Đã Đến Lúc Doanh Nghiệp Cần Học Cách Xây Dựng Một Kế Hoạch Truyền Thông Bài Bản

By 7 Tháng Mười Hai, 2020Kiến thức, Sales & Marketing

Kế hoạch truyền thông – Marketing Communication Plan là một trong những chiến lược quản trị marketing quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Để phát triển thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng cũng như đối tác các doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa vào công tác xây dựng kế hoạch truyền thông. Việc nắm vững cách xây dựng kế hoạch marketing bài bản sẽ giúp doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công và lợi ích. 

1. Rà soát lại kế hoạch marketing hiện tại của doanh nghiệp

Trước khi bắt đầu thực hiện kế hoạch truyền thông bạn cần xác định được chiến lược truyền thông nào phù hợp với doanh nghiệp của mình ngay lúc này. Nhân viên marketing cần rà soát lại các kế hoạch marketing plan tại doanh nghiệp nhằm phát hiện ra ưu và nhược điểm của kế hoạch đó. Để kế hoạch mới thành công bạn cần nắm bắt và nhận thức được những lỗ hổng trong phương pháp tiếp thị hiện tại của doanh nghiệp. Sau khi phát hiện ra những thiếu sót hoặc sai lầm của chiến lược hiện tại, đội ngũ marketing cần thảo luận và xây dựng nên kế hoạch marketing mới.

Kiểm tra kế hoạch marketing hiện tại của doanh nghiệp
Kiểm tra kế hoạch marketing hiện tại của doanh nghiệp

2. Lựa chọn mục tiêu truyền thông

Mục tiêu đóng vai trò quan trọng được ví như xương sống của kế hoạch truyền thông. Tuy nhiên đôi khi mục tiêu lại được xác định dựa vào kinh nghiệm hoặc cảm tính chứ không hẳn do tư duy hay logic. Hầu hết các mục tiêu truyền thông đều là tăng độ nhận diện nhãn hiệu và thu hút sự quan tâm từ khách hàng. Để xác định được mục tiêu rõ ràng và đúng hướng, nhân viên marketing cần sử dụng tư duy cũng như căn cứ vào các yếu tố thực tế. 

Cụ thể mục tiêu truyền thông sẽ được xác định dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp, thị trường,… Mục tiêu sẽ được xây dựng dựa trên nhu cầu của thị trường về sản phẩm, ấn tượng của khách hàng về thương hiệu, thái độ của khách hàng với thương hiệu và ý định mua hàng của người tiêu dùng. Người lập kế hoạch truyền thông cần có tư duy đúng hương, đưa ra quyết định dựa trên nghiên cứu chứ không phải cảm nhận.

3. Xác định đối tượng truyền thông

Có thể nói việc xác định đối tượng hay khán giả mục tiêu cho kế hoạch truyền thông là vô cùng quan trọng. Công đoạn tưởng chừng như dễ dàng này lại là bài toán đòi hỏi tính tư duy cùng khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng từ nhà quản lý. Đây được xem là chiếc bẫy lớn dành cho các nhân viên marketing mới chập chững vào nghề. Cụ thể các newbie cần trả lời câu hỏi Who (Làm cho ai?) trước khi đặt ra câu hỏi What (Làm gì?). Có rất nhiều marketer đã gặp sai lầm ngay tại bước này khi nhầm lẫn đối tượng mục tiêu của mình chính là Current user (Người dùng hiện tại).

Khi xác định khán giả mục tiêu cho kế hoạch truyền thông, nhân viên marketing cần tập trung vào 4 đối tượng chính bao gồm: Potential buyer (Người mua tiềm năng); Current user (Người dùng hiện tại); Decider (Người ra quyết định); Influencer (Người gây ảnh hưởng).

Ví dụ: Mùa hè nóng bức mẹ của bạn muốn chuyển sang loại tã mỏng hơn cho em trai của bạn. Sếp của mẹ bạn giới thiệu một dòng tã có chất lượng tốt, mẹ của bạn tin tưởng và quyết định mua loại tã đấy cho em trai của bạn. Đối với trường hợp này Sếp của mẹ chính là Influencer, mẹ là Decider, bạn là Buyer và em trai chính là Consumer/User. Nếu hãng tã chỉ tập trung truyền thông đến  Consumer (em trai), thì chắc chắn sẽ không mang đến hiệu quả. 

Một ví dụ điển hình thành công trong việc nhắm vào đối tượng người mua tiềm năng thay vì người dùng trực tiếp là X-Men. Hãng này đã xây dựng hình mẫu “đàn ông đích thực” nhằm đánh vào tâm lý của các chị em cũng chính là người mua hàng trực tiếp. Nhờ chiến lược này mà X-Men đã trở thành nhãn hiệu dầu gội đầu số 1 dành riêng cho nam giới tại thị trường Việt Nam. 

Xác định đối tượng truyền thông
Xác định đối tượng truyền thông 

4. Phác thảo và thiết kế kế hoạch truyền thông

Người lập kế hoạch truyền thông cần phác thảo kịch bản thông qua bảng hoặc biểu đồ nhằm nêu bật được thông điệp cần quảng bá. Cũng như sáng tạo những thiết kế nhắm đến đối tượng khán giả mục tiêu bị thu hút và chú ý bởi những thông điệp đó. Việc phác thảo, lên dàn ý cho kế hoạch marketing sẽ giúp tránh thiếu sót các mục quan trọng cũng như đảm bảo chất lượng của chiến lược. Trong dàn ý cần chứa các nội dung như: Mục đích của kế hoạch này để làm gì? Đối tượng mà kế hoạch hướng đến, kênh truyền thông, ngân sách và nhân lực dự trù, kết quả của kế hoạch,…

Khi tư vấn chiến lược marketing các marketer cần làm việc với người đại diện của bên liên quan hoặc với bộ phận marketing nhằm tăng tính hiệu quả và hạn chế các tiềm ẩn rủi ro. Ba yếu tố quan trọng mà một thiết kế truyền thống cần có bao gồm: Chiến lược về thông điệp truyền thông – Message strategy; Chiến lược về hình thức sáng tạo – Creative strategy và Nguồn phát thông điệp – Message source.

>>> Xem thêm Bộ ứng dụng phục vụ Quản trị quan hệ khách hàng, bán hàng và phát triển kinh doanh toàn diện

5. Chọn kênh truyền thông

Kênh truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hiệu quả của kế hoạch truyền thông. Tùy thuộc vào thông điệp và sản phẩm muốn truyền tải, giới thiệu đến công chúng mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức truyền thông khác nhau. Ngoài ra kênh truyền thông còn cần phù hợp với mục tiêu của kế hoạch marketing. Ví dụ như:

Kênh cá nhân (Personal)

  • Direct marketing – Marketing trực tiếp: Đây là hình thức liên hệ trực tiếp với khách hàng mục tiêu qua điện thoại hoặc email. 
  • Personal Selling – Bán hàng cá nhân: Mô hình này diễn ra khi khách hàng và nhân viên bán hàng gặp trực tiếp với mục đích giao dịch mua bán. 
  • WoM – Truyền miệng: Hình thức này bao gồm các trao đổi đánh giá giữa hai bên về sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ. 

Kênh đại chúng (Mass)

  • Advertising – Quảng cáo: Bao gồm các loại hình quảng cáo phổ biến như trên TV, điện thoại, ấn phẩm báo chí, internet, tờ rơi, banner, radio,…
  • Sales promotion – Xúc tiến bán: Bao gồm các hình thức như tặng hàng dùng thử, quay số trúng thưởng, mua một tặng một, quà tặng kèm, khuyến mãi giảm giá, tích điểm, phiếu thưởng,…
  • Events – Sự kiện: Bao gồm các hình thức event marketing như setup các cửa hàng không cố định tại vị trí trung tâm (popup show), tài trợ cho các sự kiện khác hoặc tổ chức hội thảo, hội chợ, hội nghị. 
  • PR – Quan hệ công chúng: Kênh truyền thông này có tác dụng cải thiện hình ảnh của sản phẩm trong mắt công chúng. 
Xây dựng một kế hoạch truyền thông bài bản mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Xây dựng một kế hoạch truyền thông bài bản mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp 

6. Xác định người chịu trách nhiệm trực tiếp

Sau khi xác định được đối tượng khán giả và kênh truyền thông phù hợp, cần xác định được các thành viên DRI (Directly Responsible Individuals – Người chịu trách nhiệm trực tiếp) truyền tải thông điệp. Điều này sẽ giúp đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho kế hoạch truyền thông tại các doanh nghiệp. 

7. Ước tính thời gian và ngân sách cần dùng

Trong quy trình xây dựng chiến lược marketing không thể thiếu công đoạn dự trù thời gian và chi phí. Các marketer cần ước tính thời gian phải bỏ ra ở mỗi bước thực hiện, thông thường kế hoạch được chuyển từ cấp trên xuống nhân viên và cần thời gian khá lâu để hoàn thành. Ngoài ra muốn kế hoạch truyền thông thành công doanh nghiệp buộc phải chuẩn bị ngân sách đầy đủ. Thông thường dự trù ngân sách sẽ được xác định dựa trên: Doanh số mục tiêu; Kinh nghiệm từ các chương trình Marketing trước; Chỉ số Conversion rate của đối thủ cạnh tranh và trong quá khứ; Ngân sách chi của đối thủ cạnh tranh.

8. Đo lường hiệu quả

Người lập kế hoạch truyền thông cần có tư duy Marketing bài bản nhằm đo lường và dự báo trước về hiệu quả và kế hoạch mang lại. Chỉ số do lường hiệu quả công việc KPI được xác định dựa trên các tiêu chí về mục tiêu của kế hoạch. Cụ thể KPI thường là tăng khả năng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng, tăng doanh số,… 

Xây dựng một kế hoạch truyền thông bài bản giúp các doanh nghiệp tiếp cận được lượng khách hàng đông đảo từ đó tăng doanh thu, danh tiếng và thị phần. Do mục đích và lĩnh vực hoạt động khác nhau nên kế hoạch marketing của các doanh nghiệp sẽ có một vài điểm khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, bản kế hoạch này cần đáp ứng các tiêu chí: “Right time, right place, right people, right message” – “Đúng lúc, đúng nơi, đúng người, đúng thông điệp”.

>>> Tham khảo ngay Giải pháp CRM toàn diện nhất cho doanh nghiệp B2B

Leave a Reply