Zalo Youtube Phone

Task Oriented là gì? Kiến thức toàn diện về phong cách lãnh đạo task oriented

By 1 Tháng Hai, 2024Tháng Tư 22nd, 2024Business Hack, Kiến thức

Task Oriented là phương pháp lãnh đạo tập trung vào việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, và kiểm soát tiến độ công việc để tăng hiệu suất & đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. 

Một CEO biết cách áp dụng uyển chuyển giữa các phong cách lãnh đạo để phù hợp với từng tình huống, thời điểm là chìa khóa dẫn dắt đội nhóm tới thành công, giúp doanh nghiệp đứng vững trong bối cảnh kinh tế suy thoái và đầy biến động như hiện nay.

Cùng FastWork tìm hiểu chi tiết ưu, nhược điểm của phong cách lãnh đạo Task Oriented, và bí quyết áp dụng thành công Task Oriented của các CEO tài ba trên thế giới ngay dưới đây. 

Task Oriented là gì?

Task Oriented là gì?

Task Oriented Leadership – Lãnh đạo theo nhiệm vụ hay Pháp trị là phong cách lãnh đạo hướng tới cụ thể hóa các nhiệm vụ và mục tiêu. Các nhà lãnh đạo theo phương pháp này thường tập trung vào việc quản lý thời gian, tăng năng suất & hiệu quả công việc của nhân viên để đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Theo đó, nhà lãnh đạo sẽ xác định và phân chia nhiệm vụ cho từng cá nhân, phòng ban, đặt ra quy trình làm việc & thời hạn rõ ràng, đồng thời cung cấp các công cụ cần thiết để nhân viên hoàn thành công việc tốt nhất. Tất cả đều tập trung cao độ vào việc phải hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp theo đúng tiến độ đã đặt ra.

Hiện nay, Task Oriented là phương pháp lãnh đạo phổ biến được các nhà quản lý cấp trung tới quản lý cấp cao ứng dụng để tối ưu hiệu suất công việc và đảm bảo thành công của dự án.

Các bước áp dụng Task Oriented hiệu quả

Thay vì tập trung vào nhân viên hay khách hàng thì lãnh đạo theo Task Oriented thường chỉ quan tâm đến các mục tiêu và những việc cần phải làm để đạt được chúng. Do vậy, nếu quản lý không khôn khéo sẽ rất dễ khiến bạn trở thành người lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán. 

Các bước áp dụng Task Oriented hiệu quả

Dưới đây là các bước áp dụng Task Oriented hiệu quả để xây dựng môi trường làm việc hài hòa, trao quyền để nhân viên phát triển & gia tăng hiệu suất.

Truyền đạt mục tiêu rõ ràng: Khi giao việc, nhà quản lý cần giải thích rõ mục tiêu công việc, các bước thực hiện công việc như thế nào & kết quả mong chờ là gì. Bạn cũng cần suy nghĩ thật kỹ và tin tưởng để ủy thác hoàn toàn công việc được giao cho nhân viên của mình. 

Xây dựng quy trình làm việc thống nhất: Nhà quản lý cần xác định các công việc cần làm, và sau đó giải thích chính xác các quy trình phối hợp triển khai, báo cáo và cách xử lý nếu có rủi ro phát sinh cho từng nhân viên. Bạn cũng cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng chồng chéo và mâu thuẫn trong công việc. 

Kiểm soát tiến độ: Lãnh đạo theo Task Oriented đòi hỏi bạn phải nắm vững các kỹ năng quản lý thời gian. Lên lịch trình công việc phù hợp và theo dõi sát sao tiến độ thực hiện công việc của nhân viên sẽ đảm bảo dự án diễn ra đúng kế hoạch.

Hướng dẫn khi nhân viên cần giúp đỡ: Lãnh đạo Task Oriented luôn trong tâm thế sẵn sàng giúp đỡ khi đội nhóm gặp thử thách. Hãy tích cực trả lời các câu hỏi và đưa ra phản hồi kịp thời để nhân viên hiểu rõ về vai trò và nhiệm vụ của mình. Bạn có thể tổ chức các cuộc họp hàng tuần để nắm bắt tình hình triển khai công việc và hỗ trợ giải đáp vướng mắc hay xử lý các trở ngại cho nhân viên.

Động viên & khen thưởng: Sau khi đội nhóm đã hoàn thành mục tiêu, hãy áp dụng các chính sách khen thưởng để động viên & khích lệ tinh thần nhân viên. Ví dụ: Đặt ra phần thưởng tiền mặt, thưởng hiện vật hoặc thêm ngày nghỉ, thăng chức,… 

Áp dụng Task Oriented đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải luôn đôn đốc nhân viên, bám sát công việc để hoàn thành mục tiêu đúng hạn. Tuy nhiên với tính chất công việc bận rộn, nếu không có công cụ hỗ trợ bạn sẽ thường xuyên bị lỡ các thông tin quan trọng, không nắm được tổng quan tình hình công việc & phản ứng chậm khi vấn đề phát sinh. 

Lúc này, việc ứng dụng phần mềm quản lý công việc, dự án là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp. Bởi khi sử dụng các tính năng như: lập kế hoạch, giao việc và điều phối công việc, đo lường hiệu quả & báo cáo công việc trực tuyến,…  Các nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa các công việc vào trật tự để dễ dàng kiểm soát, theo dõi tiến độ. Đồng thời đánh giá khách quan, chính xác hiệu quả làm việc của các thành viên tham gia quy trình. 

Ưu và nhược điểm của phương pháp lãnh đạo Task Oriented

Lãnh đạo Task Oriented luôn cố gắng làm mọi cách để đảm bảo các mục tiêu được hoàn thành đúng thời hạn. Phong cách lãnh đạo này khác nhiều so với kiểu lãnh đạo hướng về con người (People-Oriented Leadership) – nhà quản lý tập trung phát triển các mối quan hệ bền chặt và hỗ trợ về mặt tinh thần cho nhân viên.

Về ưu điểm:

  • Phương pháp lãnh đạo Task Oriented tập trung vào việc hoàn thành từng nhiệm vụ cụ thể, giúp tăng cường hiệu suất và đảm bảo mọi công việc được triển khai một cách hiệu quả theo kế hoạch
  • Lãnh đạo Task Oriented cung cấp hướng dẫn rõ ràng, chi tiết về công việc và thường xuyên hỗ trợ nhân viên 
  • Người lãnh đạo biết cách phân chia công việc theo thế mạnh, năng lực và vai trò của từng cá nhân, đội nhóm
  • Định rõ mức độ và phạm vi thẩm quyền & công cụ mà nhân viên có thể sử dụng để hoàn thành công việc
  • Phương pháp này giúp quản lý thời gian một cách hiệu quả, vì mọi người đều biết rõ thời hạn hoàn thành từng công việc cụ thể.

Theo Alisa Cohn – Huấn luyện viên đào tạo khởi nghiệp số 1 thế giới nhận định. “Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng với nhiều biến động, các CEO điều hành startup cần phải biến mình trở thành những “CEO thời chiến” – luôn trong trạng thái sẵn sàng hành động, đổi mới cách thức vận hành doanh nghiệp. Đây là lúc Task Oriented phát huy điểm mạnh. 

Bởi hoàn cảnh này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải đủ bản lĩnh, quyết đoán và đưa ra lộ trình phát triển doanh nghiệp rõ ràng, linh hoạt. Đây không phải là lúc chờ đợi sự đồng thuận giữa các bên – “Hãy cho tôi biết bạn nghĩ chúng ta nên làm gì.” Hay sự đồng cảm – “Hãy cho tôi biết bạn đang cảm thấy thế nào”. Thay vào đó các CEO phải là người định hướng chiến lược – “Để tôi nói cho bạn biết bạn cần phải làm gì để đạt được mục tiêu”. 

Tuy nhiên về lâu dài, nếu CEO, nhà quản lý chỉ duy trì một phong cách lãnh đạo Task Oriented sẽ để lộ nhiều bất cập & yếu điểm như:

  • Phương pháp lãnh đạo Task Oriented có thể cản trở những công việc mang tính đột phá, sáng tạo hoặc tự phát. Vì nhân viên phải tuân thủ các quy tắc, quy trình triển khai công việc được thiết lập sẵn trong khoảng thời gian cố định. 
  • Điểm yếu của phong cách lãnh đạo Task Oriented là xem nhẹ phúc lợi và phớt lờ cảm xúc của nhân viên. Việc liên tục đốc thúc nhân viên hoàn thành công việc mà không chú ý đến nhu cầu cá nhân hay tạo động lực cho nhân viên có thể dẫn đến môi trường làm việc tiêu cực, giảm năng suất lao động & tăng tỷ lệ rời bỏ doanh nghiệp. 

Do vậy, các CEO, nhà quản lý cần thường xuyên trao đổi và lắng nghe ý kiến của nhân viên để hiểu hơn về nhu cầu và mong muốn của họ. Đặt ra các mục tiêu và phân bổ công việc phù hợp với năng lực của từng nhân viên. Đồng thời có sự linh hoạt trong việc áp dụng các phương pháp lãnh đạo để phù hợp với từng tình huống và thời điểm cụ thể. 

Tham khảo thêm Kinh nghiệm tạo động lực cho nhân viên dành cho nhà quản lý

Ví dụ về các nhà lãnh đạo theo phương pháp Task Oriented

Dưới đây là một số ví dụ điển hình về các nhà điều hành doanh nghiệp đã sử dụng phong cách lãnh đạo Task Oriented. Họ đều là những người xuất sắc trong việc tổ chức, quản lý các quy trình và nhiệm vụ cần thiết để triển khai dự án thành công. Các nhà lãnh đạo Task Oriented cũng cho rằng, duy trì năng suất là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đạt được mục tiêu kinh doanh. 

1. Tim Cook

Tim Cook là Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới – Apple Inc. Với vai trò là nhà lãnh đạo, ông không ngần ngại đặt ra những tiêu chuẩn kỳ vọng cao cho nhân viên. Những yêu cầu này giúp đội ngũ nhân sự Apple luôn ở trạng thái sẵn lòng vượt qua thử thách và cam kết hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Tim Cook quan điểm: 

“Một nhà lãnh đạo giỏi luôn tự đặt ra nguyên tắc cho mình. Chỉ dựa vào lý thuyết hoặc kinh nghiệm của người khác không đủ. Việc áp dụng một phương pháp chuẩn không phải lúc nào cũng hiệu quả. Do đó, bạn cần hiểu khi nào nên và không nên tuân thủ.”

2. Sheryl Sandberg

Sheryl Sandberg từng là Giám đốc điều hành (COO) của Meta và là một trong 20 nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ. Là một nhà lãnh đạo theo thiên hướng mục tiêu – Task Oriented, Sheryl Sandberg cho rằng: 

“Nhà lãnh đạo phải là người làm giúp nhân viên trở nên tốt hơn mỗi ngày nhờ sự hiện diện của bạn, và đảm bảo rằng những tác động tích cực đó sẽ phát huy tác dụng ngay cả khi bạn vắng mặt”

3. Bill Gates

Là người sáng lập Microsoft, Bill Gates được xếp vào danh sách người giàu thứ hai trên thế giới với tài sản ròng lên tới 108,8 tỷ USD, theo Forbes. Bill Gates nhận định:

“Khi nhân viên được trao quyền và cung cấp các công cụ làm việc phù hợp, họ có thể làm tốt mọi thứ hơn nhiều so với những gì bạn mong đợi” 

So sánh lãnh đạo theo Task OrientedPeople Oriented

Bên cạnh Task Oriented thì People Oriented cũng là phương pháp lãnh đạo được nhiều CEO, nhà quản lý tin tưởng áp dụng. Các chuyên gia khuyên rằng, nhà điều hành doanh nghiệp nên kết hợp linh hoạt giữa hai phong cách lãnh đạo này để tăng năng suất & xây dựng môi trường làm việc gắn kết. 

People Oriented tập trung vào việc tạo động lực làm việc & hỗ trợ về mặt tinh thần cho nhân viên. Theo đó, các nhà lãnh đạo sẽ chú trọng đầu tư thời gian và sức lực để có được sự tin tưởng và tôn trọng từ phía nhân viên. Đồng thời khuyến khích nhân viên bày tỏ mong muốn, quan điểm và ưu tiên đào tạo kiến thức, kỹ năng để họ phát triển nghề nghiệp. 

Dưới đây là bảng so sánh tổng quan giữa 2 phong cách lãnh đạo Task Oriented và People Oriented:

Đặc điểmLãnh đạo Task OrientedLãnh đạo People Oriented
Ưu tiênHoàn thành nhiệm vụ, hướng tới mục tiêu chungXây dựng các mối quan hệ, cộng tác trong công việc
Trọng tâm Kết quả, hiệu suất và năng suất của các cá nhân, đội nhóm Làm cho nhân viên cảm thấy được tôn trọng & tăng động lực làm việc
Kỹ năng cần thiếtLập kế hoạch, định hướng mục tiêu, tổ chức công việc, giải quyết vấn đề, ra quyết định,…Trao quyền, giao tiếp, động viên, truyền cảm hứng và lắng nghe nhân viên,…
Môi trường làm việcKỷ luật, trật tựLinh hoạt, tích cực
Phù hợp với doanh nghiệpDoanh nghiệp thường xuyên có sự thay đổi như startup hay trong ngành công nghệ, sản xuất,…Lĩnh vực cần sự sáng tạo và đổi mới như công nghệ, truyền thông, giải trí,…

Phát huy điểm mạnh của Task Oriented với phần mềm quản lý công việc FastWork

Như đã phân tích ở trên, việc điều hành doanh nghiệp theo phương pháp Task Oriented sẽ khó khăn và kém hiệu quả nếu không có một công cụ hỗ trợ CEO quản lý công việc.

Ưu tiên sử dụng phần mềm quản lý công việc, dự án là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình làm việc và nâng cao năng suất của từng cá nhân, phòng ban. Đồng thời giúp các CEO đánh giá chính xác năng lực nhân sự & phát hiện kịp thời các điểm nghẽn trong công việc, từ đó đưa ra quyết định nhanh chóng để cải thiện hoạt động kinh doanh. FastWork Work+ là một phần mềm như vậy. 

Phần mềm quản trị công việc & hiệu suất FastWork

Được hơn 3500 doanh nghiệp Việt Nam tin dùng, FastWork Work+ là phần mềm quản trị công việc và hiệu suất sở hữu nhiều tính năng hữu ích như:

  • Lập kế hoạch công việc & phân công, điều phối công việc
  • Theo dõi & báo cáo tiến độ công việc tức thời 
  • Thiết lập quy trình & tự động hóa các luồng công việc
  • Số hóa đề xuất công việc, phê duyệt online nhanh chóng
  • Tương tác giải quyết công việc xuyên suốt, nhanh chóng
  • Đo lường & Đánh giá kết quả công việc với KPI

Gửi yêu cầu Demo hoặc liên hệ Hotline 0983-089-715 để trải nghiệm miễn phí phần mềm FastWork Work+ ngay hôm nay. 

Kết luận

Mọi tổ chức đều cần nhà lãnh đạo theo định hướng task oriented – nếu không sẽ rất khó để duy trì năng suất và hoàn thành các mục tiêu. Điều các CEO cần lưu tâm là phải biết cân bằng & kết hợp linh hoạt giữa task-oriented với các phong cách lãnh đạo khác tùy vào từng trường hợp, tránh biến mình trở thành nhà lãnh đạo “một màu” cứng nhắc & bảo thủ.  

Hy vọng với những thông tin FastWork vừa cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ task-oriented là gì, và lựa chọn được công cụ hỗ trợ ứng dụng task-oriented hiệu quả để phát triển doanh nghiệp bền vững.  

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Leave a Reply