Zalo Youtube Phone

Tổng hợp 5 Chiến lược truyền thông sản phẩm mới hiệu quả

By 17 Tháng Mười Một, 2020Tháng Một 19th, 2022Kiến thức, Sales & Marketing

Chiến lược truyền thông sản phẩm mới là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình đến khách hàng. Việc bán hàng có hiệu quả hay không một phần sẽ phụ thuộc vào chiến dịch truyền thông sản phẩm mới. Cùng điểm qua 5 chiến lược truyền thông ra mắt sản phẩm mới sau đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều phương án cho doanh nghiệp của mình. 

Chiến lược truyền thông là gì? Các giai đoạn xây dựng chiến lược ra mắt sản phẩm mới

Chiến lược truyền thông là một chuỗi các hoạt động nhằm truyền tải thông tin, lợi ích sản phẩm mới của doanh nghiệp chuẩn bị ra mắt đến công chúng nhằm xây dựng thương hiệu và đưa sản phẩm đi vào tâm trí khách hàng. Từ đó thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp và cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Chiến lược truyền thông hay còn gọi là chiến dịch marketing ra mắt sản phẩm mới, thông thường gồm có 2 phần chính:

  • Chiến lược nội dung: Chiến lược này muốn gửi gắm thông điệp mà công ty muốn gửi đến khách hàng. Dựa trên những điểm khác biệt của sản phẩm so với các sản phẩm khác trên thị trường, chiến lược thuyết phục người mua và khuyến khích họ tiêu dùng. Các hình thức truyền tải thông điệp qua nội dung cũng rất đa dạng. Có thể hiện qua bao bì sản phẩm hình ảnh âm thanh của TVC quảng cáo hay các thiết kế trên các phương tiện truyền thông khác như áp phích, tờ rơi,…
  • Chiến lược sử dụng các phương tiện truyền thông: Sau khi đã hoàn tất việc lên ý tưởng nội dung truyền tải thông điệp sản phẩm phim việc lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp cũng rất quan trọng. Các nhà hoạch định chiến lược truyền thông cần cân nhắc lựa chọn phương tiện phù hợp với đối tượng sử dụng sản phẩm, hình thức truyền thông sao cho vừa đạt hiệu quả như mong muốn vừa tiết kiệm chi phí.
5 giai đoạn cơ bản trong xây dựng chiến lược truyền thông
5 giai đoạn cơ bản trong xây dựng chiến lược truyền thông

Nhìn chung mọi chiến lược ra mắt sản phẩm đều phải trải qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Xác định rõ đối tượng truyền thông hướng đến: Đây là giai đoạn quan trọng có vai trò định hướng chiến lược.
  • Giai đoạn 2: Xây dựng mục tiêu của chiến dịch truyền thông: Các con số cả cụ thể hóa thì giai đoạn này càng hiệu quả.
  • Giai đoạn 3: Nghiên cứu thói quen truyền thông khách hàng: Việc nghiên cứu này giúp lựa chọn loại hình truyền thông để tiếp cận một lượng khách hàng tối đa trong khoảng thời gian nhất định. 
  • Giai đoạn 4: Xác định thị trường, địa điểm, thời điểm quảng cáo sản phẩm và thương hiệu, tần suất quảng cáo….
  • Giai đoạn 5: Thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả các hoạt động truyền thông.

Tổng hợp 5 chiến lược truyền thông ra mắt sản phẩm thành công

1. Chiến lược Marketing Airbnb

Airbnb là startup nổi tiếng về lĩnh vực kết nối người có nhà hay căn hộ trống với những người có nhu cầu thuê. Điểm khác biệt của dịch vụ nằm ở chỗ thay vì trải nghiệm truyền thống tại khách sạn thì những trải nghiệm về chỗ ở sẽ tập trung khách trọ cùng cơ hội kết nối qua mạng xã hội. Với cách làm này, du khách sẽ có cơ hội tận hưởng cuộc sống của người bản địa. 

Startup này lựa chọn cách thức truyền thông hướng đến mục tiêu tăng mức độ nhận diện thương hiệu và sự hứng thú với dịch vụ. Giá trị thương hiệu được lan tỏa bởi chính những người đã từng sử dụng dịch vụ. 

 Tăng mức độ nhận diện thương hiệu và sự hứng thú với dịch vụ là yếu tố cốt lõi của chiến dịch này

Airbnb Neighborhood là nơi dành cho những khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ viết nội dung chia sẻ trải nghiệm. Chiến lược và chi phí marketing này được đánh giá khác khả quan vì không mất nhiều chi phí lại xây dựng được niềm tin tưởng cho người tiêu dùng.

Tham khảo ngay thông tin hữu ích trong bài viết: Kinh Nghiệm Xây Dựng Chiến Lược Marketing Thành Công Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

2. Chiến lược Marketing Paypal

Paypal là nhà kinh doanh dịch vụ đã trải qua nhiều chiến lược truyền thông trước khi tìm ra được một cách thức phù hợp, tạo hiệu quả hoa lan tỏa thương hiệu đến số đông người tiêu dùng. 

Paypal sử dụng chiến lược truyền thông bằng cách trả tiền cho người đăng ký. Cụ thể, với mỗi lần đăng ký, công ty trả cho khách hàng 20 đô la. Sau đó 20 đô sẽ được chi trả tiếp nếu khách hàng mời thành công người tiếp theo tham gia.

Chiến dịch này đã cho thấy hiệu quả. với số lượng khách hàng ngày một tăng lên. Sau một thời gian duy trì chiến lược, số lượng khách hàng ổn định, công ty giảm số tiền xuống còn 10 đô rồi sau đó là 5 đô.

 Chiến lược Marketing Paypal

Với động lực thúc đẩy dành cho mỗi người đăng ký Paypal đã thành công thu hút một lượng lớn người dùng kích hoạt và truy cập trang web. Với phương pháp này chi phí chuyển đổi khách hàng ở mức thấp nhất so với các phương pháp khác.

3. Chiến lược Marketing Groove

Năm 2013 Groove đối mặt với tỷ lệ khách hàng rời bỏ lên tới 4,5%. Bên cạnh đó, lượng người khi dùng mới lại không quá mặn mà, chỉ dùng một lần rồi thôi. Điều này đã thôi thúc ban điều hành phải đưa ra một chiến lược truyền thông mạnh tay để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

Công ty đã đưa ra chiến lược tăng trưởng nhằm nhanh chóng giảm tỷ lệ xuống còn 1,6%. Hai nhóm khách hàng là nhóm sử dụng tiếp lần 2 và những rời đi được kiểm tra dữ liệu. Những nghiên cứu thị trường được thực hiện xoay quanh việc người tiêu dùng trong mỗi nhóm có xu hướng sử dụng thực hiện hành động nào. Tương ứng, công ty sẽ gửi email để giúp đỡ họ tăng tương tác cũng như quay trở lại tiêu dùng sản phẩm.

Các Marketers không nên bỏ lỡ bài viết này: Bài học áp dụng chiến lược 4P trong Marketing khi ra sản phẩm mới

4. Chiến lược truyền thông Dropbox

Dropbox lựa chọn quảng bá sản phẩm trên nền tảng các mạng xã hội như Facebook, Twitter. Với mỗi lượt chia sẻ thương hiệu khách hàng sẽ nhận được dung lượng lưu trữ tương ứng. Ngoài ra để khuyến khích tăng số người đăng ký trong thời gian ngắn Dropbox tặng 500MB cho người đăng ký mới.

  Chiến lược truyền thông Dropbox

Những người đã đăng ký trước đó giới thiệu thành công sẽ được cộng thêm 50% dung lượng của người mới giới thiệu. Chiến lược marketing này được đánh giá khá độc đáo, đem lại hiệu ứng lan truyền tốt trong cộng đồng những người sử dụng mạng xã hội. Hiệu quả của chiến dịch này đem lại 65% lượt đăng ký tăng lên và 40.000 người đăng ký sau 15 tháng

5. Chiến lược truyền thông Picmonkey

PicMonkey có lợi thế sản phẩm cung cấp nhiều thiết kế đồ họa và chỉnh sửa ảnh đơn giản dễ sử dụng. Ngoài ra, mô hình freemium cho khách hàng cũng là một điểm nhấn trong chiến dịch marketing.

Các bộ lọc và tính năng thông thường được cung cấp miễn phí cho người dùng. Gói dịch vụ 4.99$ mỗi tháng cho phép người dùng truy cập và sử dụng  những bộ lọc cao cấp hơn. 

Nội dung liên quan: 7 bước xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm mới

Bài học cho các doanh nghiệp SME khi xây dựng chiến lược truyền thông ra sản phẩm mới

Đối với các startup hoặc doanh nghiệp SME, truyền thông được coi là yếu tố sống còn. Khi ra mắt sản phẩm mới, cần xây dựng một chiến lược cụ thể, bài bản và đảm bảo có cả 2 chiến lược dài hạn và ngắn hạn nhằm đánh giá chiến lược và hoạch định thị trường hiệu quả nhất. 

Marketing – yếu tố then chốt giúp truyền thông thành công

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ quy mô sản xuất hạn chế. Chất lượng sản phẩm cũng không thể so sánh với những tên doanh nghiệp lớn trên thị trường. Để tạo ra doanh thu đột phá các doanh nghiệp SME coi chiến lược truyền thông là yếu tố sống còn. Thực tế đã cho thấy nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng triệt để các phương pháp truyền thông, tối ưu tiếp cận một lượng khách hàng nhất định, tạo ra thị trường tiêu dùng sản phẩm ổn định.

Sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên chiến lược ra mắt sản phẩm cũng là điều quan trọng thúc đẩy doanh thu tăng trưởng. 

Tìm hiểu thêm Phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nh: Quản lý toàn diện, xuyên suốt, thống nhất với chi phí nhỏ

Marketing – Sales là mối quan hệ không tách rời

 Marketing - Sales là mối quan hệ không tách rời

Các chiến lược marketing có vai trò quan trọng trong việc quyết định thành bại của doanh nghiệp. Hoạt động sale là cách thức đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, giúp họ hiểu thêm về tính năng, chất lượng. Điều này mang lại doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, marketing lại là phương tiện đắc lực giúp mang hình ảnh và đặc trưng của sản phẩm, thương hiệu đến gần 1 nhóm khách hàng nhất định. Từ đó, việc mở rộng chiến dịch truyền thông ra mắt sản phẩm mới sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng. Nói cách khác Marketing có tốt thì Sale mới mạnh. Đó là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp SME đầu tư phát triển mạng lưới các kênh truyền thông đa phương tiện như hiện nay.

Lưu lại bài viết: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi


Phần mềm CRM được nhiều doanh nghiệp xem như cầu nối giữa bộ phận Sales và Marketing với các tính năng như: email marketing, landing page, quản lý cơ hội khách hàng, quản lý khách hàng, quản lý liên hệ, quản lý báo giá, quản lý hợp đồng, quản lý chăm sóc khách hàng, quản lý hỗ trợ khách hàng…

phần mềm quản trị quan hệ khách hàng và bán hàng fastwork crm
Đăng ký dùng thử

Leave a Reply