Zalo Youtube Phone

Chuyển đổi số là gì? Ảnh hưởng như thế nào đối với các doanh nghiệp Việt Nam?

By 26 Tháng Hai, 2019Tháng Mười Hai 1st, 2022Chuyển đổi số, Sản phẩm & Giải pháp

Chuyển đổi số là chìa khóa cho doanh nghiệp chuyển đổi cách quản lý kinh doanh truyền thống sang hình thức quản lý thông minh hơn, bắt kịp cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư (công nghiệp 4.0) đang được thúc đẩy và chú trọng tại Việt Nam. Theo thông tin từ Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông  (Bộ TT&TT), trong năm 2019 đề án Chuyển đổi số quốc gia sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành ngay trong năm và được coi là nhu cầu mang tính cấp thiết tại Việt Nam đặc biệt là với doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Thay thế hoàn toàn các phương thức hoạt động và quản lý thủ công.

Bộ TT&TT cho rằng, việc chuyển đổi này sẽ đóng góp tỷ trọng ngày càng cao trong GDP, giúp tăng năng suất lao động và làm thay đổi cơ cấu việc làm. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam, Chuyển đổi số hiện đã, đang diễn ra và mới xuất hiện tùy lĩnh vực, tùy doanh nghiệp chứ chưa diễn ra ở góc nhìn tổng thể của cả một đất nước.

Nói về Chuyển đổi số, người ta sẽ nhắc đến những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Tất nhiên là nếu không mang lại những lợi ích to lớn, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, giảm nhân công thì không một doanh nghiệp nào sẵn sàng đầu tư cho cuộc cách mạng đang rất được quan tâm này. Theo báo cáo của Microsoft và IDG cho thấy, trong vòng 3 năm tới, 85% công việc sẽ phải thay đổi, chuyển hóa; trong đó, có 32% công việc đòi hỏi người lao động phải được đào tạo nâng cao kỹ năng số thì mới làm việc lại; 26% công việc mới tạo ra nhờ chuyển đổi số (chuyên gia phân tích dữ liệu, chuyên gia AI); và có tới 27% công việc sẽ biến mất do tác động của chuyển đổi số… Vậy chuyển đổi số có ảnh hưởng trực tiếp thế nào tới các doanh nghiệp Việt Nam?

Lợi ích của chuyển đổi số tới doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất kinh doanh

Nhắc đến cách mạng công nghiệp 4.0, người ta sẽ nhắc đến trí tuệ thông minh nhân tạo (AI : Artificial Intelligence) , Internet vạn vật (IOT: Internet Of Thing), Dữ liệu lớn (Big Data), chia sẻ dữ liệu (Blockchain). Các công nghệ này thay đổi mọi mặt thói quen của đời sống kinh tế, xã hội. Đối với các doanh nghiệp thì các ứng dụng khoa học công nghệ này sẽ giúp phát triển hoạt động sản xuất, chất lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động.

Trong quá trình phát triển của thế giới, chuyển đổi số là điều mà các quốc gia trên thế giới đều hướng tới. Theo báo cáo của các tổ chức uy tín trên thế giới, việc chuyển đổi số mạnh mẽ sẽ giúp các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tăng năng suất lao động lên đến 30%, góp 20% đến 30% tăng trưởng GDP và tránh được bẫy thu nhập trung bình. Và khái niệm chuyển đổi số được nhắc đến như một xu hướng trong tương lai gần

Nếu như với nền công nghiệp trước đây, các quy trình làm việc còn thủ công, các ứng dụng máy móc có hiện đại cũng vẫn sử dụng nhiều sức người và các sản phẩm làm ra chưa năng suất khiến chi phí cao hơn. Nhưng nếu ứng dụng các sản phẩm công nghệ hiện đại, nhiều sản phẩm được tạo ra hơn, chất lượng đồng đều hơn sẽ góp phần giảm bớt nhân công, chi phí . Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất cũng vì vậy mà trở nên linh hoạt, chuẩn xác và tiết kiệm thời gian. Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp tới khách hàng được cải tiến nhanh chóng, linh hoạt, tăng sức cạnh tranh và dễ dàng mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh khiến doanh nghiệp không chỉ vươn xa trong nước mà còn cả ở nước ngoài.

Tuy nhiên, để bắt kịp xu hướng này, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng cho việc ứng dụng khoa học công nghệ. Bất kỳ quá trình sản xuất hay dịch vụ nào của doanh nghiệp cần đảm bảo 4 thành phần

  • Phần cứng của công nghệ : Công cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu, dịch vụ
  • Bí quyết từng doanh nghiệp: Thông tin, phương pháp, quy trình, bí quyết
  • Tổ chức: tổ chức điều hành, điều phối, phối hợp, quản lý vận hành
  • Yếu tố nhân sự

Bất kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nào muốn ứng dụng công nghệ hiệu quả cần có quá trình đánh giá và chuẩn bị cho cả 4 yếu tổ trên dựa trên những căn cứ thực tế tại doanh nghiệp mà chọn hướng thay đổi cho phù hợp.

Những khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam khi ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh

Tuy rằng việc chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng có rất nhiều doanh nghiệp lại chần chừ và tỏ ý e dè cho việc này. Vậy nguyên nhân từ đâu? Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đưa ra nhận định, quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam sẽ gặp không ít các thách thức về nguồn nhân lực, kỹ năng, văn hóa, nhận thức và an ninh thông tin.

  • Nguyên nhân đầu tiên mà hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuần Việt gặp phải đó chính là sự e dè, ngại thay đổi và ngại đi theo đường lối mới. Do đã nhiều năm hoạt động theo hình thức thủ công rườm rà nên các doanh nghiệp còn khá bỡ ngỡ với các công nghệ và quy trình số. Họ lo sợ sự thay đổi sẽ mất thêm nhiều chi phí mà không đạt được hiệu quả như mong muốn nên không muốn làm đơn vị tiên phong áp dụng những ứng dụng này. Lý do này đã khiến việc chuyển đổi số tại Việt Nam diễn ra e dè và chưa bùng phát mạnh mẽ.
  • Nguyên nhân thứ hai cũng là một nguyên nhân quan trọng, đó là sự thiếu hụt về nhân sự có đủ khả năng và kiến thức cần có để thực hiện và quản lý vận hành mô hình chuyển đổi số. Chuyển đổi số tuy rằng là một xu hướng, nhưng khi bắt tay vào thực hiện cũng là một mô hình tương đối phức tạp, do đó các doanh nghiệp cần có những đội ngũ nhân viên được trang bị những kiến thức về khoa học công nghệ, nâng cao nhận thức về mô hình chuyển đổi số và cách thức triển khai một cách bài bản.
  • Nguyên nhân thứ ba đó là vấn đề chi phí. Vấn đề này là vấn đề rất đáng quan tâm đối với doanh nghiệp. Nhưng khi chưa xác nhận được những lợi ích về tài chính thu về khi áp dụng mô hình này thì các doanh nghiệp còn dè dặt chưa dám áp dụng. Họ lo sợ rằng họ phải bỏ một khoản chi phí đầu tư nhưng lại không mang lại kết quả như kỳ vọng.

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn về vốn, trình độ về công nghệ, nguồn nhân lực. Do đó để doanh nghiệp có thể đánh giá đúng về lợi ích của công nghệ mang lại, doanh nghiệp cần hiểu đúng về những giá trị mà khoa học công nghệ mang lại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và giải pháp cho nguồn lực của công ty.

Để giải quyết sự “e dè” này của doanh nghiệp, nhà nước, các đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ và chuyển đổi số cần có sự phổ biến và quảng cáo rộng rãi các kiến thức về công nghệ tới các doanh nghiệp. Bao gồm tư vấn thông tin, định hướng đầy đủ và kịp thời. Đồng thời, nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cung cấp và sáng tạo ra nhiều giải pháp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp với giá thành phù hợp với các mô hình kinh doanh.

Những vấn đề nảy sinh khi ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh là gì?

Xu hướng nào cũng sẽ có vấn đề nảy sinh dù lợi ích của nó có to lớn đến đâu. Và chuyển đổi số cũng sẽ mang lại những ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp và người lao động.Chuyển đổi số là chìa khóa cho doanh nghiệp chuyển đổi cách quản lý kinh doanh truyền thống sang hình thức quản lý thông minh hơn, bắt kịp cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư (công nghiệp 4.0) đang được thúc đẩy và chú trọng tại Việt Nam. Theo thông tin từ Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), trong năm 2019 đề án Chuyển đổi số quốc gia sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành ngay trong năm và được coi là nhu cầu mang tính cấp thiết tại Việt Nam đặc biệt là với doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Thay thế hoàn toàn các phương thức hoạt động và quản lý thủ công. Bộ TT&TT cho rằng, việc chuyển đổi này sẽ đóng góp tỷ trọng ngày càng cao trong GDP, giúp tăng năng suất lao động và làm thay đổi cơ cấu việc làm. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam, Chuyển đổi số hiện đã, đang diễn ra và mới xuất hiện tùy lĩnh vực, tùy doanh nghiệp chứ chưa diễn ra ở góc nhìn tổng thể của cả một đất nước. Nói về Chuyển đổi số, người ta sẽ nhắc đến những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Tất nhiên là nếu không mang lại những lợi ích to lớn, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, giảm nhân công thì không một doanh nghiệp nào sẵn sàng đầu tư cho cuộc cách mạng đang rất được quan tâm này. Theo báo cáo của Microsoft và IDG cho thấy, trong vòng 3 năm tới, 85% công việc sẽ phải thay đổi, chuyển hóa; trong đó, có 32% công việc đòi hỏi người lao động phải được đào tạo nâng cao kỹ năng số thì mới làm việc lại; 26% công việc mới tạo ra nhờ chuyển đổi số (chuyên gia phân tích dữ liệu, chuyên gia AI); và có tới 27% công việc sẽ biến mất do tác động của chuyển đổi số… Vậy chuyển đổi số có ảnh hưởng trực tiếp thế nào tới các doanh nghiệp Việt Nam? 1. Lợi ích của chuyển đổi số tới doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất kinh doanh Nhắc đến cách mạng công nghiệp 4.0, người ta sẽ nhắc đến trí tuệ thông minh nhân tạo (AI : Artificial Intelligence) , Internet vạn vật (IOT: Internet Of Thing), Dữ liệu lớn (Big Data), chia sẻ dữ liệu (Blockchain). Các công nghệ này thay đổi mọi mặt thói quen của đời sống kinh tế, xã hội. Đối với các doanh nghiệp thì các ứng dụng khoa học công nghệ này sẽ giúp phát triển hoạt động sản xuất, chất lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động. Trong quá trình phát triển của thế giới, chuyển đổi số là điều mà các quốc gia trên thế giới đều hướng tới. Theo báo cáo của các tổ chức uy tín trên thế giới, việc chuyển đổi số mạnh mẽ sẽ giúp các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tăng năng suất lao động lên đến 30%, góp 20% đến 30% tăng trưởng GDP và tránh được bẫy thu nhập trung bình. Và khái niệm chuyển đổi số được nhắc đến như một xu hướng trong tương lai gần Nếu như với nền công nghiệp trước đây, các quy trình làm việc còn thủ công, các ứng dụng máy móc có hiện đại cũng vẫn sử dụng nhiều sức người và các sản phẩm làm ra chưa năng suất khiến chi phí cao hơn. Nhưng nếu ứng dụng các sản phẩm công nghệ hiện đại, nhiều sản phẩm được tạo ra hơn, chất lượng đồng đều hơn sẽ góp phần giảm bớt nhân công, chi phí . Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất cũng vì vậy mà trở nên linh hoạt, chuẩn xác và tiết kiệm thời gian. Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp tới khách hàng được cải tiến nhanh chóng, linh hoạt, tăng sức cạnh tranh và dễ dàng mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh khiến doanh nghiệp không chỉ vươn xa trong nước mà còn cả ở nước ngoài. Tuy nhiên, để bắt kịp xu hướng này, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng cho việc ứng dụng khoa học công nghệ. Bất kỳ quá trình sản xuất hay dịch vụ nào của doanh nghiệp cần đảm bảo 4 thành phần Phần cứng của công nghệ : Công cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu, dịch vụ Bí quyết từng doanh nghiệp: Thông tin, phương pháp, quy trình, bí quyết Tổ chức: tổ chức điều hành, điều phối, phối hợp, quản lý vận hành Yếu tố nhân sự Bất kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nào muốn ứng dụng công nghệ hiệu quả cần có quá trình đánh giá và chuẩn bị cho cả 4 yếu tổ trên dựa trên những căn cứ thực tế tại doanh nghiệp mà chọn hướng thay đổi cho phù hợp. Những khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam khi ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh Tuy rằng việc chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng có rất nhiều doanh nghiệp lại chần chừ và tỏ ý e dè cho việc này. Vậy nguyên nhân từ đâu? Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đưa ra nhận định, quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam sẽ gặp không ít các thách thức về nguồn nhân lực, kỹ năng, văn hóa, nhận thức và an ninh thông tin. Nguyên nhân đầu tiên mà hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuần Việt gặp phải đó chính là sự e dè, ngại thay đổi và ngại đi theo đường lối mới. Do đã nhiều năm hoạt động theo hình thức thủ công rườm rà nên các doanh nghiệp còn khá bỡ ngỡ với các công nghệ và quy trình số. Họ lo sợ sự thay đổi sẽ mất thêm nhiều chi phí mà không đạt được hiệu quả như mong muốn nên không muốn làm đơn vị tiên phong áp dụng những ứng dụng này. Lý do này đã khiến việc chuyển đổi số tại Việt Nam diễn ra e dè và chưa bùng phát mạnh mẽ. Nguyên nhân thứ hai cũng là một nguyên nhân quan trọng, đó là sự thiếu hụt về nhân sự có đủ khả năng và kiến thức cần có để thực hiện và quản lý vận hành mô hình chuyển đổi số. Chuyển đổi số tuy rằng là một xu hướng, nhưng khi bắt tay vào thực hiện cũng là một mô hình tương đối phức tạp, do đó các doanh nghiệp cần có những đội ngũ nhân viên được trang bị những kiến thức về khoa học công nghệ, nâng cao nhận thức về mô hình chuyển đổi số và cách thức triển khai một cách bài bản. Nguyên nhân thứ ba đó là vấn đề chi phí. Vấn đề này là vấn đề rất đáng quan tâm đối với doanh nghiệp. Nhưng khi chưa xác nhận được những lợi ích về tài chính thu về khi áp dụng mô hình này thì các doanh nghiệp còn dè dặt chưa dám áp dụng. Họ lo sợ rằng họ phải bỏ một khoản chi phí đầu tư nhưng lại không mang lại kết quả như kỳ vọng. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn về vốn, trình độ về công nghệ, nguồn nhân lực. Do đó để doanh nghiệp có thể đánh giá đúng về lợi ích của công nghệ mang lại, doanh nghiệp cần hiểu đúng về những giá trị mà khoa học công nghệ mang lại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và giải pháp cho nguồn lực của công ty. Để giải quyết sự “e dè” này của doanh nghiệp, nhà nước, các đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ và chuyển đổi số cần có sự phổ biến và quảng cáo rộng rãi các kiến thức về công nghệ tới các doanh nghiệp. Bao gồm tư vấn thông tin, định hướng đầy đủ và kịp thời. Đồng thời, nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cung cấp và sáng tạo ra nhiều giải pháp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp với giá thành phù hợp với các mô hình kinh doanh. Những vấn đề nảy sinh khi ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh là gì? Xu hướng nào cũng sẽ có vấn đề nảy sinh dù lợi ích của nó có to lớn đến đâu. Và chuyển đổi số cũng sẽ mang lại những ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp và người lao động. Vấn đề lớn nhất sau khi áp dụng mô hình chuyển đổi số, đó là việc cắt giảm lao động tại các doanh nghiệp. Đây là điều mà lao động không hề mong muốn nhưng lại là đích đến của nhiều doanh nghiệp khi ứng dụng chuyển đổi số. Bởi cắt giảm nhân sự sẽ cắt giảm được chi phí. Tuy nhiên, trong thời điểm đầu tiên khi áp dụng chuyển đổi số, nguồn nhân sự có đủ kiến thức vận hành bộ máy số còn hạn chế, mà các lao động truyền thống lại dư thừa gây không ít “đau đầu” cho việc sử dụng nhân sự hợp lý. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có thể lựa chọn những nhân sự thích hợp để đào tạo, hướng dẫn, giúp người lao động có thể thích nghi với sự chuyển đổi này. Đồng thời nghiên cứu các danh mục kinh doanh hoặc các hoạt động mới để điều chuyển nhân sự nhằm tăng cơ hội việc làm cho các nhân sự đã gắn bó với công ty. Xét ở góc độ vĩ mô hơn, nhà nước có thể mở thêm các chuyên ngành đào tạo để kịp chuẩn bị cho nguồn nhân lực cao cấp cho công cuộc chuyển đổi số đang rất được coi trọng này. Chuyển đổi số có thể tạo ra các thay đổi hoàn toàn mới trong mọi lĩnh vực đời sống, hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến con người và doanh nghiệp đến kinh tế đất nước. Áp dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh sẽ khiến đất nước phát triển bắt kịp thế giới. Tuy nhiên để công cuộc này diễn ra suôn sẻ và hạn chế các tác động tiêu cực, nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần có những trải nghiệm, sự chuẩn bị tốt nhất trong mọi mặt trước khi tiến hành chuyển đổi sang ứng dụng khoa học công nghệ số. Ra đời trong bối cảnh tiến trình chuyển đổi số được xúc tiến mạnh mẽ, FastWork kế thừa những tinh hoa của những mô hình quản lý nổi tiếng trên thế giới để giải quyết bài toán quản trị và điều hành doanh nghiệp. Một hệ thống quản lý trên nền tảng duy nhất, tích hợp nhiều ứng dụng từ HRM, CRM, DMS, BI, Quản lý công việc… sẽ tạo nên sự thay đổi đột phá cho doanh nghiệp, đón đầu những cơ hội mới trong kinh doanh. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến các ứng dụng công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo FastWork ngay tại đây để nhận tư vấn miễn phí.

Vấn đề lớn nhất sau khi áp dụng mô hình chuyển đổi số, đó là việc cắt giảm lao động tại các doanh nghiệp. Đây là điều mà lao động không hề mong muốn nhưng lại là đích đến của nhiều doanh nghiệp khi ứng dụng chuyển đổi số. Bởi cắt giảm nhân sự sẽ cắt giảm được chi phí.

Tuy nhiên, trong thời điểm đầu tiên khi áp dụng chuyển đổi số, nguồn nhân sự có đủ kiến thức vận hành bộ máy số còn hạn chế, mà các lao động truyền thống lại dư thừa gây không ít “đau đầu” cho việc sử dụng nhân sự hợp lý. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có thể lựa chọn những nhân sự thích hợp để đào tạo, hướng dẫn, giúp người lao động có thể thích nghi với sự chuyển đổi này. Đồng thời nghiên cứu các danh mục kinh doanh hoặc các hoạt động mới để điều chuyển nhân sự nhằm tăng cơ hội việc làm cho các nhân sự đã gắn bó với công ty. Xét ở góc độ vĩ mô hơn, nhà nước có thể mở thêm các chuyên ngành đào tạo để kịp chuẩn bị cho nguồn nhân lực cao cấp cho công cuộc chuyển đổi số đang rất được coi trọng này.

Chuyển đổi số có thể tạo ra các thay đổi hoàn toàn mới trong mọi lĩnh vực đời sống, hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến con người và doanh nghiệp đến kinh tế đất nước. Áp dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh sẽ khiến đất nước phát triển bắt kịp thế giới. Tuy nhiên để công cuộc này diễn ra suôn sẻ và hạn chế các tác động tiêu cực, nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần có những trải nghiệm, sự chuẩn bị tốt nhất trong mọi mặt trước khi tiến hành chuyển đổi sang ứng dụng khoa học công nghệ số.

Ra đời trong bối cảnh tiến trình chuyển đổi số được xúc tiến mạnh mẽ, FastWork kế thừa những tinh hoa của những mô hình quản lý nổi tiếng trên thế giới để giải quyết bài toán quản trị và điều hành doanh nghiệp. Một hệ thống quản lý trên nền tảng duy nhất, tích hợp nhiều ứng dụng từ HRM, CRM, DMS, Quản lý công việc… sẽ tạo nên sự thay đổi đột phá cho doanh nghiệp, đón đầu những cơ hội mới trong kinh doanh. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến các ứng dụng công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo FastWork ngay tại đây để nhận tư vấn miễn phí.

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply