Chi phí quản lý doanh nghiệp được định nghĩa là toàn bộ chi phí phát sinh xuyên suốt quá trình xây dựng & vận hành doanh nghiệp. Vậy cụ thể chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những gì? Cách tính toán ra sao và kiểm soát chúng như thế nào?
Tất cả đã được FastWork Team tổng hợp qua bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung:
1. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những gì?
Trả lời cho câu hỏi chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những gì, FastWork đã liệt kê chi tiết các khoản chi phí liên quan đến quá trình quản lý, phục vụ, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Cụ thể:
– Tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo tiền lương phải trả cho cán bộ nhân viên làm việc ở các phòng ban trong doanh nghiệp.
– Văn phòng phẩm, vật liệu, công cụ dùng cho công tác quản lý phục vụ và sửa chữa dùng chung cho toàn doanh nghiệp
– Dụng cụ đo lường, thí nghiệm các loại máy văn phòng (không đủ tiêu chuẩn làm tài sản cố định).
– Chi phí thuê văn phòng, khấu hao nhà làm việc, và tài sản cố định dùng cho bộ phận quản lý trích vào chi phí
– Các dịch vụ mua ngoài dùng cho công tác quản lý như: Tiền điện nước, sửa chữa tài sản cố định
– Các khoản thuế, lệ phí phải nộp nhà nước như: Thuế đất, thuế môn bài, lệ phí giao thông.
– Các khoản chi phí khác bằng tiền: Khánh tiết, hội nghị, công tác phí.
– Các khoản dự phòng như: Dự phòng nợ phải thu khó đòi
– Chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ.
– Theo khoản 2, điều 6 của thông tư 78/2014/TT-BTC quy định Chi phí trang phục 1 năm mỗi nhân viên không vượt quá 5.000.000đ/1 người/ 1 năm
- Nếu chi bằng tiền mặt thì phải có hoá đơn
- Chi bằng hiện vật thì phải có hoá đơn
– Chi bồi dưỡng sinh con cho lao động nữ khi sinh con thứ nhất và thứ hai
– Các khoản chi trả bảo hiểm thai sản theo quy định của luật bảo hiểm
– Các khoản chi khám sức khoẻ theo quy chế của doanh nghiệp
– Các khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định
Các khoản chi phí trên sẽ được theo dõi, quản lý chặt chẽ tiết kiệm và nó là khoản chi phí hoàn toàn hợp lý khi hạch toán xác định kết quả kinh doanh.
Đề xuất tham khảo: 25 Tài liệu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn quản lý thu chi bằng Excel mẫu mới nhất
2. Cách tính chi phí quản lý doanh nghiệp
Càng tính toán chính xác chi phí quản lý doanh nghiệp càng giúp bạn kiểm soát phát sinh, rủi ro ở mức tối thiểu.
2.1. Phương pháp hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Phương pháp hạch toán dựa trên kết cấu & nội dung chế độ kế toán tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bên Nợ:
- Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết)
Bên Có:
- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh;
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý kinh doanh có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6421 – Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp và tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.
- Tài khoản 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
2.2. Sơ đồ hạch toán tài khoản 642
Theo Điều 64 thông tư 133/2016/TT-BTC, Tài khoản 642 được sơ đồ hóa qua sơ đồ chữ T như sau:
Chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô & đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp.
3. Bí quyết kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp
- Đưa ra các chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý đối với nhân viên để vừa đảm bảo được quyền lợi nhân viên nhưng đồng thời vẫn tạo điều kiện cho công ty đạt mục tiêu tăng trưởng cao và ổn định.
- Lập kế hoạch và cân nhắc việc thuê ngoài một số công việc không đòi hỏi phải có nhân viên cố định.
- Đào tạo nhân viên tiết kiệm chi phí là nhằm nâng cao nhận thức của nhân viên về tầm quan trọng của chi phí và kiểm soát chi phí tại doanh nghiệp.
- Kiểm soát việc sử dụng các tài sản trong công ty tránh tình trạng sử dụng sai gây lãng phí tài sản doanh nghiệp…
- Thiết lập chính sách kiểm soát trong nội bộ công ty lại việc thiếu trung thực, gian lận.
- Duy trì và lập dự báo dòng tiền hàng tháng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị và vận hành
Có thể bạn quan tâm:
Phần mềm CRM giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí quản lý như thế nào?
FastWork.vn cung cấp Bộ 23 ứng dụng quản trị doanh nghiệp hiệu quả với chi phí cực thấp chỉ từ 1500 đồng/ ngày. Hỗ trợ quản lý toàn diện từ nhân sự, công việc & hiệu suất, số hóa văn phòng điện tử, phê duyệt giấy tờ & đề xuất online. Tự động hóa chấm công nhân viên & tính lương tự động. Quản lý hoạt động bán hàng & kinh doanh, khách hàng.
Việc xây dựng một hệ thống thống nhất không chỉ giải quyết vấn đề đồng bộ thông tin mà còn giúp doanh nghiệp cắt giảm tối đa chi phí nhân sự, vận hành, chi phí ẩn cho các tác vụ thủ công lặp lại,….
Xem chi tiết tính năng & hướng dẫn sử dụng phần mềm TẠI ĐÂY
Để nhận tư vấn & demo 1-1 từ chuyên gia, vui lòng liên hệ Hotline 0983-089-715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form bên dưới!