Đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế trên rộng khắp các khu vực địa lý. Cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe này đang buộc các Giám đốc điều hành, các nhà quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp phải điều chỉnh lại hầu hết mọi khía cạnh của KPI. Vậy chiến lược điều chỉnh KPI là gì?
Để tìm hiểu phản ứng của ban lãnh đạo cấp cao cho vấn đề này, người viết đã có cuộc nói chuyện với các Giám đốc điều hành cấp cao tại Mỹ và Châu Âu – trong các lĩnh vực ngân hàng, công nghệ, tư vấn và quỹ đầu tư mạo hiểm về các công ty và lĩnh vực trong chiến lược Work From Home. Đây đều là những Giám đốc điều hành các công ty quốc tế dày dạn kinh nghiệm tại Paris, Los Angeles và San Francisco với nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực mang lại cơ hội tốt cho nhân viên được làm việc tại nhà.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp doanh nghiệp và nhân viên vượt qua cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay và hiểu được chiến lược điều chỉnh KPI là gì.
>>> Xem thêm Work From Home là gì? Vì sao đây là xu hướng làm việc của nền kinh tế hiện đại?
Mục lục nội dung:
Khảo sát phạm vi rộng đối với KPI là gì?
Đây là một phản ứng tốt trong sáu tháng đầu tiên của đại dịch. Tuy nhiên, khi đại dịch gia tăng vào tháng 9 và tháng 10, các CEO cùng các Giám đốc Nhân sự bắt đầu xem xét và đánh giá và điều chỉnh hiệu suất cá nhân đối với mỗi cá nhân trong năm 2020.
Cùng với đó, một câu hỏi cũng được đặt ra việc điều chỉnh KPI là gì, theo như đánh giá truyền thống hàng năm có có cần thiết được sửa đổi để phù hợp với các sự kiện bất thường này hay không? Và các chỉ số hiệu suất (KPI là gì) đã được thiết lập có còn hiệu lực không?
Để đi vào tìm hiểu sâu hơn, đội ngũ nghiên cứu đã thực hiện một bài kiểm tra mẫu với các chuyên gia về Nhân sự tham gia hội nghị Quản lý Nguồn nhân lực Chiến lược EIASM hàng năm. Và một bảng câu hỏi đã được thiết lập để thu thập lời khuyên chuyên môn và ý kiến cá nhân về việc điều chỉnh KPI là gì và như thế nào từ các chuyên gia.
Cùng với đó, người viết cũng thực hiện các cuộc khảo sát tương tự bằng cách sử dụng LinkdIn và mạng xã hội Artimon, một công ty tư vấn chuyển đổi tổ chức của Pháp. Trong đó, có 6 KPI đã xuất hiện trong các cuộc khảo sát đó, bao gồm:
- Sức khỏe của nhân viên
- Hạnh phúc của nhân viên
- Hiệu suất của nhân viên
- Chi phí việc làm
- Trải nghiệm khách hàng
- Mức độ triển khai các công cụ kỹ thuật số
Đào tạo nhà quản lý cùng các công cụ kỹ thuật số
Kết quả rút ra từ cuộc khảo sát đó là những người được đặt câu hỏi cho rằng Sức khỏe của nhân viên là thước đo tầm quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của các Giám đốc điều hành, nhà quản trị và hỗ trợ giám sát.
Điều này được hiểu rằng các công ty sẽ đảm bảo rằng các nhà quản lý phải được đào tạo sử dụng các công cụ để đánh giá, theo dõi thể chất, công việc cho cấp dưới.
Jeff Miller thuộc Cornerstone, là một trong những công ty SAAS HRM lớn nhất cho rằng nhu cầu đào tạo trực tuyến đang tăng vọt trong số những khách hàng của họ. Dấu hiệu này cho thấy các công ty đang rất quan tâm đến sức khỏe nhân viên của họ và mối quan tâm này có thể ngày càng sâu sắc hơn khi các quy định về Lockdown và tình trạng Work From Home vẫn được tiếp tục.
>>> Tham khảo Dành cho lãnh đạo: Quản lý nhân viên Work From Home hiệu quả
Doanh nghiệp xem xét điều chỉnh đánh giá nhân viên bởi tác động của dịch bệnh
Một điểm khác quan trọng về việc điều chỉnh chiến lược KPI là gì được rút ra từ cuộc khảo sát đó chính là duy trì Hiệu suất nhân viên (KPI). Brigitte Morel-Curran (Korn Ferry) và David Kellogg (Host Analytics, Salesforce) đều chỉ ra rằng các công ty cần điều chỉnh các chỉ số đo lường hiệu suất nhân viên của họ.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nắm bắt được thực tế phải có chiến lược điều chỉnh KPI là gì và như thế nào. Theo đó, việc đánh giá nhân viên theo phương pháp thông thường thông qua việc có mặt hàng ngày tại văn phòng hay địa điểm làm việc hiện tại đã không còn chính xác.
Bộ phận nhân sự cũng cần xác định những chỉ số KPI là gì cần được đo lường. Trong đó không nên bỏ qua đo lường hai chỉ số Trải nghiệm khách hàng và Kiểm soát chi phí nhân viên mặc dù trong thời điểm hiện tại, bởi 2 chỉ số này khá quan trọng trong việc duy trì tình hình kinh doanh của công ty.
Củng cố tinh thần cho nhân viên khi phải Work From Home
Trong phạm vi giữa hai yếu tố Sự hài lòng của nhân viên và Triển khai công cụ kỹ thuật số, Caroline Guillaumin (Société Générale) và Joy Wolken (Alation) đều chịu trách nhiệm về HRM muốn đảm bảo rằng nhân viên của họ có quyền sử dụng các công cụ kỹ thuật số tốt nhất có thể.
Điều này sẽ giúp củng cố cho Sự hài lòng của nhân viên và làm tăng khả năng giữ chân nhân viên mới. Lời khuyên được họ đưa ra là hãy cho nhân viên bắt đầu một công việc gây hứng thú (dù làm việc tại văn phòng hay tại nhà). Một số gợi ý như các lớp học nấu ăn trực tuyến, các trò chơi giải trí trực tuyến nên được tổ chức để nhân viên có thể kết nối với nhau để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Thông qua cuộc nói chuyện, kinh nghiệm được rút ra đó là nhiều các công ty Mỹ hay Pháp hoạt động với mô hình Work From Home đã nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ nhân viên của mình bằng cách giảm tối thiểu việc tiếp xúc giữa nhân viên với khách hàng. Bên cạnh đó họ tăng cường sử dụng các công cụ kỹ thuật số như Slack, Teams, Zoom, Google Meet và các phần mềm giao tiếp và làm việc theo nhóm trực tuyến.
Cùng với những lời khuyên trong chiến lược điều chỉnh chỉ số đánh giá nhân viên cho phù hợp với tình hình thực tế, cả doanh nghiệp và người lao động sẽ nắm được các chỉ số đánh giá KPI là gì của mình.
Chúng ta hãy cùng mong chờ cầu vồng phía sau cơn bão này.
Nguồn: Forbes (Leadership Strategy)
Michael Segalla is Professor of Management at HEC Paris
>>> Xem thêm Digital Workplace: Bức họa Văn phòng số tương lai 2021 không thể bỏ qua