển đổi số để tăng tốc, nhu cầu lớn nhất trong giai đoạn này là giải pháp về phân tích dữ liệu, báo cáo thông minh (BI, Big Data, Data warehouse) với 63,5% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn.

Có 60,7% tổng số doanh nghiệp khảo sát có nhu cầu về giải pháp quản lý hệ thống khách hàng (CRM) và quản lý kênh bán hàng (Omni Channel Sales)…

Còn đối với các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số để thúc đẩy xuất khẩu, 43,9% doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như: hướng dẫn việc khởi tạo và duy trì tài khoản; xây dựng mô hình kinh doanh, tiếp thị, vận chuyển khi tham gia các sàn thương mại điện tử.

Cùng đó, 42,3% có nhu cầu hỗ trợ về các giải pháp vận chuyển, kho bãi, logistics xuyên biên giới và 35,5% doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp thanh toán xuyên biên giới.

Đòn bẩy chuyển đổi số từ các công ty phần mềm

Kết quả khảo sát từ dự án USAID LinkSME cho thấy, có 60,1% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, rào cản mà họ gặp phải khi áp dụng công nghệ số là bởi chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao.

Một số doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm nhưng nhân viên, người lao động không ứng dụng, hoặc chỉ ứng dụng một phần. Điều này khiến mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp không đạt được mục tiêu đề ra.

| Tham khảo: Gói chính sách hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp 2022

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ với tâm lý thoải mái hơn khi chi phí không còn là vấn đề, rất nhiều đơn vị cung cấp phần mềm quản trị doanh nghiệp như FastWork, Base.vn, Amis… đã lần lượt tung ra các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số quản lý vận hành nội bộ. 

fastwork-nhan-giai-thuong-sao-khue
Đại diện FastWork nhận giải Sao Khuê

Các nền tảng quản trị tổng thể có ưu điểm trong việc bao phủ gần như toàn bộ các khía cạnh quản lý trong doanh nghiệp: tổ chức công việc, đánh giá hiệu suất, quản lý nhân sự, chấm công – tính lương, khách hàng & kinh doanh, hành chính nội bộ, phê duyệt giấy tờ,… Với chi phí nhỏ – đa tính năng, các doanh nghiệp có thể chỉ cần tốn chi phí thấp và thực hiện số hóa 1 lần duy nhất. Việc sử dụng 1 công cụ có tính tổng thể thay vì nhiều công cụ rời rạc cũng giúp việc số hóa được thuận lợi ban đầu và dễ dàng mở rộng quy mô trong tương lai.  

| Ưu đãi 500 gói chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ từ 4.200.000đ/năm cho 10 người dùng


FastWork.vn – Tự hào đồng hành chuyển đổi số cùng hơn 3500 doanh nghiệp

FastWork tập trung xây dựng & phát triển 4 Bộ ứng dụng quản trị doanh nghiệp chuyên sâu bao gồm:

  • Bộ 23 ứng dụng chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp SME
  • Bộ ứng dụng quản trị và phát triển nhân sự
  • Bộ ứng dụng quản trị công việc & hiệu suất
  • Ứng dụng quản lý thi công & vật tư dành riêng cho doanh nghiệp Xây dựng

Các đại diện tiêu biểu đang sử dụng FastWork phải kể đến Vietinbank, VN Post, VP Bank, CMC, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, DELTA Group, STRACO, Viglacera, 79 Tech,…

Tham khảo:

Để nhận tư vấn hoặc DEMO 1-1 phần mềm từ đội ngũ chuyên viên, vui lòng liên hệ Hotline 0983-089-715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây!

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply