Định vị thị trường với Marketing 4P: Từ lý thuyết tới thực tiễn

Mô hình Marketing 4P là một phương thức chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả trong kế hoạch marketing tổng thể của doanh nghiệp, được áp dụng khi doanh nghiệp đưa một sản phẩm hay dịch vụ mới đến tay người tiêu dùng. Marketing 4P giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng chiến lược tiếp thị sản phẩm/dịch vụ thông qua giá thành, sản phẩm thực tế, các chương trình khuyến mại hay địa điểm tung ra sản phẩm nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. 

Chiến lược marketing 4P được xây dựng và thực hiện như thế nào?

Định nghĩa về marketing 4P đã được nhiều giới chuyên gia trong lĩnh vực “tiếp thị học” định nghĩa: “Chiến lược tiếp thị được hiểu là các hoạt động vạch ra giúp doanh nghiệp đặt đúng sản phẩm vào đúng địa điểm, đúng giá thành và vào đúng thời điểm”.

Nghe thì có vẻ đơn giản! Như việc doanh nghiệp chỉ cần tạo ra một sản phẩm dành cho một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể, đưa ra bán tại một địa điểm xác định nào đó mà nhóm khách hàng đó thường xuyên ghé thăm. Kèm theo đó, sản phẩm hay dịch vụ đó được định giá ở mức phù hợp với giá trị tương xứng. Tất cả những điều này sẽ được thực hiện tại thời điểm mà khách hàng họ phát sinh nhu cầu mua sắm. 

Thực hiện được đúng tất cả những điều đó, có nghĩa doanh nghiệp đã hoàn thành thành công chiến lược tiếp thị của mình.  Nhưng không hoàn toàn là như vậy!

Thực tế có rất nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng đến sự thành công trong mô hình chiến lược tiếp thị này. Doanh nghiệp cũng như các marketer không hề dễ dàng trong việc tìm hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng là gì cũng như xác định được thói quen và địa điểm mua sắm của họ. 

Không chỉ vậy, các nhà phát triển sản phẩm cần tìm ra phương thức sản xuất sản phẩm phù hợp với mức giá đại diện cho giá trị thực của món hàng đó. Tất cả phải được kết hợp thành một kế hoạch chiến lược hoàn chỉnh và được thực hiện trong cùng một giai đoạn.

Tuy nhiên, chỉ một yếu tố không đúng trong chiến lược marketing cũng có thể sẽ dẫn đến những sai lầm không thể cứu vãn cho doanh nghiệp. Kế hoạch marketing tổng thể là một kế hoạch chiến lược để doanh nghiệp bắt đầu một cách đúng đắn và loại bỏ những sai lầm không đáng có. 

Chiến lược marketing 4P được xây dựng và thực hiện như thế nào?
Chiến lược marketing 4P được xây dựng và thực hiện như thế nào?

Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn khám phá sâu hơn về Chiến lược marketing tổng thể và marketing 4P để doanh nghiệp có thể tận dụng phát triển một chiến lược tiếp thị thành công. 

Trên thế giới có rất nhiều điển hình thành công trong việc hoạch định và triển khai các chiến lược marketing. Có thể điểm danh một số chiến lược marketing nổi tiếng của các thương hiệu lớn như Cocacola, Apple, Starbucks, Colgate,…

Xác định các khái niệm và định nghĩa về marketing 4P

Chiến lược marketing tổng thể và marketing 4P thường được hiểu khá chung chung và hầu như không có sự phân tách rõ ràng về khái niệm. 

Marketing mix hay còn gọi là marketing tổng thể là một cụm từ được sử dụng nhằm mô tả các hoạt động tiếp thị khác nhau mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện trong toàn bộ quá trình tung ra một sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường. 

Bên cạnh đó, khái niệm marketing 4P là là một mô hình nổi tiếng nhằm xác định các giá trị bên trong một chiến lược marketing tổng thể được E.J. McCarthy ra mắt lần đầu tiên vào năm 1960 trong cuốn sách của ông mang tên “Tiếp thị cơ bản – Phương pháp tiếp cận quản lý”.

Trong đó, mô hình chiến lược marketing 4P bao gồm:

Product: Sản phẩm hoặc dịch vụ cần được tiếp thị
Place: Địa điểm
Price: Giá thành
Promotion: Khuyến mại

Có một cách tốt nhất để hiểu rõ về marketing 4P đó là sử dụng các câu hỏi được đặt ra nhằm xác định các chiến lược tiếp thị của mình. 

Chúng tôi đã tổng hợp một số câu hỏi mang tính thực tế nhằm giúp doanh nghiệp hiểu và xác định từng yếu tố trong 4 yếu tố trên.

Product/Service

  • Khách hàng mong muốn điều gì ở sản phẩm/dịch vụ? Sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn được những nhu cầu nào của khách hàng?
  • Sản phẩm/dịch vụ có tính năng gì để đáp ứng nhu cầu khách hàng?
  • Sản phẩm có bao gồm các tính năng gây tốn kém mà khách hàng hàng sẽ không thực sự cần không?
  • Khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm/dịch vụ như thế nào và ở đâu?
  • Hình thức sản phẩm như thế nào? Khách hàng sẽ trải nghiệm sản phẩm thế nào?
  • Kích thước, màu sắc, bao bì sản phẩm đã phù hợp với đối tượng khách hàng chưa?
  • Sản phẩm có thương hiệu như thế nào?
  • Làm thế nào để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp bạn với đối thủ cạnh tranh?
  • Chi phí cao nhất có thể sản xuất và lợi nhuận bán ra là bao nhiêu?
Xác định các khái niệm và định nghĩa về marketing 4P
Xác định các khái niệm và định nghĩa về marketing 4P

Place

  • Khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu?
  • Sản phẩm của bạn có thể mua trực tuyến hay trực tiếp? Hay cả hai?
  • Nếu khách hàng tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ của bạn tại cửa hàng thì đó sẽ là loại cửa hàng nào? Cửa hàng chuyên dụng hay trong một siêu thị, hay cả hai?
  • Làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận các kênh phân phối phù hợp?
  • Bạn có sử dụng đến lực lượng bán hàng tại điểm bán? Hay tham dự hình thức hội chợ thương mại?
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì? Làm thế nào để bạn học hỏi từ đối thủ và tạo ra khác biệt?

Có rất nhiều các loại chiến lược marketing hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham khảo và áp dụng một số các loại lược marketing đỉnh cao trong Tổng hợp các loại chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Price

  • Giá trị của sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp tới khách hàng là gì?
  • Đã có các mức giá được thiết lập cho sản phẩm/dịch vụ trong phân khúc này chưa?
  • Đối tượng khách hàng cho sản phẩm/dịch vụ này có nhạy cảm về giá không?
  • Việc giảm giá có giúp doanh nghiệp tăng thêm thị phần không?
  • Nếu có sự gia tăng nhỏ về giá nhưng không thể nhận thấy, doanh nghiệp có thêm bao nhiêu % biên lợi nhuận?
  • Làm thế nào để giá thành sản phẩm của doanh nghiệp bạn cạnh tranh được với đối thủ?

Promotion

  • Doanh nghiệp sẽ đưa các thông điệp tiếp thị của mình đến thị trường mục tiêu của mình ở đâu và khi nào?
  • Các nhà làm tiếp thị tiếp cận khách hàng mình thông qua kênh nào? Quảng cáo trực tuyến, báo chí, truyền hình, đài phát thanh hay trên billboards? Hình ảnh sử dụng ra sao?
  • Thời điểm nào là tốt nhất để thực hiện chiến lược tiếp thị? Chiến lược marketing đó có mang tính thời vụ không?
  • Có bất kỳ yếu tố rộng lớn nào như môi trường hay thời gian bên ngoài tác động ảnh hưởng đến thời gian ra mắt sản phẩm/dịch vụ hay các chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp không?
  • Đối thủ cạnh tranh đã và đang thực hiện các chương trình khuyến mãi của họ như thế nào?
  • Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng thế nào đến chiến lược marketing của doanh nghiệp?
Marketing 4P - Promotion
Marketing 4P – Promotion

Noted:
Đối với 4 chữ P trong marketing 4P việc xác định chúng theo thứ tự là không cần thiết bởi chúng được liên kết trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các nhà làm truyền thông có thể thiết lập chiến lược marketing theo các thứ tự chữ P khác nhau. Thông thường, marketing 4P sẽ được thiết lập theo thứ tự Place, Price, Product và Promotion.

Tìm hiểu thêm về Marketing 4C 

Các nhà làm tiếp thị đều biết, chiến lược marketing 4P là một trong nhiều chiến lược truyền thông được phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Mặc dù những câu hỏi thực tiễn được chúng tôi nghiên cứu và đưa ra ở trên là rất quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược marketing. Tuy nhiên, chúng chỉ là một tập hợp nhỏ trong hoạt động thăm dò thị trường để tối ưu hóa kết hợp các chiến lược truyền thông khác của doanh nghiệp bạn. 

Bên cạnh đó, ngoài marketing 4P còn một phương thức tiếp thị khách hàng khác là marketing 4C của Lauterborn. Phương thức này đưa ra 4 yếu tố trong chiến lược marketing tổng thể đến từ quan điểm của khách hàng (người mua) chứ không phải đến từ doanh nghiệp (người bán). 

Marketing 4C được hình thành từ:

Nhu cầu và mong muốn của khách hàng (Customer needs and wants) 
Chi phí (Cost) 
Sự thuận tiện (Convenience) 
Sự giao tiếp (Communication/Promotion)

Tuy nhiên song song với sự hình thành của mô hình 4C thì mô hình marketing 4P cho đến hiện tại vẫn được công nhận về sự hiệu quả và có chứa đầy đủ các yếu tố cốt lõi của một chiến lược marketing tổng thể hơn so với các mô hình chiến lược khác.

Hướng dẫn ứng dụng thực tiễn mô hình marketing 4P trong kinh doanh

Ứng dụng thực tế và hiệu quả của mô hình marketing 4P là không thể bàn cãi. Phương thức tiếp thị này đem lại cho doanh nghiệp một chuỗi các hoạt động tiếp thị sản phẩm ra thị trường một cách trơn tru và đạt hiệu quả. Mô hình chiến lược marketing 4P cũng có thể được sử dụng để kiểm tra chiến lược tiếp thị hiện tại của doanh nghiệp. 

Dù doanh nghiệp có đang xem xét triển khai chiến lược marketing mới hay đo lường chiến lược hiện tại cũng có thể tham khảo các bước dưới đây. Để nhằm giúp doanh nghiệp xác định và cải thiện chuỗi hoạt động tiếp thị của mình. 

Bước 1: Doanh nghiệp xác định các sản phẩm hoặc dịch vụ muốn đưa ra phân tích

Bước 2: Bước tiếp theo hãy trả lời các câu hỏi nằm trong định nghĩa về marketing 4P chi tiết ở trên.

Bước 3: Cố gắng đặt ra các câu hỏi “tại sao” và “nếu” để tạo ra thách thức trong việc xây dựng chiến lược kế hoạch marketing. 

Ví dụ: Liệu doanh số có tăng nếu doanh nghiệp giảm giá 5%? Tại sao doanh nghiệp lại lựa chọn phân phối sản phẩm qua các đại lý hơn là các kênh bán lẻ trực tiếp? Liệu có hiệu quả hơn không khi doanh nghiệp cải thiện PR và đẩy mạnh quảng cáo trực tuyến?

Tips:
Dựa vào các số liệu và kiến thức research thị trường để đảm bảo các câu trả lời. Các marketer cần xác định các dữ kiện và số liệu mà doanh nghiệp có thể thu thập trên thị trường là chính xác. 

Bước 4: Khi doanh nghiệp đã xác định được một chiến lược marketing tổng thể, hãy đưa ra thêm những quan điểm từ khách hàng bằng cách đặt câu hỏi tập trung vào khách hàng. Ví dụ như:

  • Sản phẩm (Product) có đáp ứng được nhu cầu khách hàng không?
  • Khách hàng sẽ tìm thấy sản phẩm và mua sắm chúng ở đâu? (Place)
  • Khách hàng sẽ xem xét những sản phẩm này giá ưu đãi hay không? (Price)
  • Các phương tiện truyền thông tiếp thị có tiếp cận được đến khách hàng tiềm năng không? (Promotion)

Bước 5: Tiếp tục đặt ra câu hỏi và thực hiện việc xây dựng chiến lược marketing kết hợp marketing 4P được tối ưu hóa dựa trên số liệu và dữ kiện có sẵn.

Bước 6: Thường xuyên đo lường, xem xét hoạt động triển khai chiến lược. Trong quá trình thực hiện có nhiều yếu tố cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế bởi bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào đều cần thời gian để thích ứng và trưởng thành trong môi trường cạnh tranh liên tục thay đổi. 

Ứng dụng thực tiễn mô hình marketing 4P trong doanh nghiệp
Ứng dụng thực tiễn mô hình marketing 4P trong doanh nghiệp

Key points

Chiến lược marketing tổng thể kết hợp marketing 4P giúp doanh nghiệp xác định các yếu tố marketing và định vị chính xác để triển khai thành công việc phân phối hàng hóa/dịch vụ ra thị trường.

Mô hình marketing 4P nổi tiếng đã và đang đạt hiệu quả nhất định, giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng chiến lược truyền thông về các yếu tố sản phẩm, địa điểm, giá thành và chương trình khuyến mãi. Doanh nghiệp cân nhắc áp dụng mô hình chiến lược marketing 4P khi có kế hoạch triển khai một dự án kinh doanh mới hoặc để đánh giá, xem xét chiến lược hiện có nhằm tối ưu hóa tác động của chiến lược marketing 4P tới thị trường mục tiêu. 

Doanh nghiệp tham khảo thêm các nội dung hữu ích dành cho Sales & Marketing:
Chiến lược 10 bước Digital Marketing hiệu quả nhất cho doanh nghiệp B2B
Kinh nghiệm xây dựng chiến lược marketing thành công cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Áp dụng chiến lược 4P đỉnh cao khi ra mắt sản phẩm mới
Chiến lược bán hàng B2B đã thay đổi như thế nào?
Mẫu chiến lược kinh doanh mới nhất dành cho doanh nghiệp [TEMPLATE]

Leave a Reply