Có một nhận định rằng doanh nghiệp có thể thâu tóm thị trường khi xây dựng một chiến lược bán hàng thành công và phù hợp. Thực tế, chiến lược bán hàng hiệu quả góp phần rất lớn vào việc thu hút khách hàng tiềm năng, phân bổ chi phí, nguồn lực,… đặc biệt đối với các dự án dài hạn. Vậy chiến lược bán hàng là gì? Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược bán hàng bài bản và chuyên nghiệp. Theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung:
Vậy chiến lược bán hàng là gì?
Chiến lược bán hàng là những chính sách kế hoạch cụ thể doanh nghiệp lập ra để phục vụ mục đích kinh doanh. Một chiến lược bán hàng cụ thể cần phải nắm bắt và giải quyết những vướng mắc khó khăn mà doanh nghiệp có thể mắc phải trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh.
Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược bán hàng
Kế hoạch kinh doanh giống như bộ khung xương trụ đỡ cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cụ thể rõ ràng để đảm bảo tính an toàn và hợp pháp cho mọi hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Một số lợi ích mà kế hoạch kinh doanh mang lại:
- Mục tiêu và các định hướng được xác định với kế hoạch chi tiết cụ thể
- Định ra hướng đi đúng đắn cho kế hoạch phát triển lâu dài trong tương lai của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có thời gian tính toán thích nghi với kế hoạch kinh doanh thậm chí có phương hướng sửa đổi và bổ sung trong trường hợp xuất hiện rủi ro.
Để thực hiện chiến lược bán hàng hiệu quả, các nhà tiếp thị thường tham khảo bài học thành công và bài học thất bại từ các doanh nghiệp đi trước.
Hãy xem ngay 4 chiến lược bán hàng “làm mưa làm gió” mọi thời đại do Fastwork biên soạn.
Các bước xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp
Để chiến lược được lựa chọn đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ 7 bước xây dựng chiến lược kinh doanh sau đây.
1. Đánh giá năng lực của doanh nghiệp tại thời điểm xây dựng chiến lược
Bước đầu khi lên bất kỳ chính sách nào của doanh nghiệp đều cần phải kiểm tra lại nhân lực vật lực cùng tiềm năng kinh tế để doanh nghiệp xác định năng lực bản thân. Đây là bước tiên quyết cũng quyết định rất nhiều cho quá trình hoạt động sau này thành hay bại.
Năng lực thật sự sẽ phản ánh được hết những khả năng doanh nghiệp có thể đạt tới nếu biết cách điều phối và quản lý. Do vậy, ở bước này doanh nghiệp cần phân tích hồ sơ qua nhiều năm để đánh giá bước tiến kèm với khả năng hiện tại để đặt ra mục tiêu mới cho tương lai.
2. Phân tích dữ liệu về nguồn khách hàng doanh nghiệp đang hướng tới
Phân tích khách hàng tiềm năng và khách hàng cận tiềm năng là công việc thứ 2 dành cho doanh nghiệp muốn phát triển chiến dịch bán hàng hiệu quả. Chiến lực hay nguồn khách hàng dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp có đủ điều kiện phát triển và đạt được mục tiêu sớm hơn dự kiến.
3. Xây dựng những mục tiêu doanh nghiệp mong muốn đạt được
Mục tiêu cho từng chiến lược luôn được các doanh nghiệp chú trọng và thực hiện kỹ càng hơn cả. Khi thực hiện xây dựng chiến lược bán hàng, những mục tiêu doanh nghiệp hướng tới đó là doanh thu, lợi nhuận, thái độ khách hàng….. Đây đều là những tiêu chí quan trọng đánh dấu bước phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt là yếu tố khách hàng càng chiếm được nhiều thiện cảm niềm tin họ sẽ càng yêu quý và quay lại ủng hộ nhiều hơn.
4. Đặt ra doanh thu cần đạt được cho chiến dịch bán hàng
Đích đến cho một mục tiêu là điều không thể thiếu trong kế hoạch bán hàng. Một con số cụ thể như 1000 món hàng hay 10 tỷ doanh thu trong 1 tháng sẽ là điểm đích giúp doanh nghiệp có động lực hơn khi vận hành chiến lược bán hàng mới.
5. Cải tiến tư duy cho doanh nghiệp cùng những chính sách cụ thể rõ ràng
Minh bạch và công khai luôn là điều khiến khách hàng nán lại với các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu này khách hàng sẽ không bỏ đi tìm nguồn cung mới tốt hơn.
6. Lập kế hoạch thực hiện kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp
Để cụ thể hơn các chiến lược bán hàng, doanh nghiệp cần phác thảo sơ bộ từng bước chính trong kế hoạch để dễ dàng đánh giá hiệu quả trong từng công đoạn.
Ví dụ từ nhập kho đến khi món hàng được trao đến tay khách hàng và không xuất hiện khiếu nại trả hàng là kết thúc một quy trình bán hàng. Nếu trong quy trình bán hàng xuất hiện một số yếu tố như thái độ chăm sóc khách hàng, lỗi sản phẩm…. doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt để kịp thời xử lý giải quyết tránh gây nên những hiểu lầm không đáng có sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh về sau.
7. Đo đường hiệu quả đạt được và xây dựng phương hướng xử lý rủi ro của doanh nghiệp.
Sau khi kết thúc chiến lược bán hàng, nghiệm thu và kiểm kê tài sản doanh nghiệp cần lập một bản báo, đánh giá chi tiết. Bản đánh giá sẽ thể hiện cụ thể những công việc doanh nghiệp đã thực hiện. Trong đó những công việc đạt hiệu quả cao và những công việc còn hạn chế thiếu sót sẽ được nếu ra để doanh nghiệp rút kinh nghiệm và tìm giải pháp hạn chế trong những chiến lược sau.
