Kế hoạch kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với tổng thể doanh nghiệp, quyết định đến định hướng phát triển và cách thức vận hành của doanh nghiệp. Nhà quản lý cần xây dựng bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và bài bản. Vậy bản kế hoạch kinh doanh mẫu gồm những yếu tố gì? Cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin.
Mục lục nội dung:
1. Tóm tắt dự án kinh doanh
Mục tiêu | Mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến là gì? |
Sứ mệnh? | Giá trị mà doanh nghiệp mang tới cho những bên liên quan bao gồm: khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và xã hội là gì? |
Mô hình hoạt động | Mô hình tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. |
Chìa khóa thành công | Các yếu tố chính tạo nên thành công của doanh nghiệp là gì? |
Lý do nên đầu tư vào doanh nghiệp? | Nếu là mẫu kế hoạch kinh doanh nhằm mục đích huy động vốn thì nên nêu vắn tắt các lý do. |
Fastwork cung cấp Hướng dẫn xây dựng quy trình chung khi lập kế hoạch kinh doanh cho các doanh nghiệp SME.
Mời quý đọc giả theo dõi!
2. Giới thiệu doanh nghiệp
Thông tin chung về doanh nghiệp | Trong bản kế hoạch kinh doanh mẫu cần nêu lên được các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như: Tên, trụ sở, SĐT, người đại diện,… |
Lịch sử hình thành và phát triển | Giới thiệu cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp |
Phân tích SWOT công ty | Trong quy trình lập kế hoạch kinh doanh nên có phần phân tích: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp là gì? |
3. Sản phẩm và Dịch vụ
Mô tả sản phẩm dịch vụ | Bản kế hoạch kinh doanh mẫu cần nêu lên được các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. |
So sánh cạnh tranh | Lợi ích chính của sản phẩm/dịch vụ là gì? Lý do khách hàng nên tin dùng sản phẩm/dịch vụ? Điểm mạnh, điểm yếu chính của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp là gì? |
Mô hình: Chuỗi giá trị | |
Công nghệ sản xuất | Công nghệ áp dụng trong việc sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm/dịch vụ là gì? |
Có thể bạn quan tâm:Hướng dẫn tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) từ A-Z cho doanh nghiệp
4. Phân tích thị trường
Một trong các nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh chính là phân tích thị trường. Trong bản kế hoạch kinh doanh mẫu cần có:
Phân tích vĩ mô:
Môi trường kinh tế | Tốc độ phát triển của thị trường, nền kinh tế, lãi suất, lạm phát, dự đoán phát triển |
Môi trường nhân khẩu | Dân số, phân bố dân cư, trình độ học vấn kiến thức… |
Môi trường văn hóa xã hội | Quan điểm, sở thích, thói quen mua hàng… và những đặc điểm văn hóa khác có thể tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh. |
Môi trường công nghệ | Công nghệ không ngừng phát triển và thay đổi cuộc sống và thay đổi xu hướng thị trường. |
Môi trường chính trị pháp luật | Đặc điểm chính trị, pháp luật của quốc gia mà công ty tham gia hoạt động. Sự ổn định của chính trị pháp luật là tiền đề thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư mở rộng phát triển. Những bộ luật có ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của công ty |
Phân tích vi mô
Quy mô thị trường | Dựa trên số liệu thống kê để tính toán quy mô (bằng tiền) của thị trường? |
Phân khúc thị trường | Có những cách phân khúc thị trường chính nào? Đặc điểm của từng phân khúc thị trường? |
Phân tích đối thủ cạnh tranh | Các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường là ai? Điểm mạnh điểm yếu của đối thủ? Đặc điểm, xu hướng cạnh tranh trong ngành là gì? Đối thủ cạnh tranh gián tiếp (cùng ngành khác phân khúc) là ai? |
Nhà cung cấp | Các nhà cung cấp chính của doanh nghiệp (đối tác bán hàng, đối tác cung cấp các tư liệu sản xuất như máy móc, giấy…). Uy tín của các nhà cung cấp như thế nào? Có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp hay không? |
Quy mô thị trường | Dựa trên số liệu thống kê để tính toán quy mô (bằng tiền) của thị trường? |
Phân khúc thị trường | Có những cách phân khúc thị trường chính nào? Đặc điểm của từng phân khúc thị trường? |
Phân tích đối thủ cạnh tranh | Các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường là ai? Điểm mạnh điểm yếu của đối thủ? Đặc điểm, xu hướng cạnh tranh trong ngành là gì? Đối thủ cạnh tranh gián tiếp (cùng ngành khác phân khúc) là ai? |
Nhà cung cấp | Các nhà cung cấp chính của doanh nghiệp (đối tác bán hàng, đối tác cung cấp các tư liệu sản xuất như máy móc, giấy…). Uy tín của các nhà cung cấp như thế nào? Có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp hay không? |
Phân tích khách hàng | Khi lập kế hoạch kinh doanh từ a tới z nhà quản lý cần phân tích khách hàng. Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Các cách thức tiếp cận phổ biến thường được áp dụng đối với đối tượng khách hàng này? Khả năng đàm phán về giá cũng như lợi thế của khách hàng có lớn không? |
Sản phẩm thay thế | Các sản phẩm/dịch vụ chính có thể thay thế cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp |
Tương lai của ngành | 1 vài nhận định quan trọng của doanh nghiệp về xu hướng của ngành trong tương lai: ngắn hạn, trung và dài hạn |
Định hướng phát triển | Chiến lược phát triển quan trọng mà doanh nghiệp theo đuổi trong ngắn và dài hạn cho phù hợp với tình hình? |
5. Kế Hoạch Marketing
Bản kế hoạch kinh doanh mẫu không thể thiếu kế hoạch marketing mà doanh nghiệp đang thực hiện. Như mở rộng thị trường, tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu hay hỗ trợ bán hàng,… Tham khảo mẫu kế hoạch marketing cơ bản nhất.
Phân tích thị trường mục tiêu | Khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là ai? Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là ở đâu? Nhu cầu của thị trường là gì? |
Chiến lược Marketing | Chiến lược marketing của công ty là gì? Marketing 4P: giá, sản phẩm, quảng bá, vị trí? |
Kênh Marketing | Các kênh marketing chủ lực của doanh nghiệp? |
Tổ chức chương trình Marketing | Công ty có kế hoạch tổ chức những chương trình marketing gì? Tổ chức như thế nào? |
Chiến lược thương hiệu | Logo của công ty là gì? Slogan của công ty là gì? Giá trị cảm nhận là gì? Đồng bộ hình ảnh như thế nào? Chiến lược xây dựng và quản lý thương hiệu như thế nào? Công ty có kế hoạch bảo hộ thương hiệu không? Chi phí và quy trình như thế nào? |
Kế hoạch phát triển Website | Các chỉ số của website hiện tại? Chiến lược phát triển website là gì? Đối tượng là ai? Phát triển nội dung như thế nào? |
Tổ chức hoạt động Marketing |
6. Kế hoạch bán hàng
Bản kế hoạch kinh doanh mẫu cần trình bày kế hoạch và chiến lược bán hàng của doanh nghiệp bao gồm:
Mục tiêu bán hàng | Mục tiêu bán hàng của công ty trong từng giai đoạn (doanh thu, doanh số, giá bán,…) Các cơ sở để đạt được mục tiêu? |
Kênh bán hàng | Các kênh bán hàng nào sẽ được công ty sử dụng? Cách thức tổ chức các kênh bán hàng. Làm sao để gia tăng hiệu quả của các chương trình bán hàng? |
Tổ chức chương trình bán hàng | Chương trình bán hàng giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu cho đại lý,… |
Tổ chức hoạt động bán hàng | Sơ đồ triển khai hoạt động bán hàng? Kế hoạch xây dựng hệ thống, hoàn thiện mô hình bán hàng, triển khai chương trình bán hàng,… |
7. Kế hoạch nhân sự
Mô hình tổ chức | Sơ đồ tổ chức? Cơ cấu nhiệm vụ các phòng ban? |
Đội ngũ quản lý | Hội đồng quản trị gồm những ai? 1 vài thông tin quan trọng về các thành viên chủ chốt. Ban giám đốc gồm những ai? 1 vài thông tin quan trọng như trên. Những nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng khác. |
Chính sách nhân sự | Nhân sự của công ty qua các thời kỳ là bao nhiêu? Mức lương căn bản qua các năm là bao nhiêu? Chế độ thời gian làm việc, quy định về ngày nghỉ,… Chính sách đào tạo, tuyển dụng, khen thưởng của công ty là gì? Kế hoạch phát triển hệ thống nhân sự? Cách thức gia tăng hiệu quả của hệ thống nhân sự? |
Phong cách lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp |
Dành cho nhà quản trị Nhân sự: EBOOK – 20 Xu Hướng Quản Trị Nhân Sự
8. Kế hoạch tài chính
Bản kế hoạch kinh doanh mẫu không thể thiếu kế hoạch tài chính. Cụ thể:
Phần tài chính thì căn cứ vào báo cáo tài chính trong quá khứ và các thông tin liên quan đến hoạt động bán hàng. Chiến lược tài chính của doanh nghiệp.
Kế hoạch huy động và sử dụng vốn Nhu cầu đầu tư là bao nhiêu? Phân bổ vào những việc gì? Phân tích các chỉ số đầu tư? (ROA,ROE, NPV, IRR…) |
Giả định quan trọng |
Phân tích điểm hoà vốn |
Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dự kiến của doanh nghiệp |
Bảng lưu chuyển tiền tệ dự kiến Bảng lưu chuyển tiền tệ hiện tại Bảng lưu chuyển tiền tệ dự kiến |
Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán hiện tại Bảng cân đối kế toán dự kiến |
Bảng chỉ số tài chính |
9. Phụ lục
Nếu cần thiết các doanh nghiệp có thể bổ sung thêm những phần như: thời gian thực hiện, quản trị rủi ro,…
Trên đây là khung xây dựng bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh được nhiều công ty, doanh nghiệp lựa chọn. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh cũng như định hướng phát triển và tiềm lực của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch kinh doanh phù hợp.
10. Tham khảo mẫu Kế hoạch kinh doanh
Mẫu Kế hoạch Kinh doanh bản Word từ Sba.gov
Hãy tham khảo ngay giải pháp quản lý bán hàng Fastwork CRM nếu kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả.
Với những nội dung trên khi lập kế hoạch kinh doanh, để kế hoạch được thực hiện theo đúng tiến độ, kiểm soát được khối lượng và chất lượng công việc theo nhân sự, nhà quản lý có thể cụ thể hóa, quản lý tự động kế hoạch trên phần mềm quản trị công việc và dự án FastWork Work+.
Phần mềm FastWork Work+ hỗ trợ quản lý việc thực hiện kế hoạch kinh doanh: số hóa kế hoạch kinh doanh, giao việc thực thi kế hoạch, kiểm tra kế hoạch đã thực hiện đến đâu, tiến độ thế nào, hiệu suất của nhân sự, phòng ban, nhóm, quản lý công việc của nhân sự kinh daonh làm việc tại hiện trường,… trên một nền tảng duy nhất! Bên cạnh bản WebApp, phần mềm có bản Mobile App.
- Chi phí sử dụng phần mềm, bạn có thể tham khảo thêm Tại Đây
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về FastWork Work+, nhận Demo Free của phần mềm, đừng quên điền thông tin tại hộp Đăng ký tư vấn.