Trưởng phòng kinh doanh là một trong những chức danh công việc “mơ ước” của rất nhiều người. Để đảm nhiệm chức danh này, các ứng viên cần có năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cùng kinh nghiệm làm việc. Vậy cụ thể một trưởng phòng, giám đốc kinh doanh tại các doanh nghiệp cần đảm nhiệm công việc, vai trò và nhiệm vụ nào? Cùng tìm hiểu những chia sẻ về kinh nghiệm làm trưởng phòng kinh doanh từ các chuyên gia qua nội dung bài viết sau đây.
Mục lục nội dung:
- 1. Tránh quản lý bằng điểm yếu của bản thân
- 2. Xác định điều gì là quan trọng
- 3. Thiết lập mục tiêu và kỳ vọng cho đội ngũ nhân sự
- 4. Dành thời gian quan sát và chia sẻ với từng cá nhân trong nhóm
- 5. Xây dựng đội ngũ nhân sự “từng bước một”
- 6. Sẵn sàng hỗ trợ nhân viên
- 7. Chú trọng đào tạo nhân viên
- 8. Tập trung phát triển điểm mạnh của đội ngũ
- 9. Liên tục đào tạo nhân viên từ tốt tới xuất sắc
1. Tránh quản lý bằng điểm yếu của bản thân
Nhiều nhân viên cho biết lý do họ bỏ việc không phải do chính sách của công ty, mà do nhà quản lý hay cấp trên của họ. Theo số liệu năm 2016 có đến 2.98 triệu nhân viên đã chủ động nghỉ việc chỉ vì cấp trên. Để hạn chế điều này nhà quản lý cần biết điểm yếu trong quá trình lãnh đạo của mình.
Một trong những kinh nghiệm làm trưởng phòng kinh doanh được nhiều chuyên gia chia sẻ chính là nắm bắt điểm yếu của mình, tránh lặp lại hoặc quản lý nhân viên theo các điểm yếu đó.
2. Xác định điều gì là quan trọng
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của chức danh trưởng phòng kinh doanh tại các công ty, doanh nghiệp. Với vai trò là người đứng đầu nhóm bán hàng, các trưởng phòng kinh doanh có tác động chính đến doanh số bán hàng của các nhân viên bán hàng.
Theo một khảo sát từ Harvard Business Review có đến 69% nhân viên sales có thành tích bán hàng tốt đều đánh giá cao khả năng lãnh đạo và tầm quan trọng của trưởng phòng và giám đốc kinh doanh. Có thể nói trưởng phòng kinh doanh chính là chìa khóa giúp các nhóm bán hàng đạt được kết quả tốt.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) từ A-Z cho doanh nghiệp
3. Thiết lập mục tiêu và kỳ vọng cho đội ngũ nhân sự
Một trong những phẩm chất không thể thiếu của các trưởng phòng kinh doanh chính là đảm bảo cho nhân viên của mình biết mục tiêu của họ là gì. Các trưởng phòng cần thiết lập KPI cho nhân viên của mình thông qua việc giao nhiệm vụ hoặc đặt ra mục tiêu cho dự án. Đây vừa và mục tiêu vừa là động lực vừa là đích đến cuối cùng mà các nhân viên cần đặt được.
Ngoài ra nhà quản lý cần có các phần thưởng cho nhân sự hoàn thành tốt KPI đặt ra. Một mục tiêu hoàn hảo cần đáp ứng các tiêu chí như: Phải cụ thể, rõ ràng; Có thể đo lường được; Có thể đạt được; Thực tế và Đúng thời điểm.
>>> Xem thêm bài viết: 10 Sai lầm các CEO thường mắc phải trong cách quản lý nhân sự
4. Dành thời gian quan sát và chia sẻ với từng cá nhân trong nhóm
Một trong những kinh nghiệm làm trưởng phòng kinh doanh chính là quan tâm đến các thành viên trong nhóm của mình. Việc quan tâm đến từng thành viên trong nhóm thể hiện sự công bằng cũng như cải thiện mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.
Thông qua việc lắng nghe câu chuyện hay chia sẻ của nhân viên, người quản lý có thể thấu hiểu được nhân sự của mình đang gặp vấn đề gì, đang trải qua những khó khăn hay khúc mắc nào. Mỗi cá nhân trong nhóm sẽ có nhu cầu và điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, chính vì vậy trưởng nhóm cần dành thời gian trao đổi riêng nhằm cải thiện hiệu suất và tăng năng suất nhân viên.
5. Xây dựng đội ngũ nhân sự “từng bước một”
Không có nhà quản lý giỏi nào lại xây dựng một đội ngũ vừa yếu kém về năng lực vừa không có kỹ năng và tinh thần hợp tác. Để xây dựng được nhóm bán hàng hùng mạnh, tốt nhất nhà quản lý nên quan tâm đến công tác tuyển dụng đầu vào. Hãy chọn các ứng viên mà bạn cảm thấy phù hợp với cung cách làm việc của doanh nghiệp mình, có những tố chất để trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc. Điều này sẽ giúp quy trình đào tạo và huấn luyện nhân viên sau tuyển dụng đơn giản hơn, hiệu suất làm việc của nhân sự và cả nhóm cao hơn.
6. Sẵn sàng hỗ trợ nhân viên
Theo kinh nghiệm làm trưởng phòng kinh doanh từ chuyên gia, nhà quản lý giỏi cần sẵn sàng làm mẫu hay hỗ trợ nhân viên cấp dưới của mình. Đừng ngần ngại làm mẫu cho nhân viên cấp dưới biết các tình huống tiếp cận hay các kỹ năng giao tiếp và đàm phán với khách hàng. Không có bài học nào dễ dạy và dễ tiếp thu hơn việc trực tiếp làm mẫu, điều này giúp nhân viên có thêm kiến thức, tăng sự kính trọng và biết ơn đối với nhà quản lý. Suy cho cùng thành công của trưởng phòng kinh doanh được đánh giá dựa trên sự phát triển của cả nhóm bán hàng. Chính vì vậy các trưởng phòng cần không ngừng nâng cao hiệu quả bán hàng và năng lực của cấp dưới.
7. Chú trọng đào tạo nhân viên
Trưởng phòng kinh doanh cần làm gì – Một trong những nhiệm vụ mà trưởng phòng kinh doanh cần đảm nhiệm chính là huấn luyện, đào tạo và nâng cao năng lực làm việc của nhân viên. Nhà quản lý cần có kỹ năng huấn luyện nhân sự trong nhóm của mình, đây được xem là chìa khóa giúp xây dựng niềm tin và tinh thần hợp tác trong nhóm. Các trưởng phòng cần không ngần ngại giúp đỡ nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng của mình, đưa ra các đánh giá và phản hồi thường xuyên nhằm nâng cao năng lực bán hàng của các thành viên trong nhóm. Đồng thời người quản lý cần nhận ra đâu là thời điểm thích hợp cho việc huấn luyện, khi nào và đâu là đối tượng nhân sự cần được đào tạo, huấn luyện.
>>> Xem thêm bài viết: Quy trình đào tạo nhân viên kinh doanh từ A đến Z trong 90 ngày
8. Tập trung phát triển điểm mạnh của đội ngũ
Sales là một trong những ngành nghề phụ thuộc vào các phản hồi tích cực. Trưởng phòng kinh doanh cần chú ý nắm bắt điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên trong nhóm của mình. Sau đó bạn cần biết khơi dậy, tận dụng các điểm mạnh của nhân viên nhằm giao các công việc và nhiệm vụ phù hợp. Ngược lại đối với các điểm yếu cầu đào tạo cải thiện qua quá trình làm việc. Đây được xem là kinh nghiệm làm trưởng phòng kinh doanh sống còn được các chuyên gia chia sẻ.
Việc phát huy thế mạnh của từng thành viên trong nhóm còn giúp nhân sự nhận thức được vai trò của mình, từ đó mang đến cảm giác hài lòng trong quá trình làm việc. Theo một khảo sát từ Gallup năm 2016 cho thấy 90% các nhóm bán hàng thực hiện việc phân tích và giao việc trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên đạt được các kết quả tốt như:
- Doanh thu tăng 10% -19%;
- Tăng 14% -29% lợi nhuận;
- Mức độ tương tác của khách hàng tăng 3% -7%;
- Tăng 9% -15% số nhân viên gắn bó;
- Giảm 22% -59% các sự cố.
9. Liên tục đào tạo nhân viên từ tốt tới xuất sắc
Về bản chất tất cả các nhân viên bán hàng đều có xu hướng cạnh tranh thẳng thắn với nhau, đây được xem là một trong những tố chất mà dân sales cần có. Lúc này, Trưởng phòng kinh doanh có nhiệm vụ gì? Công việc của trưởng phòng kinh doanh là đào tạo và quản lý không để xảy ra tình trạng xung đột. Tuy nhiên nhà quản lý cũng cần có các chiến dịch thúc đẩy doanh số bằng cách khích lệ việc thi đua trong bộ phận. Bên cạnh đó, Nhà quản lý cần khéo léo hỗ trợ để các nhân viên có thành tích cao thôi thúc và động viên các thành viên khác trong nhóm.
Nhà quản lý cần nắm vững kinh nghiệm làm trưởng phòng kinh doanh cơ bản trên đây nhằm dẫn dắt đội nhóm của mình đạt được thành tích cao nhất. Ngoài ra các trưởng phòng cần không ngừng trau dồi thêm các kỹ năng nghiệp vụ cũng như năng lực chuyên môn mới có thể lãnh đạo, khiến nhân sự cấp dưới kính trọng và nghe theo.
>>> Xem thêm bài viết: Vai trò – trách nhiệm – cơ hội trở thành Trưởng phòng kinh doanh “xuất chúng”