Nền kinh tế thị trường với nhiều thay đổi vừa là thách thức vừa là cơ hội dành cho các doanh nghiệp Việt. Để đạt được thành công, các doanh nghiệp buộc phải nắm trong tay những bản kế hoạch Marketing Online bài bản và thông minh. Tùy vào mục đích cũng như thời điểm và thị trường thực tế mà doanh nghiệp cần thay đổi kế hoạch bán hàng trực tuyến một cách phù hợp. Một chiến lược Marketing Online thành công phụ thuộc vào hiệu quả kết hợp giữa internet marketing và marketing truyền thống (offline).
Mục lục nội dung:
- Bước 1: Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
- Bước 2: Xác định đối tượng của kế hoạch Marketing Online
- Bước 3: Xác định mục tiêu của kế hoạch
- Bước 4: Xây dựng chiến lược và sáng tạo
- Bước 5: Thiết lập quy trình bán hàng rõ ràng
- Bước 6: Triển khai hoạt động giữ chân khách hàng thân thiết
- Bước 7: Dự trù ngân sách khi thực hiện kế hoạch marketing online
- Bước 8: Áp dụng công nghệ và phương tiện phù hợp
- Bước 9: Đo lường kết quả của kế hoạch Marketing Online
Bước 1: Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Bước đầu tiên trong quy trình xây dựng kế hoạch marketing online chính là nghiên cứu thị trường. Công đoạn này đòi hỏi các marketer phải đầu tư công sức và thời gian, thu thập và lưu trữ các dữ liệu trên thị trường về sản phẩm, dịch vụ hay giải pháp mà doanh nghiệp hiện đang cung cấp. Trong quá trình nghiên cứu thị trường cần lưu ý một số vấn đề như: Tính năng và mô hình của thị trường, phân khúc và thị trường mục tiêu của của doanh nghiệp; Nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng, các sản phẩm hoặc đối thủ cạnh tranh; Thực trạng doanh số bán hàng, các đơn vị nhà sản xuất hoặc cung ứng cần thiết.
Đối với thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp nên hướng đến 1 hoặc 2 thị trường ngách. Không nên tập trung vào một thị trường lớn, nhằm tránh rủi ro cũng như hạn chế sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Các thị trường ngách thường có ít đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể chiếm vị trí tiên phong nếu chưa có sản phẩm tại thị trường đó.
Bước 2: Xác định đối tượng của kế hoạch Marketing Online
Ngoài yếu tố thị trường thì đối tượng khách hàng tiềm năng hướng tới đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định thành bại của kế hoạch. Các công cụ tiếp thị giúp doanh nghiệp tiếp cận được số lượng và phạm vi khách hàng lớn. Tuy nhiên tận dụng tối đa lượng khách hàng tiềm năng này, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu và đối tượng chính của mình là ai. Cụ thể các marketer cần hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng cũng như hành vi, thói quen tiêu dùng của họ. Để làm được điều này cần đến các công cụ nghiên cứu thị trường, cũng như đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
Bước 3: Xác định mục tiêu của kế hoạch
Sau khi xác định được thị trường và đối tượng chính các doanh nghiệp có thể tìm ra được mục tiêu chính của kế hoạch Marketing Online. Các marketer cần đặt ra các câu hỏi như mục đích chính của kế hoạch bán hàng trực tuyến là gì? Mục tiêu được đặt ra cần phù hợp với chiến lược kinh doanh và cấu trúc vận hành của doanh nghiệp. Thông thường mục tiêu của các kế hoạch marketing trực tuyến thường là: Giới thiệu sản phẩm mới; Tăng khả năng nhận diện sản phẩm trên thị trường; Tăng lượng truy cập và đặt hàng trên trang bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp.
Bất cứ chiến dịch marketing nào cũng cần hoàn thành các mục tiêu và sứ mệnh đề ra trước nhằm giải quyết các vấn đề như: Bán sản phẩm, dịch vụ cho ai; Bán cái gì; Tại sao sản phẩm của doanh nghiệp bạn khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?
Bước 4: Xây dựng chiến lược và sáng tạo
Doanh nghiệp cần sẵn sàng giải quyết vấn đề cốt lõi của một bản kế hoạch Marketing Online bài bản bao gồm: Chiến lược và sự sáng tạo. Việc xây dựng chiến lược mang đến cái nhìn toàn cầu về mối liên kết giữa khách hàng và doanh nghiệp. Từ đó mang đến định hướng đúng đắn cho các mục tiêu đã được xác định từ trước. Trong chiến lược marketing online cần có sự sáng tạo nhằm truyền tải thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm đi xa hơn và tạo ấn tượng mạnh hơn với khách hàng.
Bước 5: Thiết lập quy trình bán hàng rõ ràng
Dựa trên chiến lược bán hàng đã được xác định, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình bán hàng trực tuyến phù hợp. Doanh nghiệp cần xem xét đến các bước mà người dùng phải thực hiện khi truy cập vào trang web của mình trước khi mua hàng. Mặt khác trong trường hợp lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp không phù hợp với hình thức thương mại điện tử, marketer cần áp dụng các kế hoạch khách để liên kết việc bán hàng với các giao dịch trực tuyến.
Bước 6: Triển khai hoạt động giữ chân khách hàng thân thiết
Ngoài mục tiêu tiếp cận các khách hàng tiềm năng mới, kế hoạch Marketing Online còn cần chú ý đến các chiến lược giữ chân khách hàng cũ. Các doanh nghiệp thường chỉ chú tâm đến việc thu hút khách hàng mới mà không hề quan tâm đến các khách hàng quen. Trong khi đó việc giữ chân khách hàng cũ dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều so với việc lôi kéo khách hàng mới. Chính vì vậy chiến lược marketing cần đảm bảo thu hút được khách hàng tiềm năng, biến họ trở thành khách hàng mới và giữ chân được khách hàng thân thiết.
Bước 7: Dự trù ngân sách khi thực hiện kế hoạch marketing online
Để xây dựng được bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh cho bán hàng trực tuyến các doanh nghiệp cần chi một khoản ngân sách kha khá. Đội ngũ marketing cần dự trù các khoản chi tiêu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Các công đoạn trong kế hoạch sẽ được dự trù chi phí một cách chi tiết và khoa học nhằm tránh chậm tiến độ do thiếu ngân sách hoặc lãng phí. Ngân sách sẽ được dự trù dựa trên mục đích của chiến dịch Marketing Online và hiệu quả mà chiến dịch này mang đến cho doanh nghiệp.
Bước 8: Áp dụng công nghệ và phương tiện phù hợp
Đối với các chiến lược Digital Marketing các doanh nghiệp có thể xem xét sử dụng các công cụ hỗ trợ như: Search Engine Optimization (SEO) giúp tối ưu hóa website với các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing, giúp website bán hàng, giới thiệu sản phẩm đứng ở trang 1 Google. Pay Per Click – Search Engine Marketing (SEM) giúp tăng lượt truy cập vào website thông qua các quảng cáo. Affiliate Marketing giúp quảng cáo sản phẩm và dịch vụ qua các website khác. Trao đổi liên kết giúp gia tăng sự phổ biến của website, thu hút khách hàng và hỗ trợ SEO.
Kế hoạch Marketing Online muốn thành công cần kết hợp với các chiến dịch quảng cáo truyền thống thông qua các phương tiện như: Thư chào hàng, bưu thiếp, tờ rơi; Biển quảng cáo, truyền hình, danh bạ, radio; Tổ chức hội thảo, sự kiện; Đăng bài lên các ấn phẩm báo chí; Bán hàng trực tiếp; Tổ chức chương trình giới thiệu,…
Xem thêm: Phân biệt Kế hoạch Digital Marketing và Kế hoạch Marketing Online
Bước 9: Đo lường kết quả của kế hoạch Marketing Online
Một trong những bước vô cùng quan trọng và không được bỏ qua trong quy trình lập kế hoạch digital marketing chính là đo lường hiệu quả công việc. Xuyên suốt trong quá trình triển khai kế hoạch bán hàng trực tuyến các doanh nghiệp cần tiến hành đo lường, kiểm tra hiệu quả định kỳ. Công đoạn này giúp phát hiện các rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp. Từ kết quả KPI, bộ phận marketing có thể điều chỉnh mục tiêu, đối tượng và các phương tiện truyền thông phù hợp nhằm mang đến hiệu quả tối ưu nhất cho kế hoạch.
Cụ thể việc đo lường hiệu quả kế hoạch Marketing Online bao gồm các công việc sau: Khảo sát độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp; Theo dõi doanh số, doanh thu bán hàng, lượng truy cập cửa hàng trực tuyến và lượng khách hàng tiềm năng; Xem xét, lựa chọn chiến lược marketing mang đến hiệu quả tốt nhất; Sàng lọc và loại bỏ chiến lược mang đến hiệu quả thấp nhất.
Một kế hoạch Marketing Online bài bản không chỉ mang đến hiệu quả về doanh thu cho doanh nghiệp mà còn tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường. Bộ phận marketing tại các doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới tư duy, nắm bắt những biến động của thị trường và tâm lý khách hàng nhằm đưa ra các chiến lược bán hàng thông minh.
>>> Xem thêm bài viết: Hút Đơn Hàng “Khủng” Cuối Năm: Chiến lược Thương Mại Điện Tử Cho Doanh Nghiệp