Một phần mềm bán hàng thông minh sẽ khiến cho các bước trong quy trình bán hàng của doanh nghiệp được rút ngắn và hiệu quả hơn.
Hãy cùng điểm danh những phần mềm Quản lý bán hàng tốt nhất 2021
5 chiến lược bán hàng phổ biến mang lại hiệu quả cao
1. Chiến lược khai thác dữ liệu khách hàng tiềm năng
Nguồn khách hàng tiềm năng giống như cái mỏ vàng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn khai thác triệt để. Lượng khách hàng quen thuộc ổn định giúp doanh thu luôn bình ổn và thậm chí tăng vọt từ những khách hàng được khách hàng tiềm năng giới thiệu tới.
Ví dụ: các chiến dịch quảng cáo hướng đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp đang mong muốn. Một sản phẩm ngành hàng giáo dục sẽ cần hướng đến đối tượng chính là học sinh sinh viên. Khi học sinh sinh viên thấy sản phẩm hữu ích sẽ mang sản phẩm giới thiệu cho bạn bè và đây chính là khách hàng tiềm năng doanh nghiệp hướng tới.
2. Xây dựng chiến lược bán hàng cụ thể theo điều kiện của doanh nghiệp
Mọi khách hàng khi mua sắm đều muốn được làm việc với nhà kinh doanh tài ba. Vì sao lại vậy? Điều mà khách hàng mong muốn là tính minh bạch công khai trong hoạt động mua bán.
Đây là điểm mà rất nhiều doanh còn thiếu sót trong quy trình bán hàng khiến khách hàng còn hoài nghi. Do vậy mà hoạt động kinh doanh chưa thực sự phát triển.
Khi lập kế hoạch chiến lược, doanh nghiệp có thể mắc phải rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp cần chủ động thực hiện khảo sát đánh giá năng lực về nhân công kinh tế và khả năng xử lý sự cố khi xảy ra. Từ đó các kế hoạch sẽ được xây dựng hệ thống một cách logic phù hợp cho công việc.
3. Giải pháp xử lý tình huống khi sự cố phát sinh
Mỗi bước trong chiến lược bán hàng doanh nghiệp đặt ra đều cần xây dựng kịch bản bán hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp lường trước được những khó khăn rủi ro sẽ gặp trong quá trình đi vào vận hành.
Nắm rõ những rủi ro nguy cơ dễ mắc phải, doanh nghiệp cần đặt ra giải pháp, phương hướng xử lý để giúp công việc trở lại quỹ đạo bạn đầu. Nhờ vậy mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ suôn sẻ trôi chảy nhanh chóng đi đến đích.
Mọi kế hoạch đều có thể xuất hiện rủi ro không mong muốn. Việc bán hàng bị lỗ, nhập hàng lỗi thậm chí là khách hàng khiếu nại trả hàng hoàn tiền là điều thường xuyên xảy ra. Nếu doanh nghiệp nắm rõ và tìm giải pháp để xử lý kịp thời những sự cố này việc bán hàng luôn đạt hiệu quả cao
4. Nghiên cứu thị yếu cùng nhu cầu của thị trường khách hàng tiềm năng
Mỗi mặt hàng được doanh nghiệp phát triển đều cần phải phục vụ tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đây là một bài toán khó đặt ra mà doanh nghiệp là học sinh cần giải ra để đạt được điểm 10.
Để doanh thu bán hàng đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện phân tích tâm lý nhu cầu khách hàng trước tiên. Khi nắm bắt rõ nhu cầu tâm lý của khách hàng công việc bán hàng sẽ trở nên thuận lợi hơn.
5. Chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua hàng
Chiến lược bán hàng cuối cùng chính là thái độ phục vụ và chăm sóc của doanh nghiệp khi khách hàng cần. Các khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ doanh nghiệp rất hay để ý chính sách hậu mãi. Nguyên do là sự chăm sóc tận tình sau khi bán hàng sẽ tạo ấn tượng tích cực với doanh nghiệp từ khách hàng. Việc chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng sẽ tạo cảm giác yên tâm khiến khách hàng ngày càng muốn gắn bó và sử dụng sản phẩm doanh nghiệp.
Lúc này doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp xúc tham khảo ý kiến cùng chăm sóc hỗ trợ khách hàng. Đây là bước giải quyết tinh thần mang hiệu quả cao giữ chân khách và gia tăng lượng khách từ nhiều nguồn.
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã ứng dụng các phần mềm quản trị, giải pháp số vào xây dựng chiến lược bán hàng. Phần mềm CRM – được xem là lá chắn bền vững trước những biến động của nền kinh tế thị trường.
Nếu các doanh nghiệp đang tìm kiếm một phần mềm CRM hiệu quả và thông dụng.
Hãy thử trải nghiệm cùng phần mềm quản lý bán hàng Fastwork CRM – một đơn vị đồng hành trong cuộc đua tăng trưởng các doanh nghiệp.
FastWork CRM cung cấp đầy đủ các tính năng cốt lõi trong hoạt động CRM cho doanh nghiệp. Hỗ trợ hiệu quả cho các phòng ban: Phòng Marketing, Phòng Telesales, Phòng kinh doanh và Phòng chăm sóc khách hàng.
- Cung cấp miễn phí nền tảng Email hàng đầu
- Cung cấp miễn phí dịch vụ thiết kế Landingpage
- Quản lý cơ hội khách hàng
- Quản lý khách hàng
- Quản lý liên hệ
- Quản lý cơ hội bán hàng
- Quản lý báo giá
- Quản lý hợp đồng
- Quản lý chăm sóc khách hàng
- Quản lý hỗ trợ khách hàng
Để nhận DEMO miễn phí, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây.