Zalo Youtube Phone

Chiến lược Marketing là gì? Phân biệt các thuật ngữ chiến dịch, chiến lược và chiến thuật trong Marketing

By 30 Tháng Mười Hai, 2020Tháng Mười Một 16th, 2021Kiến thức, Sales & Marketing

Chiến lược Marketing hiện nay là mối quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Lựa chọn được phương thức chiến lược đúng đắn là điều mà doanh nghiệp luôn mong mỏi.

Sau đây là một số thông tin về chiến lược Marketing hiệu quả dành cho doanh nghiệp B2B.

Tìm hiểu về khái niệm chiến lược Marketing

Chiến lược Marketing là gì? Những điều cơ bản về chiến lược Marketing

Chiến lược Marketing là tổng hợp các quyết định của doanh nghiệp trong hoạt động marketing để đạt được những mục tiêu đã đạt ra. Vì vậy, để doanh nghiệp đạt được hiệu quả như mong muốn, thì việc xây dựng các chiến lược marketing là điều không thể bỏ qua.

Chiến lược Marketing hiệu quả cần đảm bảo được một số yêu cầu dưới đây:

  • Làm rõ và nhận định được môi trường đang cạnh tranh kinh doanh
  • Nắm bắt hiểu rõ mục tiêu của khách hàng đến với doanh nghiệp
  • Định hướng lên kế hoạch cho sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp
  • Thay đổi cải tiến để công ty luôn mới mẻ có sức hút khách hàng
Chiến lược Marketing hiệu quả phải đảm bảo được một số yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp
Chiến lược Marketing hiệu quả phải đảm bảo được một số yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp

Vai trò của chiến lược Marketing đối với doanh nghiệp

Chiến  lược marketing có vai trò vô cùng quan trọng đến định hướng phát triển của doanh nghiệp. Đây là bước tiến đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp SME. Việc đưa ra định hướng kế hoạch sẽ bước đầu giúp doanh nghiệp tiếp xúc gần hơn với khách hàng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp.

Mỗi chiến lược sẽ có một mục đích và cách thực hiện riêng. Tuy nhiên quan trọng và là điểm cốt lõi trong tất cả chính là lợi nhuận đi kèm với thương hiệu uy tín của cả doanh nghiệp.

Phân biệt rõ một số thuật ngữ: chiến lược, chiến dịch, chiến thuật

  • Chiến dịch là thuật ngữ chung để chỉ chiến lược và chiến thuật
  • Chiến lược là một kế hoạch được đặt ra diễn ra trong khoảng thời gian có hạn
  • Chiến thuật là phương pháp thực hiện để đạt mục tiêu cụ thể. 

Vậy ta có thể hiểu, chiến lược là một bản tổng hợp các hoạt động được triển khai để đạt được mục tiêu và chiến thuật là những hoạt động, phương thức cụ thể được áp dụng khi triển khai chiến lược đó.

Tìm hiểu 8 phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM cần thiết cho chiến lược Marketing

Một số hoạt động cơ bản trong các chiến lược Marketing phù hợp cho doanh nghiệp SME

Công việc của một nhà làm truyền thông chính là tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng. Chiến lược marketing đề ra cũng là để thực hiện sứ mệnh này với doanh nghiệp. Dưới đây là một số hoạt động hay gặp trong các chiến lược marketing cơ bản.

Chiến lược quảng cáo giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp

Quảng cáo sản phẩm thông qua các nền tảng công nghệ số là bước tiến thứ 2 sau hoạt động truyền thông giấy. Ở bước này, nguồn nhân lực cần thiết đã giảm đáng kể. Nhưng bên cạnh đó chi phí để quảng cáo lại tăng cao.

Mặc dù vậy, đối tượng khách hàng tiềm năng có thể bắt gặp quảng cáo của bạn ở bất cứ đâu trên đường, ở trong nhà, nơi làm việc, thang máy,… Hình thức quảng cáo này ngày càng mở rộng và cải tiến hơn. Các chương trình quảng cáo không chỉ còn đơn thuần chỉ phát sóng trực tiếp trên truyền hình. Thông qua các ứng dụng trực quan, mạng xã hội online, nền tảng số quảng có thể ở xuất hiện bất cứ đâu.

Gửi tin nhắn thông báo chương trình doanh nghiệp hỗ trợ riêng cho khách hàng

Đối với một số doanh nghiệp, tiếp thị và marketing bằng phương pháp chăm sóc khách hàng định kỳ đã trở nên quá quen thuộc. Việc gửi thông tin định kỳ những ưu đãi qua email khách hàng dường như đạt hiệu quả khác tốt. Ngày nay do phần lớn các khách hàng đều có email và thường xuyên kiểm tra hộp thư nên sẽ nhanh chóng lan tỏa được chính sách chiến lược thu hút khách hàng.

6 yếu tố then chốt của một chiến lược Marketing đỉnh cao

  1. Đánh giá và phân tích tình hình doanh nghiệp và khách hàng

Để quy trình marketing đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần khai thác tối đa 3 khía cạnh chính: Khách hàng , đối thủ và doanh nghiệp.

2. Đối thủ của doanh nghiệp

Đối thủ là nhóm đối tượng hay một doanh nghiệp đang cạnh tranh và gây khó khăn cho doanh  nghiệp.  Đây là thách thức cũng như cơ hội phát triển nếu doanh nghiệp biết cách tận dụng, vượt qua.

3. Nội tại trong doanh nghiệp

Mọi sự phát triển đi lên của doanh nghiệp ngoài các yếu tố khách quan bên ngoài thì không thể quên đi chính bản thân doanh nghiệp. Động lực phát triển cùng chính sách đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp có nội lực vươn cao vươn xa hơn trong thị trường và chiếm được nhiều thị phần.

4. Xác định, xây dựng các điểm nổi bật của dịch vụ doanh nghiệp

Chiến lược marketing bán hàng của doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả cao cần có tính thống nhất. Chiến dịch mới mẻ độc đáo sẽ thu hút được sự tò mò của các khách hàng đối tác. Đây là một điểm cần có ở doanh nghiệp để phát triển hơn.

Doanh nghiệp càng tạo được nét riêng thì cơ hội càng tăng cao. Được khách hàng biết đến và đối thủ cũng khó lòng gây cản trở. Đây là sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh nên được sớm áp dụng và phổ biến hơn.

Doanh nghiệp cần xác định, xây dựng các điểm nổi bật trong dịch vụ/sản phẩm mà mình cung cấp
Doanh nghiệp cần xác định, xây dựng các điểm nổi bật trong dịch vụ/sản phẩm mà mình cung cấp

Để hoàn thiện phát triển hơn, doanh nghiệp nên phát triển nhiều hình thức cho khách hàng phản hồi đánh giá chất lượng. Những góp ý của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận xác định rõ ưu điểm cũng như thiếu sót trong suốt quá trình hỗ trợ và phục vụ.

Đây là hình thức đánh giá khách quan chính xác để doanh nghiệp cải thiện hơn. Doanh nghiệp biết lắng nghe và không ngừng thay đổi theo chiều hướng tích cực sẽ nâng cao uy tín chất lượng cùng niềm tin nơi khách hàng.

>>> Tham khảo 6 Chiến lược Marketing nổi tiếng từ các thương hiệu lớn

5. Phân loại các nhóm khách hàng tiềm năng

Chiến lược Marketing đỉnh cao sẽ đạt được rất nhiều lợi ích hơn phương thức truyền thống. Do vậy, doanh nghiệp cần tận dụng chính sách mới nhất để tìm ra các nguồn khách hàng cho doanh nghiệp.

Từ việc phân chia theo tầng các nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn. Từng nhóm khách hàng riêng sẽ đem lại những giá trị lợi ích nhất định mà hầu hết doanh nghiệp đều mong muốn

  • Lựa chọn khách hàng ưu tiên của doanh nghiệp

Doanh nghiệp đã tiến hành phân loại dữ liệu khách hàng sẽ nắm bắt được những khách hàng tiềm năng có giá trị cao cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nhóm khách hàng này sẽ được doanh nghiệp đưa vào danh sách ưu tiên và nhận sự chăm sóc tận tình thường xuyên hơn của doanh nghiệp.

Chú trọng quan tâm nhắc nhở cũng như quảng bá chương trình chính sách mới cho khách hàng ưu tiên sẽ giúp doanh nghiệp đạt được doanh thu nhanh chóng. 

Chiến lược marketing này luôn đạt hiệu quả cao trong mọi tình huống. Doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu nhu cầu của khách hàng và khách hàng nhận được sự chăm sóc chu đáo của doanh nghiệp. Cả đôi bên đều nhận lại giá trị đang mong muốn chính là thành công nhân đôi và cần được nâng cao đẩy mạnh hơn.

6. Lên kế hoạch chi tiết cho chiến lược Marketing

Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu đầy đủ, doanh nghiệp cần lên ý tưởng cho chiến lược. Đồng thời lựa chọn một chiến lược phù hợp với tình hình doanh nghiệp hiện tại. Sau đó, chủ doanh nghiệp cần lên kế hoạch chi tiết để triển khai và đánh giá.

Giải pháp Fastwork CRM ưu việt dành cho doanh nghiệp

Giải pháp Fastwork CRM ưu việt dành cho mọi doanh nghiệp
Giải pháp Fastwork CRM ưu việt dành cho mọi doanh nghiệp

Để quản lý và chăm sóc tốt nhóm khách hàng tiềm năng, FastWork đem đến cho doanh nghiệp Giải pháp phần mềm quản lý quan hệ khách hàng Fastwork CRM. Bộ phần mềm nay cung cấp 4 tính năng nổi bật bao gồm: 

  • Hỗ trợ marketing: Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động quảng bá marketing để thu về nhiều khách hàng tiềm năng hơn với chi phí ít hơn.
  • Hỗ trợ telesales: Tiết kiệm thời gian nhập Lead và điều phối Lead cho nhân viên. Hỗ trợ Telesales xử lý lead nhanh và hiệu quả.
  • Hỗ trợ kinh doanh: Quản lý danh sách khách hàng 360. Tăng tỉ lệ chốt deal nhờ quản lý quy trình bán hàng theo Sales Pipeline.
  • Hỗ trợ dịch vụ chăm sóc khách hàng: Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn nhờ thực hiện quy trình tiếp nhận, quản lý, CSKH một cách bài bản.
phần mềm quản lý khách hàng và bán hàng fastwork crm
Để nhận thông tin, tài liệu, tư vấn chi tiết kèm DEMO FREE FastWork CRM, quý doanh nghiệp vui lòng để lại thông tin tại Đăng ký tư vấn

>>> Xem ngay Giải pháp CRM toàn diện nhất cho doanh nghiệp B2B

Đăng ký dùng thử

Leave a Reply