Zalo Youtube Phone

Vị trí Content Writer: Doanh nghiệp nên Outsource hay In-house?

By 25 Tháng Mười Hai, 2020Kiến thức, Sales & Marketing

Có một điều mà nhà quản trị nào cũng biết, đó là: làm content marketing hiệu quả không hề dễ dàng. Trong bộ phận marketing, vị trí content writer sẽ là người chịu trách nhiệm sáng tạo nội dung cho các chiến dịch quảng bá trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh việc tự xây dựng đội ngũ sáng tạo nội dung, các doanh nghiệp ngày nay còn có lựa chọn thuê ngoài dịch vụ này. Vậy Outsourced content hay In-house content là phương án tối ưu hơn?

Trong vòng một thập kỷ qua, người ta thường nghe thấy cụm từ “content is king”. Content trở thành một phần quan trọng của Digital Marketing: 

  • Khảo sát năm 2017 của CMI cho thấy hơn 85% Marketers B2B và B2C sử dụng nội dung để nâng cao nhận thức về thương hiệu, tiếp cận khách hàng tiềm năng và chốt doanh số.
  • Trong một cuộc khảo sát khác của Curata, 75% công ty đã có kế hoạch tăng ngân sách cho hoạt động sản xuất nội dung.

Tuy nhiên, 57% Marketers chia sẻ rằng họ gặp khó khăn xây dựng nội dung nhất quán trên tất cả các nền tảng mạng xã hội.

Vị trí Content Writer trong doanh nghiệp
Vị trí Content Writer trong doanh nghiệp

Để tăng lượng tìm kiếm, tăng cơ hội tương tác với khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp phải liên tục sản xuất nội dung mới. Việc tăng cường sản xuất nội dung giúp đạt ROI tốt hơn. Ngoài ra, nội dung ngày càng trở nên đa dạng hơn: bài đăng trên blog, hội thảo trên website, đồ họa, video, sách điện tử, podcast, bài biên tập, v.v.

Với thách thức và sự thay đổi không ngừng của thị trường, doanh nghiệp nên lựa chọn outsource hay in-house vị trí content writer?

1. Vị trí Content writer in-house

Vị trí content writer là người trực tiếp sản xuất nội dung trong doanh nghiệp. Bản mô tả công việc của content writer trong doanh nghiệp thường bao gồm việc:

Vị trí content in-house trong doanh nghiệp
Vị trí content in-house trong doanh nghiệp
  • Lên kế hoạch, phát triển và triển khai hoạt động sản xuất nội dung. 
  • Các nhân viên này còn phụ trách quản lý nội dung trên các kênh truyền thông
  • Nghiên cứu các chủ đề liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp, nguyên tắc SEO và nghiên cứu từ khóa, 
  • Quảng bá nội dung trên các phương tiện truyền thông. 
  • Phối hợp với bộ phận marketing để thiết kế ảnh bài viết. 

Ưu điểm của vị trí content writer in-house

Xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay là tuyển dụng vị trí content writer cho phòng marketing. Ưu điểm của việc này là:

  • Content writer là nhân viên trực tiếp của doanh nghiệp sẽ có những hiểu biết sâu về ngành nghề, nhu cầu, động lực của khách hàng để có những bài viết tập trung thu hút khách.
  • Nhà quản trị không cần đau đầu về việc phân bổ ngân sách, quản lý, thanh toán cho dịch vụ thuê ngoài. 
  • Phát triển vị trí content writer cũng giống như một khoản đầu tư bền vững. 

Nhược điểm

Tuy nhiên trái lại, nếu vị trí content writer được doanh nghiệp thuê trực tiếp sẽ có những nhược điểm nhất định: 

  • Chi phí cao: Đã có những nghiên cứu nhất định về chênh lệch chi phí giữa tuyển dụng vị trí Content writer và thuê bên thứ ba. Nếu khối lượng công việc sáng tạo nội dung của doanh nghiệp không quá lớn, việc thuê một nhân sự về content sẽ lãng phí cả thời gian và tiền bạc.
  • Nhân viên cần dành một quỹ thời gian vào việc kiểm soát nội dung, dễ mất tập trung vào các công việc phát triển kinh doanh. 
  • Văn phong và nội dung sẽ có thể bị lặp lại gây nhàm chán cho khách hàng, người đọc khi không tìm ra những điểm mới lạ.

2. Outsourced Content

Tương tự như vị trí content writer in-house, Outsource content (content thuê ngoài) cũng có những ưu và nhược điểm riêng. 

Vị trí content - sáng tạo nội dung từ outsouced
Vị trí content – sáng tạo nội dung từ outsouced

Ưu điểm

  • Trước hết, phần nội dung thuê ngoài cho phép doanh nghiệp khai thác chuyên môn với kinh nghiệm và khả năng tạo nội dung tiếp thị chuyên nghiệp. Phần nội dung của chiến dịch marketing bạn hướng tới sẽ được kiểm định qua nhiều chuyên gia để mang đến hiệu quả tốt nhất cho kinh doanh. 
  • Ngoài ra, những nhà văn có trình độ chuyên môn cao và hiểu biết với các kênh truyền thông khác nhau nên bài viết của họ sẽ đi vào tâm lý của những khách hàng trên từng kênh. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều hơn với khách hàng. 
  • Với hình thức Outsourced Contend, doanh nghiệp nghiễm nhiên có thể khai thác được các nguồn tài nguyên tốt của bên cho thuê và sử dụng các công cụ của họ. 
  • Dữ liệu mà outsource content mang đến là một nguồn thông tin lớn, đôi khi có cả những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Họ tạo ra được những bài viết phù hợp và kết nối được với các dịch vụ của doanh nghiệp. 
  • Dịch vụ thuê bên cung cấp tham gia viết content cung cấp cho khách hàng nhiều góc nhìn khác nhau về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp. Các ý tưởng, bài viết, văn phong đa dạng, sáng tạo hơn sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy, tăng trưởng nhanh chóng với các mục tiêu mở rộng nhận diện hay tạo doanh thu. 
  • Thuê ngoài dịch vụ có thể giúp doanh nghiệp tạo và phân phối nội dung một cách nhất quán và có kế hoạch. Hơn nữa, việc không đi sâu vào chuyên ngành nên các CopyWriter sẽ dùng những từ ngữ dễ hiểu thay vì từ ngũ chuyên ngành phức tạp. Người đọc sẽ hiểu những gì đang được truyền đạt trong bài viết. 
  • Số lượng người viết càng nhiều thì khả năng doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều đối tượng càng lớn. Là các chuyên gia trong lĩnh vực marketing, bạn có thể sử dụng kinh nghiệm của họ để tư vấn về những chiến thuật và kỹ thuật tiếp thị nào có hiệu quả và những chiến thuật và kỹ thuật tiếp thị nào sẽ thất bại.

Nhược điểm

Song song với những ưu điểm đã nêu trên là những bất cập mà doanh nghiệp gặp phải khi quyết định thuê nội dung ngoài thay vì tuyển dụng vị trí content writer. Có hai vấn đề phổ biến mà các công ty gặp phải khi thuê ngoài là:

  • Khó khăn trong việc tìm kiếm bên cung cấp dịch vụ uy tín và phù hợp. Nên sử dụng người viết tự do, độc lập hay tìm một công ty chuyên môn để đảm nhận việc tạo nội dung cho doanh nghiệp? Điều này tùy thuộc vào nhu cầu thực tế. Sử dụng người viết tự do sẽ tốn ít chi phí hơn nhưng việc thẩm định chất lượng sẽ không hiệu quả bằng thuê đơn vị agency.
  • Vấn đề thứ 2 là khi sử dụng Outsourced content, người viết sẽ không thể hiểu sâu sắc về sản phẩm. Bởi vậy, bạn cần đào tạo, cung cấp thông tin để nội dung bài viết không bị sai lệch. Đồng thời, cần nói rõ, mô tả chi tiết về thông điệp muốn được truyền đi để bài viết hướng đến đúng đối tượng của chiến dịch marketing.

3. Doanh nghiệp nên chọn Vị trí content writer: Outsource hay In-house?

 Doanh nghiệp nên chọn Vị trí content writer: Outsource hay In-house?
Doanh nghiệp nên chọn Vị trí content writer: Outsource hay In-house?

Với mỗi doanh nghiệp khác nhau, nhà quản trị khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về vị trí content writer cũng như quyết định sử dụng in- house hay outsource. 

  • Tuy nhiên, nhìn chung, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng chọn sử dụng các bên cung cấp nội dung. Giải pháp này giúp tiết kiệm chi phí, tận dụng đội ngũ giàu kinh nghiệm của agency. Vì thế, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào các chiến lược kinh doanh, tránh việc dàn trải, lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. 
  • Ngược lại, những doanh nghiệp lớn có bộ phận marketing riêng với hệ thống cung cấp nội dung đầy đủ và phong phú. Các chiến dịch đều yêu cầu khối lượng công việc sáng tạo nội dung lớn. Vì vậy, việc có một đội ngũ content in-house là cần thiết để các chiến dịch marketing có thể thành công. 

Với các thông tin chúng tôi chia sẻ về vị trí content writer, các nhà quản trị hẳn có thể đánh giá và xác định mục tiêu của doanh nghiệp cần hình thức nào. Hình thức nào là phù hợp nhất. Chúc các nhà quản trị có những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của mình để có những chiến dịch truyền thông hiệu quả mang lại lượng khách hàng lớn cho doanh nghiệp.

>>> Xem thêm bài viết: Content Writer Là Gì? Phân Biệt Content Writer Với Copywriter

Leave a Reply