Zalo Youtube Phone

Quy trình và mẫu tiêu chí chuẩn khi đánh giá thử việc

By 20 Tháng Mười, 2020Tháng Ba 25th, 2022Kiến thức, Nhân sự

Đánh giá thử việc là bước quan trọng quyết định việc có chấp nhận hay từ chối ứng viên đã tham gia phỏng vấn tại doanh nghiệp. Quy trình thử việc sẽ diễn ra theo yêu cầu của từng vị trí tùy theo quyết định mà ban lãnh đạo đưa ra. Khi thời gian kết thúc, mẫu đánh giá thử việc sẽ giúp doanh nghiệp nhận định chính xác và khách quan nhất năng lực của ứng viên.

#1. Quy trình thử việc là gì? 

Quy trình thử việc là chuỗi các hành động của ứng viên khi thực hiện công việc tại một doanh nghiệp cụ thể. Lúc này ứng viên sẽ được xem là nhân viên thử việc và đảm nhiệm những công việc mà nhân viên chính thức cần nắm bắt cũng như thuần thục.

Quy trình thử việc sẽ là khoảng thời gian cho ứng viên làm quen dần với tác phong làm việc của công ty. Đồng thời cũng là cách để nhân viên thử việc được gặp gỡ giao tiếp với toàn bộ nhân viên hiện có trong doanh nghiệp. Đây là quá trình mang lại ý nghĩa giúp công ty đánh giá thử việc ứng viên tốt hơn thay vì đánh giá năng lực thông qua phỏng vấn và trả lời câu hỏi của phòng nhân sự.

 Quy trình thử việc là gì?
Quy trình thử việc là gì? 

#2. Vai trò của quy trình thử việc với doanh nghiệp

Xây dựng quy trình thử việc là bước tiến lớn cho công tác quản lý chất lượng nhân sự của doanh nghiệp. Quy trình thử việc được xây dựng cụ thể chi tiết sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Vai trò mà quy trình thử việc đem lại cho doanh nghiệp:

  • Tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí phỏng vấn tuyển dụng
  • Thử việc đánh giá chính xác khách quan hơn năng lực khả năng của nhân viên
  • Trực tiếp xử lý vấn đề thiếu hụt lao động, giải pháp hữu dụng cho tiến độ công việc quá tải
  • Loại bỏ được những tư tưởng đi thử việc cho vui của nhiều ứng viên không ý định nghiêm túc ngay từ đầu
  • Giúp doanh nghiệp có được nguồn nhân lực tâm huyết chất lượng nhất

Thời gian thử việc nhân sự trong doanh nghiệp trong bao lâu là hợp lý?

Xem chi tiết tại bài viết Toàn bộ quy định về thời gian thử việc theo Luật lao động

#3. Các bước để có quy trình thử việc hiệu quả với doanh nghiệp

Các bước để có quy trình thử việc hiệu quả với doanh nghiệp
Các bước để có quy trình thử việc hiệu quả với doanh nghiệp

Để quy trình thử việc đạt hiệu quả, doanh nghiệp và phòng nhân sự cần tiến hành lên sơ bộ các bước thực hiện cho ứng viên. Đây là khung sườn liệt kê chi tiết công việc cũng là bản hướng dẫn chi tiết giúp ứng viên hoàn thành công việc trong thời gian thử việc.

Bước 1: Doanh nghiệp sẽ tiếp nhận hồ sơ đánh giá năng lực cùng các trình độ dựa trên văn bằng chứng chỉ mà ứng viên cung cấp. Đây là bước đánh giá sơ bộ mang tính khái quát để lựa chọn công việc phù hợp với khả năng từng người.

Bước 2: Ứng viên sau khi nhận việc sẽ được bàn giao cơ sở vật chất phục vụ cho công việc đồng thời thực hiện ký kết hợp đồng thử việc. 

Bước 3: Giới thiệu sơ qua các phòng bạn nhân viên công ty để mọi người làm quen. Đây là bước chào hỏi có giá trị quan trọng kết nối các thành viên để quy trình làm việc trôi chảy hơn.

Bước 4: Bàn giao công việc cho ứng viên và hẹn thời gian thu nhận kết quả

Bước 5: Báo cáo đánh giá tình hình công việc sau khi đã hoàn thành công việc được giao, chờ nhận thông báo chính thức về kết quả thử việc ( một số công ty sẽ cho ứng viên tự đánh giá năng lực sau khi kết thúc quá trình thử việc)

Tham khảo ngay Quy trình và mẫu tiêu chí chuẩn khi đánh giá thử việc nhân viên

#4. Mẫu nhận xét đánh giá nhân viên thử việc

 Mẫu nhận xét đánh giá nhân viên thử việc
Mẫu nhận xét đánh giá nhân viên thử việc

Khi ứng viên kết thúc quy trình thử việc tại công ty, doanh nghiệp sẽ cung cấp mẫu nhận xét đánh giá để phòng nhân sự tiến hành đánh giá chi tiết công việc mà ứng viên đã thực hiện được trong quá trình thử việc tại doanh nghiệp.

Bảng đánh giá kết quả quá trình thử việc cho ứng viên

Bảng đánh giá chi tiết trình độ năng lực của nhân viên sau quá trình thử việc tại doanh nghiệp B2B

Họ và tên ứng viên: 

Vị trí đảm nhiệm

Ngày bắt đầu thử việc:

Cán bộ trực tiếp quản lý giám sát:

Những công việc đã thực hiện trong thời gian thử việc

1.

2.

3.

4.

5.

Những công việc đã hoàn thành bàn giao

1.

2.

3.

4.

5.

Nhận xét của cán bộ giám sát sau khi kết thúc thời gian thử việc tại doanh nghiệp

  1. Mức độ hoàn thành công việc được giao (số lượng công việc cơ bản đã hoàn thành, số lượng công việc khó đã hoàn thành).
  2. Tính sáng tạo của ứng viên trong quá trình thử việc
  3. Thái độ và tinh thần trách nhiệm của ứng viên khi thực hiện công việc
  4. Kỹ năng chuyên môn 
  5. Kỹ năng mềm 
  6. Kỹ năng giải quyết tình huống khi cần thiết
  7. Kỹ năng sắp xếp trình tự công việc
  8. Năng suất làm việc
  9. Kỹ năng kết hợp với các đồng nghiệp

Nhận xét chung

…………………………………………….

Mức độ hoàn thành nhiệm vụ quá trình thử việc :      /10

Đánh giá của ban lãnh đạo:

Xếp loại năng lực ứng viên:

Nếu quy trình đánh giá nhân viên thử việc tại doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả.

Hãy tham khảo ngay 3 Mẫu Đánh Giá Thử Việc Đơn Giản Dành Cho Nhà Tuyển Dụng dưới đây.

Trao đổi về những điểm mạnh điểm yếu của ứng viên sau quá trình thử việc 

 Trao đổi về những điểm mạnh điểm yếu của ứng viên sau quá trình thử việc
Trao đổi về những điểm mạnh điểm yếu của ứng viên sau quá trình thử việc 

Ngoài việc lập bản báo cáo đánh giá thử việc gửi cho ứng viên, một số nhà quản lý sẽ lựa chọn trao đổi trực tiếp với ứng viên. Đây là hình thức trao đổi mang lại hiệu quả cao giúp ứng viên dễ dàng tiếp nhận và phản hồi thông tin với nhà quản lý.

Trao đổi trực tiếp, ứng viên sẽ nhanh chóng được giải đáp nhiều thắc mắc cũng như những câu hỏi trong bản đánh giá thử việc ghi lại trong quá trình thử việc tại doanh nghiệp. 

Nội dung cuộc trao đổi thường xoay quanh chủ đề điểm mạnh điểm yếu của ứng viên và những khó khăn trong quá trình giải quyết công việc. Cán bộ sẽ tiến hành hỏi ứng viên những câu hỏi đánh giá năng lực và lắng nghe mong muốn của ứng viên sau khi được được trở thành nhân viên chính thức tại công ty. Ngoài ra, cán bộ quản lý sẽ phân tích những điểm mạnh/hạn chế cử ứng viên mà cán bộ nhìn nhận được trong quá trình thử việc tại doanh nghiệp.

Như vậy, dù doanh nghiệp sử dụng phương thức nào đi nữa thì bản mẫu nhận xét đánh giá thử việc ứng viên cần phải nếu đủ một số nội dung sau: 

  • Thông tin cơ bản ứng viên: họ tên, vị trí tiếp nhận, thời gian bắt đầu và kết thúc quá trình thử việc
  • Điểm mạnh trong quá trình thử việc tại doanh nghiệp
  • Điểm hạn chế thiếu nhân viên còn tồn tại trong quá trình thử việc
  • Nhận xét đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm cho ứng viên

Có thể các nhà tuyển dụng sẽ quan tâm: Quy định về hợp đồng thử việc: Đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Tìm hiểu thêm: 25 Tài liệu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa

#5. Giải pháp quản lý nhân sự cho doanh nghiệp

 Giải pháp quản lý nhân sự cho doanh nghiệp
Giải pháp quản lý nhân sự cho doanh nghiệp

Để có đội ngũ nhân sự chất lượng cao, ngoài chú trọng về chất lượng đầu vào ứng viên, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các công cụ hỗ trợ quản lý và đánh giá thử việc ứng viên nhằm tìm được một nhân sự có năng lực và phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp. 

Thấu hiểu được điều đó, FastWork – đơn vị cung cấp các giải pháp quản trị và điều hành doanh nghiệp trên nền tảng SaaS, đã nghiên cứu và cho ra đời bộ sản phẩm hỗ trợ quản lý nhân sự hiệu quả dành riêng cho doanh nghiệp B2B. Với nhiều tính năng tiện ích, bộ giải pháp Quản lý nhân sự của FastWork giúp doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí, thời gian và thao tác xử lý nghiệp vụ thủ công, phức tạp trong quy trình và tạo mẫu tiêu chí chuẩn khi đánh giá thử việc của ứng viên. 

Bộ giải pháp quản trị nhân sự FastWork HRM+ bao gồm: 

  • Quản lý hệ thống thông tin, hồ sơ nhân sự
  • Quản lý tuyển dụng
  • Quản lý, đánh giá KPI nhân viên
  • Quản lý bảng công, chấm công Online
  • Quản lý cấp phát trang thiết bị
  • Tính lương & quản lý bảng lương
  • Truyền thông và thông báo nội bộ
  • Quản lý nhân sự chuỗi cửa hàng
Khám phá tính năng phần mềm quản lý nhân sự của FastWork

Trên đây là một số thông tin về quy trình và mẫu đánh giá thử việc cho ứng viên mới trước khi được trở thành nhân viên chính thức. Các doanh nghiệp B2B có thể tham khảo để đề ra những chiến lược tuyển dụng tối ưu nhất cho chính sách phát triển doanh nghiệp.

Qúy doanh nghiệp quan tâm đến Bộ giải pháp quản trị nhân sự FastWork HRM, vui lòng liên hệ qua Hotline 0983 08 97 15 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây để nhận DEMO MIỄN PHÍ.

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply