Viết đánh giá thử việc cho nhân viên sau thử việc là công việc không hề đơn giản với các nhà quản lý. Những đánh giá này cần thể hiện tích cực mong muốn mà người quản lý muốn truyền đạt. Trong thực tế có đến 1/5 ứng viên cho rằng quản lý của họ không phản hồi và đánh giá mang tính xây dựng. Và 68% ứng viên nhận được phản hồi chính xác từ nhà quản lý sẽ hoàn thành tốt hơn công việc của mình.
100 cách viết đánh giá thử việc sau đây sẽ cung cấp thêm “ý tưởng” cho nhà quản lý.
1. Nhận xét về tính chuyên cần
Trong phiếu đánh giá thử việc không thể không nhắc đến tính “chuyên cần” của ứng viên. Đây được xem đức tính thể hiện tính kỷ luật mà các ứng viên cần sở hữu, thông qua việc đến đúng giờ, làm việc theo quy trình và thời gian do doanh nghiệp quy định. Nhà quản lý có thể áp dụng cách viết đánh giá thử việc về yếu tố chuyên cần của ứng viên theo nội dung sau:
Khi nhân viên làm tốt
- “Bạn luôn đến đúng giờ, tuân thủ theo giờ làm việc và nghỉ trưa đã quy định”
- “Bạn luôn thực hiện đúng các quy định của công ty về chuyên cần và đúng giờ.”
- “Bạn luôn biết cách sắp xếp công việc cá nhân, xin nghỉ vào giai đoạn phù hợp để không làm ảnh hưởng tới công việc.”
- “Bạn luôn trả lời email và điện thoại công việc đúng lúc”
Khi nhân viên cần cải thiện
- “Anh ấy nhận quá nhiều cuộc gọi cá nhân trong giờ làm việc”
- “Thời gian nghỉ trưa của bạn thường xuyên vượt quá quy định, gây ảnh hưởng đến lịch trình làm việc.”
- “Bạn thường đến văn phòng muộn khiến các cuộc họp đã lên lịch bắt đầu muộn. Nó cũng ảnh hưởng đến lịch trình của người khác. Bạn cần cập nhật lịch trình của mình để không ảnh hưởng đến đồng nghiệp trong nhóm”.
2. Đổi mới và sáng tạo
Khả năng tư duy và óc sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá nhân viên trong thời gian thử việc. Trong mẫu nhận xét đánh giá nhân viên thử việc nhà quản lý cần đánh giá khả năng sáng tạo của họ. Cụ thể:
Tích cực
- “Bạn thường tìm thấy các giải pháp mới và sáng tạo cho một vấn đề”
- “Cô ấy có sở trường tư duy sáng tạo.”
- “Kỹ năng tư duy và khả năng sáng tạo của anh ấy là một tài sản cho nhóm”
- “Chúng tôi đánh giá cao trí tưởng tượng độc đáo của bạn và công nhận một số ý tưởng sáng tạo mà bạn đưa ra”.
Cần cải thiện
- “Bạn thường né tránh những dự án đòi hỏi tư duy sáng tạo”
- “Anh ấy thường chọn cách tiếp cận truyền thống mang tính an toàn, ít rủi ro hơn là cách tiếp cận sáng tạo”.
- “Bạn không khuyến khích nhóm của mình, tìm ra các giải pháp sáng tạo.”
- “Bạn quá sợ mạo hiểm với một giải pháp sáng tạo mới.”
- “Cách tiếp cận vấn đề của bạn thường cứng nhắc và truyền thống, không có sự sáng tạo, đổi mới”
3. Khả năng lãnh đạo
Đối với các nhân viên thử việc tại vị trí lãnh đạo như trưởng nhóm, trưởng phòng hay giám đốc,… ban lãnh đạo doanh nghiệp cần thực hiện bảng đánh giá năng lực. Theo các nghiên cứu nhân viên thử việc tại vị trí người lãnh đạo có thể hoàn thành công việc tốt hơn đến 8.9%. Cách viết đánh giá thử việc cho các vị trí, chức vụ quản lý hoặc lãnh đạo như sau:
Tích cực
- “Bạn quản lý nhóm của mình hiệu quả và triển khai công việc một cách cụ thể để củng cố nhóm .”
- “Bạn đối xử với mọi nhân viên trong nhóm của bạn một cách bình đẳng, công bằng và và tôn trọng.”
- “Cô ấy cung cấp cho nhân viên các hướng thực hiện và giải pháp cần thiết để hoàn thành công việc.”
- “Bạn yêu cầu nhân viên chịu trách nhiệm về hiệu suất làm việc của họ.”
- “Anh ấy duy trì văn hóa minh bạch và chia sẻ kiến thức ở tất cả các cấp trong bộ phận của mình”.
- “Bạn giao tiếp cởi mở với nhóm của mình.”
- “Bạn ghi nhận thành tích và công nhận năng lực làm việc của nhân viên một cách công bằng.”
Cần cải thiện
- “Bạn có thành kiến và ưu ái một số nhân viên hơn những người khác trong nhóm của mình”
- “Anh ấy không công nhận nỗ lực và sự chăm chỉ của một thành viên trong nhóm.”
- “Bạn không thể giải thích các mục tiêu và nhiệm vụ công việc một cách rõ ràng cho nhân viên cấp dưới của mình”.
- “Cô ấy thường tạo ra khoảng cách giao tiếp và giữ kín thông tin với cấp dưới của mình”.
4. Kỹ năng giao tiếp
Trong nhận xét đánh giá sau thử việc không thể thiếu kỹ năng giao tiếp của nhân sự mới. Đây được xem là một trong những kỹ năng quan trọng trong môi trường công sở. Thông qua giao tiếp nhân viên thử việc có thể hợp tác và làm việc nhóm tốt hơn, tăng hiệu quả trong việc tiếp cận và phục vụ khách hàng. Để đánh giá kỹ năng giao tiếp của nhân viên thử việc nhà quản lý có thể áp dụng cách các tiêu chí sau:
Tích cực
- “Bạn được đồng nghiệp đánh giá cao nhờ khả năng xây dựng mối quan hệ tốt ”.
- “Kỹ năng giao tiếp của bạn tốt, bạn có thể khiến người khác hiểu rõ ràng quan điểm của mình”.
- “Cô ấy có thể truyền đạt hiệu quả những ý tưởng và suy nghĩ của mình”
- “Việc bạn sẵn sàng lắng nghe người khác và hiểu quan điểm của họ được đồng nghiệp đánh giá cao.”
- “Bạn rất giỏi trong việc truyền đạt những thông điệp và những quyết định khó khăn một cách khéo léo.”
Cần cải thiện
- “Bạn không biết cách giao tiếp với các đồng nghiệp của mình và điều này gây ra nhiều hiểu lầm trong nhóm.”
- “Cách tiếp không cận trực tiếp và mang tính cá nhân của bạn khiến các cuộc thảo thuận nhóm không mang đến hiệu quả cao”
- “Bạn cần cải thiện khả năng trả lời email kịp thời.”
- “Bạn thường xuyên chê bai hoặc nói xấu các đồng nghiệp.”
- “Trong các cuộc thảo luận và các cuộc họp quan trọng, bạn thường làm gián đoạn phát biểu của người khác.”
5. Hợp tác và làm việc theo nhóm
Hợp tác và kỹ năng làm việc nhóm là yếu tố mà nhà quản lý cần quan tâm trong mẫu đánh giá thử việc. Cộng tác chính là bí quyết giúp nhóm của bạn phát triển và đưa ra các ý tưởng tối ưu. Trong quá trình thử việc quản lý cần quan sát kỹ năng hợp tác của nhân viên nhằm đưa ra đánh giá khách quan. Cụ thể cách viết đánh giá thử việc cho nhà quản lý:
Tích cực
- “Bạn giống như một cầu thủ tuyệt vời trong đội bóng. Các thành viên trong nhóm tôn trọng và đánh giá cao bạn. ”
- “Bạn có thể được các thành viên trong nhóm tin cậy.”
- “Anh ấy làm việc để trở thành người tốt nhất cho đội chứ không phải người giỏi nhất đội.”
- “Bạn hỗ trợ người khác hoàn thành nhiệm vụ của họ và luôn sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp”.
- “Bạn tôn trọng người khác và cho mọi người cơ hội bình đẳng để bày tỏ ý kiến của họ.”
Cần cải thiện
- “Bạn không cân nhắc ý kiến và quan điểm của người khác.”
- “Cô ấy cố gắng ghi nhận công lao của nhóm mình.”
- “Anh ấy không đưa ra các giải pháp cụ thể giúp nhóm hoàn thành dự án”.
- “Bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ cá nhân nhưng lại gặp khó khăn khi thể hiện ý tưởng và quan điểm trong một nhóm.”
6. Quản lý thời gian
Quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng đối với nhân sự cũng như các nhân viên đang trong quá trình thử việc. Nếu không có kỹ năng này, nhân viên khó có thể hoàn thành các công việc và nhiệm vụ đúng hạn. Nhà quản lý có thể áp dụng cách viết đánh giá thử việc cho nhân viên bằng cách đưa ra các nhận xét sau:
Tích cực
- “Bạn giao công việc khẩn cấp mà không ảnh hưởng đến các công việc khác”
- “Bạn luôn hoàn thành thời hạn và tận dụng thời gian của mình một cách hiệu quả nhất.”
- “Cô ấy sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc một cách thành thạo mà không bị vướng vào những công việc không cần thiết.”
- “Bạn đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao mặc dù lịch trình dày đặc.”
Cần cải thiện
- “Bạn liên tục đẩy thời hạn và không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.”
- “Bạn thường không thể tính được thời gian cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ và do đó, bạn bị chậm deadline”.
- “Cô ấy thiếu cảm giác khẩn cấp.”
7. Giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề kỹ năng quan trọng mà bất cứ nhân sự nào cũng cần sở hữu. Trong thời gian thử việc nhân viên cần chứng tỏ được khả năng xác định, nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo hướng tối ưu nhất. Điều này sẽ thể hiện năng lực làm việc, cách nhân viên thử việc đương đầu và giải quyết khó khăn. Cụ thể nhà quản lý có thể áp dụng cách viết đánh giá thử việc với các nhận xét như:
Tích cực
- “Bạn giải thích các ý tưởng và quan điểm của mình một cách rõ ràng, không có thông tin sai lệch.”
- “Anh ấy thu thập tất cả các dữ kiện và thông tin cần thiết trước khi tìm ra giải pháp cho một vấn đề.”
- “Phẩm chất tốt nhất của bạn là khi đối mặt với một vấn đề, bạn lắng nghe trước và sau đó cố gắng đưa ra giải pháp.”
- “Cô ấy luôn đưa ra những giải pháp độc đáo nhưng thiết thực.”
Cần cải thiện
“Bạn cần quyết đoán và dứt khoát hơn khi đưa ra định hướng.”
“Anh ấy luôn vội vàng đưa ra quyết định mà không tìm hiểu kỹ lưỡng vấn đề.”
“Bạn nên cộng tác với những người khác nhiều hơn để cùng nhau đưa ra giải pháp.”
8. Đạo đức công việc
Đạo đức làm việc của một nhân viên thử việc bao gồm việc chấp hành kỷ luật cũng như cách đối nhân xử thế với đồng nghiệp. Thông qua các phân tích và đánh giá về đạo đức, nhân viên thử việc có thể nắm bắt được các hành vi không phù hợp của mình. Cụ thể:
Tích cực
- “Bạn tôn trọng và đối xử công bằng đối với tất cả mọi người trong công ty”
- “Anh ấy được những đồng nghiệp đánh giá đáng tin cậy”
- “Cô ấy rất đúng giờ và hiểu giá trị thời gian của người khác. Cô ấy không bao giờ đến muộn trong một cuộc họp.”
- “Bạn tuân thủ các quy định và chính sách của công ty”
Cần cải thiện
- “Anh ấy đặt tính chính trực sang một bên khi theo đuổi mục tiêu của mình.”
- “Hành vi của bạn đối với đồng nghiệp không phù hợp.”
- “Bạn chơi thiên vị những đồng nghiệp thân thiết trong các phán đoán của mình.”
9. Năng suất làm việc
Chất lượng và năng suất công việc là yếu tố quan trọng giúp nhà quản lý đánh giá quá trình thử việc của nhân sự mới. Cách viết đánh giá thử việc đối với mục năng suất làm việc như sau:
Tích cực
- “Bạn đã thể hiện hiệu suất cao trong công việc của mình.”
- “Cô ấy luôn tìm kiếm giải pháp để làm việc hiệu quả hơn.”
- “Thái độ tích cực đối với công việc của bạn khuyến khích những người khác làm việc tốt.”
- “Cô ấy là một người cẩn thận và làm việc với quy trình hiệu quả”
Cần cải tiến
- “Công việc của bạn không tuân thủ các tiêu chuẩn đầu ra được yêu cầu.”
- “Bạn nên tham gia các khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình.”
- “Chất lượng công việc của anh gần đây không đạt yêu cầu.”
10. Kỹ năng giữa các cá nhân
Kỹ năng giữa các cá nhân thể hiện khả năng hợp tác và làm việc hiệu quả giữa nhân viên thử việc và các thành viên trong nhóm của mình. Những kỹ năng bao gồm: Giao tiếp, xử lý vấn đề, giải quyết, tư duy và óc sáng tạo,… Nhà quản lý có thể áp dụng cách viết đánh giá thử việc thông qua các nhận xét sau:
Tích cực
- “Bạn truyền đạt ý tưởng và tầm nhìn của mình một cách rõ ràng giúp người khác có thể hiểu nó một cách dễ dàng và nhanh chóng.”
- “Anh ấy đánh giá cao nỗ lực của người khác và khuyến khích họ trở nên tốt hơn.”
- “Ngay cả khi không đồng ý với người khác, bạn vẫn làm điều đó một cách cẩn thận và tôn trọng.”
- “Bạn có thể dễ dàng thích nghi với nhiều tình huống và kiểu người khác nhau.”
Cần cải thiện
- “Anh ấy cảm thấy khó khăn để thể hiện cảm xúc của mình, điều này thường gây ra hiểu lầm.”
- “Khi được đưa ra bất kỳ loại phản hồi nào, bạn không tiếp nhận nó theo cách tích cực.”
- “Cô ấy không dành thời gian để duy trì và phát triển các mối quan hệ tích cực và có lợi.”
- “Bạn không có xu hướng lắng nghe và xem xét ý kiến của người khác.”
Trên đây cách viết đánh giá thử việc cho nhà quản lý, ban lãnh đạo tại các doanh nghiệp. Thông qua các tiêu chí đánh giá khách quan trên đây, nhà quản lý có thể đưa ra nhận xét chi tiết cho nhân viên của mình. Từ đó giúp nhân viên thử việc biết được mình đang gặp vấn đề gì.
Xem thêm các nội dung dành cho Nhân sự:
>>> 3 mẫu đánh giá thử việc đơn giản dành cho nhà Tuyển dụng
>>> Quy trình và mẫu tiêu chí chuẩn khi đánh giá thử việc
>>> Tiêu chí đánh giá sau thử việc cho nhà Tuyển dụng
>>> 12 Tips tuyển dụng nhân viên Sales thực chiến