Thực tế có rất nhiều doanh nhân thành công thừa nhận rằng họ không thể đạt được “quả ngọt” nếu không có sự giúp đỡ từ nhân sự của mình. Không một ai có thể khởi nghiệp và mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển doanh nghiệp một mình. Trên thực tế nhân sự mà bạn chọn đồng hành cùng mính chính là sức mạnh giúp doanh nghiệp đi lên hoặc thụt lùi. Cùng tìm hiểu bài học xây dựng phòng marketing cho startup qua nội dung dưới đây.
1. Bắt đầu từ chính bạn
Để xây dựng phòng marketing cho startup, nhà quản lý cần bắt đầu từ chính bản thân mình. Các startup cần tự nhận thức về nền tảng năng lực mà mình đang có cũng như những hạn chế của bản thân. Thực tế các startup không có đủ mọi kỹ năng để có thể mở rộng doanh nghiệp khởi nghiệp của mình. Chính vì vậy các startup cần đánh giá khách quan về bản thân mình, xem mình có thế mạnh ở điểm nào cũng như thiết sót điều gì.
Có đến 77% nhà tuyển dụng cho rằng các kỹ năng mềm vô cùng quan trọng.
Sau khi đánh giá được nền tảng của bản thân, startup có thể hoạch định kế hoạch tuyển dụng cho nhóm của mình.
2. Lựa chọn nhân lực có thể biến ý tưởng thành hành động
Không doanh nghiệp nào có thể hoạt động và phát triển chỉ dựa trên các ý tưởng. Chính vì vậy khi xây dựng phòng marketing cho startup, nhà lãnh đạo cần tìm các nhân viên có thể biến các ý tưởng kinh doanh thành hành động cụ thể và tạo ra lợi nhuận.
Các Startup cần xây dựng một nhóm có khả năng hoàn thành công việc thay vì chỉ có thể đưa ra được các ý tưởng hay ho. Ngoài năng lực chuyên môn, nhân sự còn cần có các kỹ năng và khả năng xử lý linh hoạt khi có sự cố xảy ra.
3. Đừng chỉ xây dựng một đội nhóm cho công ty khởi nghiệp
Bài viết này muốn cung cấp quy trình xây dựng phòng marketing cho Startup. Để làm được điều này các Startup cần tính đến phương án dài hạn, lựa chọn nhân viên cho sự phát triển dài lâu của doanh nghiệp. Dù là công ty khởi nghiệp, nhưng các startup vẫn nên xây dựng nhóm với cấu trúc toàn diện, với tầm sâu rộng.
Cụ thể thay vì thuê các nhân viên tạm thời nhằm lấp đầy các vị trí nhân sự tại công ty trong thời kỳ khởi nghiệp, nhà quản lý nên xây dựng cấu trúc nhân sự toàn diện và đầy đủ như các doanh nghiệp đã vận hành dài hạn.
Có rất nhiều chiến lược đã gây được tiếng vang lớn và cũng có rất nhiều dự án Marketing không được ai biết đến. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ nhiều vấn đề. Tuy nhiên thiếu kinh nghiệm xây dựng chiến lược Marketing có thể là nguyên nhân cốt lõi. Hãy theo dõi 08 bài học xây dựng chiến lược Marketing cho Start-up từ các thương hiệu lớn để rút ra bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình.
4. Lựa chọn nhân sự hiểu tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng không nên là trách nhiệm của một bộ phận duy nhất trong doanh nghiệp của bạn. Mọi nhân sự, thành viên trong doanh nghiệp cần hiểu được tầm quan trọng của khách hàng đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức.
Một doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ nhân viên luôn đặt khách hàng lên vị trí trung tâm, là một doanh nghiệp thành công. Điều này vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp khởi nghiệp, giúp tạo ra các khách hàng thân thiết và thúc đẩy tăng doanh số bán hàng.
5. Xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại tại các công ty khởi nghiệp là do nhân viên trong đơn vị không hòa đồng với nhau. Các xung đột ngầm trong doanh nghiệp sẽ khiến tiến độ và hiệu quả của công việc giảm sút. Chính vì vậy các startup cần chú ý xây dựng văn hóa giao tiếp trong môi trường doanh nghiệp.
Theo khảo sát có đến 46% nhà tuyển dụng sử dụng các bài test về tính cách khi lựa chọn nhân sự.
Từ tính cách và phẩm chất, các startup có thể quyết định ai là người phù hợp với đội marketing của mình, có thể hòa đồng và mang đến hiệu quả công việc tốt nhất.
6. Trở thành người quản lý thông minh
Trong quá trình xây dựng phòng marketing các doanh nghiệp cần phát huy năng lực và kỹ năng quản lý và lãnh đạo của mình. Khi người lãnh đạo nắm bắt được đặc điểm tính cách cá nhân và mục tiêu của từng thành viên trong nhóm của mình, công việc quản lý sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Trong quá trình setup phòng marketing, startup cần xây dựng mối quan hệ đồng đội đối với các nhân sự của mình.
Có đến 97%, nhân viên cho biết sự thiếu liên kết trong nhóm làm việc ảnh hưởng đến hiệu suất của họ.
Chính vì vậy các startup cần phát huy năng lực quản lý, nhằm xây dựng đội nhóm của mình trở nên liên kết và nỗ lực cùng nhau phát triển.
7. Đầu tư vào tuyển dụng
Một trong những cách xây dựng phòng marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh chóng và hiệu quả chính là đầu tư vào tuyển dụng. Đối với các công ty khởi nghiệp chưa có bộ phận tuyển dụng nhân sự hùng hậu, nhà quản lý có thể cân nhắc đến việc thuê các đơn vị tuyển dụng chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó đối với những doanh nghiệp có tư duy mới mẻ, có khả năng tiếp cận công nghệ có thể sử dụng các giải pháp phần mềm quản lý tuyển dụng, hay tìm kiếm ứng viên trên các trang nền tảng tuyển dụng như Facebook, LinkedIn và các trang web tuyển dụng.
Trên thực tế có đến 87% nhà tuyển dụng sử dụng LinkedIn nhằm tìm kiếm ứng viên.
8. Tránh sự đơn điệu trong nhóm
Một kinh nghiệm xây dựng phòng marketing cho startup chính là hạn chế việc đồng nhất hay một màu giữa các thành viên trong nhóm. Bạn có thể hình dung bộ phận marketing của doanh nghiệp mình có các nhân sự giống nhau về tính cách, năng lực, kỹ năng và phong cách làm việc và cách tư duy,… sẽ ra sao không.
Sự đồng nhất sẽ khiến tư duy sáng tạo và phong cách làm việc của nhóm mang tính một màu, không có ý tưởng mới, không có sáng kiến và bản sắc riêng. Điều này khiến các ý tưởng marketing của doanh nghiệp đều “na ná” nhau, không có bước tiến đột phá hay sự khác biệt.
9. Hướng các thành viên trong nhóm theo tầm nhìn của bạn
Một startups không thể nói về khởi nghiệp mà không trình bày về tầm nhìn của bản thân cũng như doanh nghiệp. Một trong những yếu tố tác động đến thành công của doanh nghiệp chính là xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh cho nhân sự của mình.
Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp không muốn thông báo mục tiêu kinh doanh cuối cùng đến các nhân sự của mình. Và đáng buồn hơn có đến 37 tỷ $ mất đi hàng năm chỉ vì nhân viên hiểu lầm về tầm nhìn và định hướng của doanh nghiệp. Việc định hướng tầm nhìn cho nhân tạo ra động lực cũng như mục tiêu từ đó giúp tăng năng suất nhân viên, tăng doanh thu và phát triển doanh nghiệp.
10. Rút ra bài học
Khi xây dựng phòng marketing cho doanh nghiệp, nhà quản lý có thể so sánh và lấy các ví dụ từ các môn thể thao. Đơn cử như bóng đá, mỗi thành viên trong nhóm đều có vai trò riêng, thiếu bất cứ ai cũng không được. Đối với kinh doanh cũng vậy, doanh nghiệp không chỉ cần có nguồn nhân lực đầy đủ, mà còn cần xây dựng và phát triển từng ứng viên theo hướng tốt nhất.
Nhà quản lý đóng vai trò như huấn luyện viên, nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên trong doanh nghiệp. Không ngừng theo sát, giám sát và tiến hành đào tạo, huấn luyện để nâng cao kỹ năng và năng lực của nhân sự, đóng góp và phát triển và hoạt động chung của cả doanh nghiệp.
Trên đây là các kinh nghiệm xây dựng phòng marketing cho startup được chia sẻ bởi Neil Patel – Founder CEO của NP Digital and Subscriber.
Neil Patel được xem là 10 nhà tiếp thị hàng đầu (Forbes),… cùng nhiều giải thưởng và thành quả đáng ghi nhận khác.
Qua các kinh nghiệm xương máu đúc kết trong quá trình khởi nghiệp cùng các chia sẻ hữu ích mong rằng các startups sẽ xây dựng được đội nhóm và nhân sự hùng hậu cho mình.
Nguồn: qualtrics.com
Các nội dung có thể bạn quan tâm:
04 Tips xây dựng phòng Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Kinh nghiệm tư vấn chiến lược Marketing chuẩn xác nhất cho khách hàng
Tips mới: Các bước xây dựng Marketing Brand bài bản cho doanh nghiệp bán lẻ