Zalo Youtube Phone

Case-Study: Quy trình kiểm soát thi công – Ngành Xây dựng

By 3 Tháng Mười Hai, 2022Tháng Một 30th, 2023Case Study

Thi công trong xây dựng là một quy trình phức tạp, gây ra không ít khó khăn cho nhà thầu trong việc theo dõi – kiểm soát, đảm bảo tiến độ thi công tránh ảnh hưởng đến thời hạn bàn giao với chủ đầu tư.

Nhằm hạn chế tối đa những phát sinh cản trở việc thi công theo đúng lịch trình, việc thiết lập số hóa quy trình kiểm soát thi công lên phần mềm là vô cùng cần thiết.

1. Quy trình kiểm soát thi công ngành Xây dựng – Mẫu chuẩn 2023

Quy trình này được thiết lập nhằm quản lý, theo dõi tiến độ thi công các hạng mục đảm bảo đạt tiến độ chung của công trình, bàn giao đúng hạn cho chủ đầu tư. Là quy trình tiêu chuẩn phù hợp với các doanh nghiệp Xây dựng vừa & lớn, chuyên thi công những dự án quy mô lớn.

Quy trình kiểm soát thi công.drawio (1)
Sơ đồ Quy trình kiểm soát thi công ngành Xây dựng

Các giai đoạn trong quy trình Kiểm soát thi công ngành Xây dựng

Quy trình kiểm soát thi công ngành Xây dựng về cơ bản được chia thành 3 giai đoạn chính, bao gồm: 

1. Lập kế hoạch thi công (nhận quyết định Ban hành lệnh khởi công và bổ nhiệm Chỉ huy trưởng (QĐBHLKC – BNCHT), nhận quyết định thành lập Ban chỉ huy công trình  (QĐTLBCHCT) sau đó lên kế hoạch thi công)

2. Thực hiện thi công: Xem xét, phê duyệt kế hoạch thi công, sau đó chuyển qua triển khai thực hiện.

3. Nghiệm thu bao gồm nghiệm thu công việc, nghiệm thu hoàn thành hạng mục hoặc công trình để đưa vào sử dụng để hoàn tất công trình, bàn giao cho CĐT

Các thành viên tham gia vào quá trình kiểm soát thi công

Quy trình kiểm soát thi công được áp dụng cho các bộ phận Thi công, Vật tư, Công trường và Ban kiểm tra.

Nhiệm vụ và vai trò ở từng giai đoạn đã được chúng tôi liệt kê tại bảng mô tả quy trình kiểm soát thi công dưới đây:

Bảng mô tả quy trình kiểm soát thi công ngành Xây dựng

Giai đoạn

Người thực hiện

Công việc cần làm

Nhận quyết định thi công

– BTL

– CHT

– GSNB

 – PTGĐ KT

– Nhận quyết định Ban hành lệnh khởi công và bổ nhiệm Chỉ huy trưởng (QĐBHLKC – BNCHT)

– Nhận quyết định thành lập Ban chỉ huy công trình  (QĐTLBCHCT)

Lập kế hoạch thi công

– BTL

– BCH

– GSNB

– Thiết lập quy trình thuê thầu phụ

– Quy trình xem xét hợp đồng xây dựng

– Mẫu nhật ký công trình

– Mẫu báo cáo công việc tuần/ tháng

Xem xét, phê duyệt

– GSNB

– BCH

– PTGĐ KT

Các bộ phận phòng ban chịu trách nhiệm cân nhắc, đánh giá kế hoạch thi công.

– Nếu đạt chuyển qua giai đoạn thực hiện thi công

 – Nếu không đạt yêu cầu lập lại kế hoạch thi công

Thực hiện thi công

– BCH

– GSNB

– ĐTDA

 

Nghiệm thu nội bộ

– CBKT

– CHT

– BCH

– GSNB

– Lập biên bản nghiệm thu nội bộ

+ Nếu đạt chuyển qua bước nghiệm thu từng công việc, hạng mục hoặc công trìn đưa vào sử dụng

+ Nếu không đạt yêu cầu thi công lại

Nghiệm thu công việc, hạng mục hoặc công trình để đưa vào sử dụng

BCH 

– Phê duyệt phiếu yêu cầu nghiệm thu

– Lập biên bản nghiệm thu công việc

– Lập biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình – giai đoạn thi công

– Lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng

Hoàn thành công trình

– BCH

– GSNB

– BTL

– ĐTDA

– P.KT – TCH

– Kiểm tra bản vẽ hoàn công

– Kiểm tra hồ sơ chất lượng

– Kiểm tra bảng quyết toán khối lượng

Một số từ viết tắt cần lưu ý:

  • BCH: Ban chỉ huy
  • CHT: Chỉ huy trưởng
  • PTGĐ KT: Phó tổng giám đốc kỹ thuật
  • CBKT: Cán bộ kỹ thuật
  • GSNB: Giám sát nội bộ
  • ĐTDA: Đội trưởng dự án
  • BTL: Ban trợ lý
  • P.KT-TCH: Phòng kỹ thuật – thi công

Các biểu mẫu được sử dụng trong quá trình kiểm soát thi công

Tài liệu/ biểu mẫu được sử dụng trong quy trình bao gồm:

  • Quyết định ban hành lệnh khởi công & bổ nhiệm Chỉ huy trưởng
  • Quyết định thành lập ban chỉ huy công trình
  • Quy trình thuê thầu phụ
  • Nhật ký công trình
  • Biên bản làm việc
  • Quy trình xem xét hợp đồng xây dựng
  • Báo cáo công việc tuần
  • Bảng khối lượng phát sinh
  • Hướng dẫn kiểm soát chất lượng thi công xây dựng
  • Biên bản nghiệm thu nội bộ
  • Hướng dẫn giám sát thi công
  • Phiếu yêu cầu nghiệm thu
  • Biên bản nghiệm thu công việc
  • Bảng vẽ hoàn công
  • Hồ sơ chất lượng
  • Bản quyết toán khối lượng
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình – giai đoạn thi công
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng

2. Hướng dẫn thiết lập số hóa Quy trình kiểm soát thi công ngành Xây dựng trên FastWork

Để số hóa quy trình kiểm soát thi công theo các giai đoạn chúng tôi đã liệt kê ở trên, bạn cần kết hợp linh hoạt các Module trên FastWork thay vì chỉ áp dụng 1 tính năng nhất định.

Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết các bước thiết lập trên FastWork Platform theo bảng mô tả dưới đây!

Ap-dung-FastWork-so-hoa-quy-trinh-kiem-soat-thi-cong
Áp dụng FastWork số hóa quy trình kiểm soát thi công

Mẫu quy trình kiểm soát thi công ngành Xây dựng sau khi đã số hóa lên phần mềm FastWork

Dashboard quản lý dự án thi công xây dựng
Dashboard quản lý thi công dự án chuyên sâu FastCons
quy trình kiểm soát thi công
Kế hoạch thi công dự án sau khi được import lên phần mềm FastWork
Mẫu đề xuất khởi tạo nhanh chóng, thuận tiện
Đề xuất khởi tạo nhanh chóng, thuận tiện theo mẫu thiết lập sẵn
Quản lý chi tiết từng đợt nghiệm thu tương ứng với từng nhà thầu phụ
Quản lý chi tiết từng đợt nghiệm thu tương ứng với từng nhà thầu phụ
Phiếu nghiệm thu có thể nhập trực tiếp hoặc upload file

3. Tại sao nên sử dụng phần mềm FastWork để quản lý thi công

Nếu so với các phần mềm quản lý dự án trên thị trường, FastWork sở hữu ưu điểm vượt trội nhờ cung cấp nền tảng quản lý chuyên sâu thiết kế riêng cho doanh nghiệp Xây dựng. Không chỉ dừng lại ở việc số hóa & quản lý không giới hạn dự án trên một màn hình duy nhất giúp ban lãnh đạo nắm bắt trực quan tiến độ, sức khỏe dự án để có căn cứ phân bổ & sử dụng nguồn lực phù hợp, FastWork đi sâu vào từng khía cạnh cốt lõi trong hoạt động quản lý dự án thi công xây dựng. Bao gồm quản lý thi công, quản lý vật tư & quản lý tài chính dự án. 

  • Quản lý tiến độ: Môi trường quản lý tập trung, theo dõi, cập nhật tiến độ thi công theo ngày, báo cáo khối lượng & hạng mục thi công thực tế từ công trường theo thời gian thực
  • Quản lý vật tư: Quản lý xuất/nhập vật tư từ công trường, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vật tư, khối lượng thực hiện, giảm rủi ro vượt định mức, tránh lãng phí…
  • Quản lý tài chính: Dashboard dự án xây dựng cung cấp cho người dùng 3 chiều thông tin về tài chính dự án bao gồm dòng tiền, công nợp & chi phí dự án. Giúp Nhà thầu xây dựng tự đánh giá được tình hình tài chính dự án ở hiện tại & có dự đoán trong thời gian tới.

Ngoài ra, để đảm bảo luồng thông tin xuyên suốt, FastCons cung cấp phiên bản Mobile hỗ trợ chỉ huy công trường cập nhật thông tin nhanh chóng về văn phòng: nhật ký thi công, xuất nhập vật tư, các vấn đề, chi phí phát sinh tại công trường. Báo cáo có thể cập nhật hàng ngày, hàng tuần realtime mà không cần đợi các bộ phận khác tổng hợp.

Nếu so với các hệ thống quản lý doanh nghiệp, FastCons là tích hợp trọn vẹn nhất của các tính năng quản lý từ dự án – kho hàng – hợp đồng – quản lý công, lương & kế toán, đáp ứng vừa vặn nhu cầu quản trị toàn diện của doanh nghiệp Xây dựng trên một nền tảng duy nhất. 

Bạn có thể xem chi tiết sự khác biệt qua bảng so sánh bên dưới!

Bang-so-sanh-FastCons-voi-cac-he-thong-quan-ly-khac
Bảng so sánh tính năng của FastCons với các hệ thống quản lý khác

Kể từ khi ra mắt, FastCons đã đóng góp vào thành công trên chặng đường số hóa của hơn 3500+ doanh nghiệp với những cái tên tiêu biểu như Tập đoàn xây lắp PC1, Cát Tường Group, FBV, Giao thông Sóc Trăng, Delta Group, Xây dựng Quê Hương, Gia Phú, PNP Toàn Cầu, Xcons, Picons, . Tự hào là giải pháp phần mềm Quản trị doanh nghiệp số toàn diện đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế riêng cho ngành Xây dựng.

Để nhận demo miễn phí phần mềm số hóa quy trình kiểm soát thi công ngành Xây dựng, vui lòng liên hệ Hotline 0983-089-715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form bên dưới!

Đăng ký tư vấn

Các bài viết liên quan:

1. Quy trình thi công Ngành xây dựng cập nhật mới nhất 2023

2. Quy trình theo dõi & kiểm soát vật tư thi công ngành Xây dựng

3. Quy trình thanh toán khối lượng cho thầu phụ – Ngành Xây dựng

Leave a Reply