Zalo Youtube Phone

Khi bạn nghe từ “công nghiệp”, bạn có thể nghĩ về các nhà máy với ống khói cao nghi ngút. Và mặc dù hiện nay công nghệ phát triển nhảy vọt thì đây vẫn là suy nghĩ của hầu hết số đông. Đối với các doanh nghiệp muốn duy trì cuộc chơi một cách vững vàng, họ phải nắm lấy xu hướng chuyển đổi số và thấu hiểu những tiện ích mà nó mang lại. Bởi những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại giúp thúc đẩy ngành công nghiệp 4.0.xu hướng chuyển đổi số

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để cuộc chuyển đổi số cho doanh nghiệp diễn ra thành công? Theo nghiên cứu, 86% doanh nghiệp hy vọng giảm chi phí và tăng doanh thu từ các nỗ lực số hóa của họ trong 5 năm tới. Và nếu doanh nghiệp không bắt đầu nghiên cứu về nó ngay bây giờ thì rất dễ bị bỏ lại phía sau.

1.Xu hướng chuyển đổi số mang đến sự thay đổi ngoạn mục trong quản trị doanh nghiệp

xu hướng chuyển đổi sốCông nghiệp 4.0 là một thuật ngữ được đặt ra để nói đến mối liên hệ giữa việc sản xuất và công nghiệp truyền thống với thế giới công nghệ. Trên thế giới, nhiều doanh nghiệp được gọi là “nhà máy thông minh” khi áp dụng xu hướng chuyển đổi số trong quản lý. Và những năm gần gây chúng ta đang chứng kiến ​​một cuộc cải cách mạnh mẽ trong các nhà máy và doanh nghiệp. Trong đó, các công nghệ phân tích nâng cao, học máy, IoT, điện toán đám mây và giao diện người-máy là một phần của nền cách mạng chuyển đổi số này.

Hãy tưởng tượng rằng nhà máy không chỉ tự động mà tất cả các hệ thống máy móc của nó đều được kết nối kỹ thuật số trong một hệ thống. Một nhà máy thông minh như vậy cho phép bạn giám sát tất cả các quy trình vật lý trong thời gian thực và đưa ra quyết định hiệu quả. Hơn nữa, với tính năng cộng tác và giao tiếp trên hệ thống giúp nhân viên kết nối với nhau được từ xa thông qua các thiết bị kể cả thiết bị di động có kết nối mạng.

Mặc dù các công nghệ này đã tạo ra sự khác biệt trong toàn ngành, nhưng giờ đây chúng có ý nghĩa để sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, phân phối, bán lẻ và dịch vụ. Những phần mềm như quản lý công việc, CRM, sales, HRM…  rất đáng tin cậy và với chi phí thấp, cho phép người sử dụng chúng được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp đang phát triển. Trong thực tế, các công ty thuộc mọi quy mô đều có thể áp dụng những phần mềm này cho doanh nghiệp mình.

2. Doanh nghiệp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng

Trong công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp, sự thay đổi lớn nhất là cách tiếp cận khách hàng. Đã qua rồi cái thời một sản phẩm mất rất nhiều thời gian để nhận được phản hồi của người tiêu dùng sau đó mới có thể hoàn thiện. Thay vào đó, người tiêu dùng được lên tiếng đánh giá, bình luận và kết nối với doanh nghiệp thông qua mạng xã hội, và doanh nghiệp nhanh chóng cập nhật được dữ liệu về tình trạng sản phẩm cũng như các phản hồi trong một thời gian rất nhanh.

Nhờ có cuộc biến đổi cách quản lý của doanh nghiệp, thời gian và chi phí vận hành cũng theo đó mà giảm đi nhiều. Rất nhiều doanh nghiệp 4.0 nói rằng họ đã giảm được 20% thời gian cho tất cả các cuộc họp hành và hướng dẫn công việc. Các cuộc họp đánh giá chất lượng sản phẩm hay nghiên cứu về thái độ khách hàng cũng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn nhờ sự tương tác trực tiếp và đồng bộ, phân loại dữ liệu một cách thông minh. Qua đó doanh nghiệp biết rõ sản phẩm mà mình cung cấp được đánh giá ra sao ngoài thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng để thay đổi sao cho phù hợp.

3.Nhân viên được trao quyền

xu hướng chuyển đổi sốBên cạnh việc kết nối người tiêu dùng với doanh nghiệp, công nghiệp 4.0 còn giúp kết nối nhân viên với nhân viên, nhân viên với quản lý, nhân viên với doanh nghiệp. Khi sử dụng các sản phẩm công nghệ, nhân viên được trao quyền truy cập trực tiếp vào các dữ liệu mà họ cần trong quá trình làm việc. Các nền tảng và công cụ cộng tác giúp nhân viên dễ dàng tìm kiếm thông tin từ bất cứ đâu hay các thiết bị mà họ sử dụng có kết nối mạng. Hiện nay, làm việc mọi lúc mọi nơi trở thành xu thế và việc đưa các sản phẩm công nghệ phục vụ cho công việc di động sẽ sớm trở nên bình thường trên khắp thế giới.

Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý, việc điều hành và theo dõi tổng quát quá trình hoạt động sản xuất cũng được chi tiết cặn kẽ hơn. Việc ra quyết định trong các tình huống đột xuất trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào khả năng hiển thị mà công nghệ mang lại. Với những cải tiến về ERP, CRM, DMS và những thông tin về trải nghiệm khách hàng, nhân viên hay nhà quản lý giờ đây có thể theo dõi toàn bộ chuỗi cung ứng, cho phép họ đưa ra các quyết định sáng suốt về sản phẩm, chiến lược tiếp thị hay liên quan đến dây chuyền sản xuất.

4.Tối ưu hóa quản lý năng lực sản xuất

Nền công nghiệp 4.0 đã biến sự thay đổi nhanh chóng trong sản xuất, phân phối, cung cấp thành hiện thực. Khi người tiêu dùng thay đổi suy nghĩ của họ đối với các sản phẩm và nhu cầu, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh linh hoạt sản phẩm để phù hợp với thị hiếu trên thị trường. Mọi công việc, quy trình hay nguyên vật liệu, kiến thực về sản phẩm từ nhân viên đến người tiêu dùng đều có thể được cập nhật liên tục trong thời gian thực. Điều này giúp tăng uy tín của sản phẩm và dễ dàng tìm kiếm khách hàng tiềm năng, hiệu quả tiếp thị cũng tăng cao.

Hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức và nhà sản xuất thuộc mọi quy mô có thể tận dụng các công cụ phân tích dữ liệu mà trước tưởng rằng chỉ dành cho nhà sản xuất và các công ty lớn hơn. Những công cụ này có thể giúp doanh nghiệp sản xuất trả lời những câu hỏi cơ bản như:

  • Chúng ta có thể tăng tốc sản xuất ở đâu?
  • Chúng ta đang lãng phí sản phẩm hay thời gian ở đâu?
  • Hàng tồn kho của chúng ta ở đâu?
  • ….

Tất cả câu hỏi này có thể được trả lời một cách nhanh chóng và chính xác, giúp doanh nghiệp theo dõi sát sao các thiết bị vận hành, quy trình sản xuất phân phối hàng hóa, giảm tối đa các chi phí không đáng có và luôn để lượng sản phẩm tồn kho ở mức an toàn.  

5. Cải tiến sản phẩm

Những phản hồi và các báo cáo lưu trữ trên hệ thống là nguồn tư liệu quý giá để doanh nghiệp cải tiến sản phẩm của mình. Từ những nguồn dữ liệu đó, nhà quản lý điều hành có thể đưa ra các quyết định để thay đổi sản phẩm mà không tốn nhiều thời gian nghiên cứu thị trường như trước đây, nhân viên không cần mất nhiều thời gian ra thị trường khảo sát ý kiến khách hàng.

Những sản phẩm công nghệ mang tính cách mạng này có thể giúp tiết kiệm cho các doanh nghiệp một khoản chi phí không nhỏ mỗi năm. Họ cũng có thể đưa ra các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm nâng cấp nhờ những phân tích được thu thập từ thị trường.

Đối với các nhà sản xuất và các doanh nghiệp khác, việc chuyển đổi kỹ thuật số là rất quan trọng để thành công. Công nghiệp 4.0 không phải là một tư duy, đó là cách duy nhất để đảm bảo bạn có một tương lai trong ngành sản xuất. Những xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số thúc đẩy ngành công nghiệp 4.0 chỉ là những bước đầu tiên. Các nhà dự đoán chắc chắn rằng năm tới sẽ có thêm công nghệ và nhiều xu hướng sẽ đưa cuộc cách mạng công nghệ đi xa hơn. Nhưng hiện tại, thực hiện các bước đầu tiên để đảm bảo doanh nghiệp đã sẵn sàng cho việc số hóa hoàn toàn là cách duy nhất để đưa doanh nghiệp đó lên trạng thái 4.0.

Từ 7 năm trước, công nghiệp 4.0 đã bắt đầu nhen nhóm thay đổi quy cách vận hành của một số doanh nghiệp lớn. Ngày nay, những giải pháp công nghệ cho phép cả doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào xu hướng này. Đây sẽ là một làn sóng có thể thay đổi nhiều doanh nghiệp theo chiều hướng có lợi để trở thành những doanh nghiệp thông minh, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí vận hành.

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply