Zalo Youtube Phone

6 Bước xây dựng kế hoạch tuyển dụng cho doanh nghiệp B2B

By 24 Tháng Mười Một, 2020Kiến thức, Nhân sự

Quy trình xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân viên là hoạt động mà bộ phận nhân sự cần làm tốt  để nâng cao chất lượng nhân lực cho doanh nghiệp. Do đó, muốn lập  một kế hoạch chu toàn, người tuyển dụng cần nắm rõ những nguyên tắc xây dựng kế hoạch tuyển dụng cho doanh nghiệp B2B. 

Dưới đây sẽ là những bước cơ bản hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mẫu kế hoạch quản lý và tuyển dụng nhân sự hiệu quả.

Kế hoạch tuyển dụng nhân sự là gì?

Tuyển dụng nhân sự là bước quan trọng trong một doanh nghiệp để phát triển
Tuyển dụng nhân sự là bước quan trọng trong một doanh nghiệp để phát triển

Lập kế hoạch trong tuyển dụng nhân sự là bước tiền đề cần có khi doanh nghiệp trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực. Hoạt động xây dựng kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp có thời gian thiết lập bộ tiêu chí cũng như nguyên tắc tuyển dụng hoàn thiện.

Để tuyển dụng nhân sự phù hợp với doanh nghiệp B2B, nhà tuyển dụng cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng như:

  • Quy mô doanh nghiệp
  • Mức lương
  • Văn hóa làm việc doanh nghiệp
  • Điều kiện làm việc trong tổ chức
  • Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
  • Thực trạng việc làm thị trường lao động

Như vậy lập kế hoạch nhân sự tuy có nhiều cách định nghĩa nhưng chỉ có một bản chất duy nhất là những quy trình và yêu cầu nhất định mà doanh nghiệp mong mỏi để có nguồn nhân lực tốt nhất.

Các bước xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự doanh nghiệp B2B

Có rất nhiều cách tuyển dụng nhân viên cho doanh nghiệp. Sau đây là 6 bước giúp đỡ doanh nghiệp tuyển dụng được nguồn nhân lực tuyệt vời nhất.

Cần có một quy trình cụ thể để kế hoạch tuyển dụng được thực hiện thành công
Cần có một quy trình cụ thể để kế hoạch tuyển dụng được thực hiện thành công

Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng

Xác định nhu cầu tuyển dụng là bước đầu tiên để lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhà tuyển dụng cần quan sát các vị trí còn thiếu trong doanh nghiệp. Sau đó phân tích các đặc điểm cần thiết của vị trí đó bao gồm: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Để xác định được nhu cầu tuyển dụng, nhà quản lý cần:

  • Xác định các công việc cần thực hiện trong phòng, ban.
  • Kiểm tra chất lượng làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. 
  • Kiểm tra, xác định những kỹ năng còn thiếu trong phòng, ban để chọn được ứng viên phù hợp.
  • Phân tích đặc trưng công việc để đưa ra mô tả và yêu cầu cụ thể tới ứng viên.

Bước 2: Chuẩn bị bản mô tả công việc

Sau khi đã xác định được các nhu cầu bên trên, nhà tuyển dụng sẽ xây dựng bản mô tả công việc hoàn chỉnh dựa trên các yếu tố đó. Bản mô tả này sẽ bao gồm các thông tin cụ thể về công việc bao gồm:

  • Tên công việc, chức vụ, phòng ban cần tuyển dụng.
  • Nhiệm vụ, các công việc cần làm khi nhận việc. 
  • Trình độ, kỹ năng yêu cầu
  • Địa chỉ làm việc 
  • Thời gian làm việc 
  • Điều kiện làm việc. 
  • Quyền lợi và mức lương doanh nghiệp chi trả cho nhân sự.

Bước 3: Tìm kiếm thu hút nhân sự

Thông báo tuyển dụng là bước quan trọng nhất trong quá trình tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng là bước quan trọng nhất trong quá trình tuyển dụng

Đây có thể được coi là bước quan trọng nhất trong kế hoạch tuyển dụng. Thu hút nhân sự có 2 hình thức: Thu hút nhân sự từ bên trong doanh nghiệp và thu hút nhân sự từ bên ngoài doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp B2B, tuyển dụng nhân sự từ bên trong doanh nghiệp sẽ tốt hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào nguồn nhân sự bên trong doanh nghiệp cũng đủ để bù lấp vào những vị trí thiếu.

Bước 4: Sàng lọc ứng viên

Sau khi thực hiện quá trình thu hút ứng viên theo kế hoạch tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ thu về các hồ sơ ứng viên. Tuy nhiên đây chưa chắc đã là những hồ sơ chất lượng. Các ứng viên chưa chắc đã thật sự phù hợp với doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp phải lọc lại những hồ sơ này để xác định ứng viên có thực sự  phù hợp hay không. Để lọc được hồ sơ chất lượng, nhà tuyển dụng có thể áp dụng quy trình sau:

  • Sàng lọc dựa trên những yêu cầu cơ bản mà doanh nghiệp đã đưa ra. 
  • Sắp xếp các hồ sơ ưu tiên qua các chứng chỉ, kinh nghiệm,… mà ứng viên đã gửi. 
  • Tìm các ứng viên có đủ trình độ ưu tiên và những tiêu chí cơ bản. 
  • Hẹn lịch phỏng vấn với những ứng viên đã được chọn. 

Bước 5: Phỏng vấn ứng viên

Sau khi sàng lọc và thiết lập lịch phỏng vấn ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ tiếp tục thực hiện bước thứ 2 của hoạt động tuyển dụng. Có rất nhiều phương thức phỏng vấn khác nhau mà nhà tuyển dụng có thể lựa chọn phỏng vấn. Mỗi cách thức sẽ phù hợp với các công việc khác nhau. Dưới đây là một số cách phỏng vấn hiệu quả thường xuất hiện trong kế hoạch tuyển dụng của các doanh nghiệp B2B. 

Phỏng vấn qua video: Phương pháp này tiện dụng, nhanh chóng và dễ dàng thực hiện nhất. Thông qua phỏng vấn, các doanh nghiệp sẽ có thể sàng lọc ứng viên kỹ hơn thông qua năng lực họ thể hiện. Cuộc phỏng vấn trực tuyến này sẽ giúp cho các doanh nghiệp B2B để lại ấn tượng ban đầu với ứng viên tiềm năng của họ. Sau cuộc phỏng vấn này, doanh nghiệp có thể loại bỏ một số những hồ sơ không đạt yêu cầu để tránh mất thời gian buổi phỏng vấn trực tiếp của cả 2 bên. 

Lịch sự và tôn trọng ứng viên trong suốt buổi phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp là quá trình tương tác 2 chiều giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Trong quá trình này, ứng viên cũng sẽ đánh giá xem doanh nghiệp có thực sự phù hợp với họ hay không. Vì vậy, luôn tôn trọng ứng viên trong các câu hỏi là điều cần thiết.

Chuẩn bị: Trước buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên soạn trước danh sách các câu hỏi để đào sâu hơn về những thông tin cần thiết. Đặc biệt, cần lưu ý tránh những câu hỏi mang tính chất riêng tư. 

Người phỏng vấn: Buổi phỏng vấn trực tiếp thường có ít nhất 2 người (thuộc doanh nghiệp) tham gia. Thường, đó sẽ là bộ phận nhân sự và bộ phận chuyên môn của vị trí cần tuyển. 

Bước 6: Giới thiệu nhân sự mới

Giới thiệu nhân sự mới vào công ty
Giới thiệu nhân sự mới vào công ty

Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ tổng hợp lại những thông tin thu được từ buổi phỏng vấn. Sau đó đánh giá khả năng của các ứng viên để đưa ra kết quả cuối cùng. Nếu ứng viên đáp ứng đủ yêu cầu, doanh nghiệp sẽ gửi thư trúng tuyển cho họ. Nếu ứng viên cũng cảm thấy doanh nghiệp phù hợp và chấp nhận tham gia phỏng vấn, như vậy, họ chính thức trở thành thành viên của công ty. Khi đó, bộ phận nhân sự sẽ tiến hành giới thiệu ứng viên với tập thể nhân viên trong phòng- ban- doanh nghiệp (tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng)

Vai trò của việc lập kế hoạch tuyển dụng đối với doanh nghiệp

Lập kế tuyển dụng là một giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp đặc biệt với doanh nghiệp B2B. Việc lên kế hoạch từ đầu sẽ giúp thu gọn tệp dữ liệu ứng viên đồng thời mọi công việc được xúc tiến theo đúng quy trình định trước.

Doanh nghiệp tiết kiệm tối đa các chi phí cùng nhân sự mà chất lượng tuyển dụng lại đạt hiệu quả tích cực.

Giải pháp cho hoạt động tuyển dụng nhân lực doanh nghiệp Fastwork Hiring từ Fastwork.vn

Hiện nay đội ngũ Fastwork đang triển khai và phát triển nhiều bộ giải pháp phần mềm dành cho doanh nghiệp B2B. Với sự giúp đỡ đắc lực của bộ giải pháp Fastwork Hiring – Phần mềm Quản lý Tuyển dụng trực tuyến, hoạt động tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp tiết kiệm đến 90% thời gian xử lý, hiệu quả tuyển dụng đạt tối đa với chi phí cực kỳ tiết kiệm. 

Phần mềm Tuyển dụng trực tuyến Fastwork Hiring sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động như:

  • Xây dựng website tuyển dụng chuyên nghiệp, thu hút
  • Xây dựng kế hoạch, quy trình tuyển dụng đơn giản, dễ dàng hơn
  • Tự động tạo và quản lý nguồn ứng viên
  • Trực tiếp tương tác với ứng viên trên hệ thống phần mềm
  • Tạo ghi chú và tự động đánh giá từng ứng viên
  • Tự động đo lường hiệu quả tuyển dụng

Doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp Hotline  0983 089 175 hoặc email đến hotro@fastwork.vn để nhận tư vấn miễn phí và hỗ trợ 24/7.

>>> Xem thêm bài viết: Tổng hợp 5 mẫu thông báo tuyển dụng thu hút ứng viên



Leave a Reply