Zalo Youtube Phone

Hướng Dẫn Ứng Dụng Của Tháp Nhu Cầu Trong Kinh Doanh Du Lịch

By 10 Tháng Mười Hai, 2020Tháng Một 27th, 2022Business Hack, Kiến thức

Tháp nhu cầu của Maslow được ứng dụng phổ biến trong nhiều mặt của đời sống và kinh doanh. Maslow được xem là một dạng lý thuyết về tâm lý học giải thích động của con người. Nhờ việc ứng dụng mô hình Maslow, nhà quản lý có thể nắm bắt tâm lý khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược bán hàng và tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Cùng tìm hiểu ứng dụng của tháp nhu cầu trong kinh doanh du lịch qua bài viết sau đây. 

Khái quát qua về tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow có tên gọi đầy đủ là Maslow’s Hierarchy of Needs. Đây là một thuyết về tâm lý học giải thích động lực của con người dựa trên việc theo đuổi các mức độ nhu cầu khác nhau. Trên lý thuyết nhu cầu của con người có thể được tổ chức thành một hệ thống phân cấp. Hệ thống phân cấp này cho chúng ta động lực để đáp ứng các nhu cầu cơ bản sau đó chuyển sang có nhu cầu cao cấp hơn. 

Tháp nhu cầu Maslow có tên gọi đầy đủ là Maslow's Hierarchy of Needs
Tháp nhu cầu Maslow có tên gọi đầy đủ là Maslow’s Hierarchy of Needs

Tháp nhu cầu Maslow được nghiên cứu và giới thiệu bởi Abraham Maslow (1908 -1970) – Chuyên gia về tâm lý học hành vi của con người trong vào năm 1943 trên bài viết “A Theory of Human Motivation”. Sau này vào năm 1954, ông tiếp tục giới thiệu về tháp nhu cầu này thông qua cuốn sách “Motivation and Personality”. Nội dung của cuốn sách bao gồm các nhu cầu được phân thành nhiều tầng cấp khác nhau. Cụ thể Maslow đã đề xuất năm nhu cầu cốt lõi và cơ bản tạo thành nền tảng cho động lực hành vi của con người.

Tìm hiểu thêm: Ví dụ về tháp nhu cầu Maslow trong việc thúc đẩy chất lượng làm việc nhân sự

5 nhu cầu cốt lõi của tháp nhu cầu Maslow

Maslow’s Hierarchy of Needs bao gồm 5 nhu cầu cốt lõi tạo thành nền tảng cho động lực hành vi của con người. Trước đây các ứng dụng của tháp nhu cầu chỉ được sử dụng trong tâm lý học. Ngày nay tháp nhu cầu được ứng dụng phổ biến hơn, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống và kinh doanh. Một tháp nhu cầu cơ bản bao gồm các tầng sau đây:

Tầng thứ nhất: Nhu cầu sinh học, thể lý

Tầng thứ nhất của tháp nhu cầu bao gồm các nhu cầu về sinh học, thể lý, như được ăn uống, ăn mặc, ngủ nghỉ. Nhu cầu sinh lý được xem là nhu cầu đầu tiên và cơ bản để con người duy trì sự sống và tồn tại. Các nhu cầu này bao gồm được ăn uống đầy đủ, được hít thở, sưởi ấm vào mùa đông, làm lạnh vào mùa hè, thỏa mãn về tình dục, điều hòa nhiệt độ, có nhà ở,… Abraham Maslow đưa tình dục vào tầng đầu tiên của tháp nhu cầu bởi con người cần duy trì nòi giống và thỏa mãn bản thân. Đây được xem là nhu cầu cơ bản nhất, rộng rãi nhất nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, của loài người. 

Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn

Khi con người được đáp ứng các nhu cầu cơ bản ở tầng 1, các nhu cầu này sẽ không điều khiển suy nghĩ và hành động của con người nữa. Họ sẽ có nhu cầu cao hơn, lúc này các nhu cầu được an toàn, ổn định sẽ bắt đầu thôi thúc và kích thích họ hành động. Nhu cầu về an toàn thể hiện về cả thể chất lẫn tinh thần ví dụ như: Có sức khỏe tốt, không bị đe dọa về công việc, tài sản, sức khỏe và tính mạng bản thân và gia đình. 

5 nhu cầu cốt lõi của tháp nhu cầu Maslow
5 nhu cầu cốt lõi của tháp nhu cầu Maslow

Tầng thứ ba: Nhu cầu xã hội

Nhu cầu thứ 3 chính là mong muốn được tham gia các hoạt động xã hội, được yêu thương, được mưu cầu hạnh phúc. Nhu cầu này là mong muốn thuộc về một tổ chức, một bộ phận nào đó (belonging needs). Nó cũng có thể là nhu cầu về tình thương, tình cảm (needs of love). Nhu cầu này thể hiện thông qua quá trình giao tiếp như tìm bạn, kết bạn, lập gia đình, tìm người yêu, tham gia hoạt động xã hội, tham gia các câu lạc bộ,… Cũng theo Abraham Maslow nhu cầu xã hội được xem là dấu vết của bản chất sống bầy đàn từ thời nguyên thủy của xã hội loài người. 

Tầng thứ tư: Nhu cầu được đánh giá và tôn trọng

Tầng nhu cầu thứ 4 bao gồm 2 yếu tố đó là: Lòng tự trọng của bản thân và được người khác tôn trọng. Cụ thể: Lòng tự trọng bao gồm nhu cầu quý trọng chính bản thân mình, có sự tự tin vào khả năng của bản thân, danh tiếng của mình, có tôn ti và lòng tự trọng với bản thân; Nhu cầu được người khác tôn trọng chính là mong muốn được thừa nhận, giành được uy tín, sự quý mến, được tiếp nhận thông qua các thành quả và cố gắng của bản thân. 

Có thể bạn quan tâm:Hướng dẫn tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) từ A-Z cho doanh nghiệp

Tầng thứ năm: Nhu cầu về sự thể hiện và khẳng định bản thân

Theo Abraham Maslow nhu cầu cao nhất của con người chính là mong muốn được thể hiện và khẳng định bản thân. Đó là mong muốn đạt tới, làm cho tiềm năng của bản thân đạt tới mức độ tối đa, hoàn thành các mục tiêu đặt ra trước đó. Từ đó khẳng định bản thân trong lĩnh vực, công việc nào đó. Maslow cho rằng những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng sao cho mỗi cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh, có ích cho cả tinh thần và thể xác. 

Qua tháp nhu cầu, Abraham Maslow giúp con người hiểu và nhận diện được hệ thống thứ bậc các nhu cầu mà chúng ta cần nỗ lực để đáp ứng chúng. Ông mang đến các loại, các tầng nhu cầu khác nhau của con người, được sắp xếp theo thứ tự phát sinh trước sau theo các mức độ nhu cầu của con người tư thấp đến cao. Sau Abraham Maslow nhiều người đã phát triển thêm tháp nhu cầu với các tầng như: Tầng nhu cầu về nhận thức hiểu biết; Tầng nhu cầu về thẩm mỹ; Tầng nhu cầu về tự tôn bản ngã,…

Tham khảo bài viết Ứng dụng của lý thuyết tháp nhu cầu trong kinh doanh

Ứng dụng của tháp nhu cầu trong kinh doanh du lịch

Ứng dụng của tháp nhu cầu ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình. Ứng dụng của tháp Maslow trong kinh doanh du lịch giúp thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch từ đó tăng hiệu quả thu hút và làm hài lòng khách hàng. Tháp nhu cầu của Maslow có thể được chuyển hóa thành kim tự tháp nhằm ứng dụng trong kinh doanh du lịch. Cụ thể tháp nhu cầu được ứng dụng trong kinh doanh du lịch được phân thành 3 tầng bao gồm: Nhu cầu tồn tại – Survival/ Nhu cầu thành công – Success/ Nhu cầu chuyển hóa – Transformation.

Ứng dụng của tháp nhu cầu trong kinh doanh du lịch
Ứng dụng của tháp nhu cầu trong kinh doanh du lịch

Tầng Survival – Nhu cầu về sự tồn tại

Ứng dụng của tháp nhu cầu trong kinh doanh du lịch chính là nhu cầu về sự tồn tại. Khách du lịch có nhu cầu được thỏa mãn nhu cầu về sinh lý và an toàn trong kỳ quá trình du lịch. Nhu cầu tồn tại bao gồm nhu cầu 1 và 2 của tháp Maslow, từ nhu cầu này khách hàng có thể tập trung tận hưởng chuyến du lịch. Việc thỏa mãn nhu cầu này là vô cùng quan trọng, gắn liền với việc mang lại các giá trị hữu hình (tangible values). Nhà quản lý có thể đo lường được thông qua sự hài lòng của khách hàng với các điều kiện như: Nghỉ ngơi, ăn uống, cơ sở vật chất kỹ thuật, phòng khách sạn,… Cũng như các điều kiện về thắng cảnh nổi tiếng, những điểm du lịch, điểm tham quan mà du khách được tiếp cận,…

Tầng Success – Nhu cầu về thành công

Ứng dụng của tháp nhu cầu thứ 2 trong kinh doanh du lịch chính là nhu cầu về thành công. Khách du lịch mong muốn có chuyến du lịch thành công với những trải nghiệm mới và thoải mái tinh thần. Cũng như mong muốn có được gắn kết với người dân địa phương, được khám phá và học hỏi về văn hóa, giáo dục,… với người dân địa phương. Điều này nhằm thỏa mãn các nhu cầu xã hội cũng như thể hiện mình, thuộc tầng nhu cầu 3 và 4 của tháp nhu cầu Maslow. Việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng du lịch ở cấp độ này gắn liền với những giá tri vô hình. 

Tầng Transformation – Nhu cầu chuyển hóa

Ứng dụng của tháp nhu cầu mang đến nhiều ưu điểm dành cho các đơn vị kinh doanh mô hình du lịch. Thông qua các hoạt động du lịch, khách du lịch có nhu cầu hoàn thiện bản thân cũng như đóng góp công sức để khiến xã hội tốt đẹp hơn. Đây chính là nhu cầu cao nhất của du khách và mang lại những giá trị vô hình ý nghĩa nhất trong hoàn thiện và phát triển nhân cách ở mỗi con người. 

Ứng dụng của tháp nhu cầu trong kinh doanh du lịch mang đến nhiều lợi ích và ưu điểm. Tháp nhu cầu chuyển hóa từ tháp nhu cầu của Maslow có tính ứng dụng cao đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Nhà quản lý có thể sử dụng tháp nhu cầu của khách du lịch từ đó đáp ứng cũng như phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Kết luận

Ngoài ứng dụng tháp nhu cầu, một phần mềm CRM hỗ trợ hiệu quả quá trình chăm sóc khách hàng giúp thu hút khách hàng tiềm năng, cải thiện khách hàng trung thành cũng vô cùng cần thiết.

Phần mềm FastWork CRM hỗ trợ các phòng ban, bộ phận như Marketing, Kinh doanh, chăm sóc khách hàng,… quản lý hiệu quả hồ sơ khách hàng và tăng sự tin tưởng của khách hàng thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả.

fastwork-crm

Fastwork.vn được đánh giá là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý khách hàng CRM và nhận được sự tin tưởng của rất nhiều doanh nghiệp lớn như Vietinbank, VietNam post, VPbank,…

Để nhận DEMO MIỄN PHÍ phần mềm, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây!

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply