Xây dựng chiến lược Marketing là công việc đòi hỏi kinh nghiệm dày dặn từ đội ngũ marketers và khả năng sáng tạo ý tưởng tiếp thị phù hợp với xu hướng thị trường. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là công việc gặp nhiều rào cản. Theo dõi bản kế hoạch Marketing mẫu dưới đây để có những ý tưởng tiếp thị độc đáo trong thời gian tới.
Mục lục nội dung:
1. Sản phẩm và dịch vụ mang lại trải nghiệm cho khách hàng
Trong phần này, bạn sẽ muốn liệt kê nhiều giá trị mà bạn mang lại cho khách hàng tiềm năng của mình – cho dù đó là sản phẩm, dịch vụ hay trải nghiệm. Hiểu rộng hơn có thể là cách sản phẩm và bầu không khí, thái độ nhân viên của bạn mang lại cho khách hàng trong một cuộc hẹn tại quán cà phê.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ cần được chú trọng đặc biệt dù là doanh nghiệp bán lẻ, dịch vụ ăn uống hay kinh doanh công nghệ, giáo dục, y tế,…
Muốn vậy bạn cần lên kế hoạch về các tiêu chí sau:
- Cải thiện chất lượng sản phẩm
- Tham khảo chất lượng và giá bán của đối thủ cạnh tranh
- Đa dạng mặt hàng, sản phẩm cho khách hàng lựa chọn
- Đào tạo trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên
- Đẩy mạnh chuẩn hóa quy trình chăm sóc khách hàng
Đừng lo lắng nếu như chiến lược sản phẩm của bạn chưa hiệu quả. Theo dõi ngay Cách ứng dụng Chiến lược 4P chắc thắng 100% khi ra mắt sản phẩm mới tại bài viết này.
Mời quý Doanh nghiệp tham khảo
2. Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp là gì?
Giá trị kinh doanh của công ty bạn là gì?
Nếu bạn không thể giải thích lý do tại sao khách hàng cần sản phẩm của bạn, bạn sẽ không có một lối đi hay chiến lược đúng đắn đặc biệt trong trong tham vọng mở rộng thị trường.
Do vậy trong trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược Marketing hãy liệt kê giá trị và sứ mệnh của công ty mang lại cho khách hàng là gì?
Đây là một ví dụ về tầm nhìn và sứ mệnh của một thương hiệu cà phê Free People. Các thành viên của đơn vị này muốn tạo ra một vị trí nơi cho các bạn trẻ và cộng đồng có thể trò chuyện, chia sẻ với nhau. Việc họ thực hiện là tạo ra một mô hình quán bar kết hợp với quán cà phê để khách hàng tiềm năng có thể thưởng lãm một mô hình bar không còn ồn ào hay những căn phòng đèn led. Ở đây mọi người có một không gian thư giãn để thảo luận, chia sẻ và học giỏi kiến thức của nhau.
Dành cho nhà quản trị và Marketers: 6 lý do doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch Marketing
3. Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh
Bản kế hoạch Marketing mẫu của bất cứ website hay marketers nào cũng đều đề cập đến nội dung này. Vậy bạn để làm điều này hiệu quả chưa?
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cần phân tích những vấn đề sau:
- Thuộc tính sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
- Chiến lược định giá sản phẩm
- Chiến lược tiếp thị và chương trình khuyến mãi
- Kênh phân phối và phương thức phân phối
- Sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh hướng đến đối tượng khách hàng nào
Bằng cách này, bạn có thể “theo dõi” đối thủ cạnh tranh của mình và ghi chú lại những gì họ đang làm với các nỗ lực tiếp thị của họ và sau đó điều chỉnh nỗ lực của bạn để trở nên tốt hơn! Bằng cách hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh, bạn có thể tạo ra một vị trí cho mình trong một ngành vì bạn đã dành thời gian để trở nên độc nhất và nhìn mọi thứ khác với những gì đang làm.
Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây:
- Tệp khách hàng bạn muốn nhắm đến là ai?
- Điều gì khiến họ quay trở lại nhiều hơn?
- Họ có những yếu tố nào tạo nên sự quan tâm?
- Điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh là gì?
- Cách đối thủ cạnh tranh của bạn quảng cáo và kết nối với cộng đồng bạn muốn nhắm đến?
- Khi bạn có thể xác định đối thủ cạnh tranh của mình là ai và điều gì khiến họ trở thành đối thủ cạnh tranh, bạn có thể hoàn thiện các phương pháp của họ cho riêng bạn hoặc làm điều gì đó hoàn toàn khác biệt để thúc đẩy các loại lưu lượng truy cập khác nhau.
Xem thêm nội dung: Tổng hợp cách tiếp cận khách hàng online với chi phí thấp
4. Phân tích SWOT
Phân tích SWOT hiệu quả sẽ là cách giúp các doanh nghiệp định hướng đúng đường đi đúng đắn cho công ty mở rộng thị trường và nhận được sự tin tưởng từ người tiêu dùng.
Theo dõi mô hình SWOT của thương hiệu cà phê Free People
Strengths – Điểm mạnh của doanh nghiệp
Trong quá trình xây dựng kế hoạch marketing mẫu, bạn cần xác định những điểm mạnh của doanh nghiệp như sản phẩm, vị trí địa lý, công thức độc quyền, công nghệ hiện đại,…
Ví dụ về điểm mạnh của cà phê Free People dưới đây:
Điểm mạnh của quán cà phê này là:
- Có bên cung cấp thứ ba lớn đảm bảo số lượng và chất lượng đồ uống trong quán
- Trang trí quán đẹp và thu hút
- Nhân viên thân thiện có thái độ phục vụ chuyên nghiệp
- Nhiều ý tưởng mới cho quán
- Mang lại ý nghĩa cộng đồng
- Đồ uống giao đến tận nhà khách hàng
Weakness – điểm yếu
Khi nhìn vào điểm yếu của doanh nghiệp, hãy nhìn vào sự cạnh tranh của bạn và xem bạn thiếu ở đâu. Bạn không thể phát triển nếu bạn không thể thấy mình cần phải cải thiện như thế nào. Khi bạn xem xét các điểm yếu, điều này cũng giúp bạn vạch ra cách giải quyết và cải thiện thông điệp kinh doanh của mình.
Ví dụ về điểm yếu của Free People:
- Nhận diện thương hiệu về quán còn hạn chế
- Mô hình kinh doanh mới
- Ngân sách dành cho Marketing bị giới hạn
Opportunities – Cơ hội
Doanh nghiệp nên tận dụng những cơ hội đến từ:
- Xu hướng phát triển trong thời đại công nghệ và thị trường
- Thay đổi trong chính sách chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn
- Thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống, …
- Chính sách, sự kiện địa phương
- Xu hướng tiêu dùng của khách hàng
Hãy trả lời những câu hỏi:
- Làm thế nào để có thể cải thiện quy trình bán hàng/chăm sóc khách hàng tiềm năng?
- Các marketing hiệu quả ở thời điểm hiện tại?
- Làm thế nào để có thể tìm kiếm nhiều hơn nữa?
- Phương pháp tối ưu quy trình làm việc liên phòng ban hiệu quả hơn là gì?
- Công cụ hoặc tài nguyên nào khác mà doanh nghiệp chưa tận dụng hết?
- Những kênh quảng cáo tiềm năng doanh nghiệp chưa khai thác?
Theo dõi Cơ hội của quán cà phê Free People:
- Thị trường ngày càng tăng trưởng
- Cơ hội bán hàng cho những người thích trải nghiệm mới lạ
- Giảm chi phí phục vụ
Threats – Thách thức
Đây là những vấn đề ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp. Có thể kể đến một vài thách thức tiêu biểu như sau:
- Đối thủ cạnh tranh mới nổi
- Thay đổi về luật pháp
- Nhu cầu sản phẩm mới nhưng không nắm bắt
- Thông tin báo chí truyền thông những nội dung tiêu cực về sản phẩm
- Khách hàng thay đổi sở thích, hành vi tiêu dùng
5. Xác định mục tiêu tiếp thị
Mục tiêu tiếp thị là các mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chiến lược Marketing như các con số cụ thể về số lượng leads, traffic, khách hàng trung thành,…
Ví dụ: đây là một vài mục tiêu marketing bạn nên chú trọng:
- Giới thiệu # sản phẩm mới
- Nhắm mục tiêu một cá tính khách hàng mới
- Mở rộng/giành lại thị trường
- Xây dựng nhận thức về thương hiệu
- Phát triển lòng trung thành với thương hiệu
- Tăng số lượng khách hàng tiềm năng
- Tăng thị phần kinh doanh
- Xây dựng cơ quan quản lý ngành
- Tăng doanh số bán hàng
- Ký kết # hợp đồng dài hạn
- Cải thiện dịch vụ giao hàng và khách hàng
- Tăng mức độ tương tác và hiển thị thương hiệu trên mạng xã hội.
Dành cho Marketers: Bí quyết chăm sóc khách hàng từ CEO Amazon, Jeff Bezos
6. Xây dựng kế hoạch ngân sách
Để xây dựng được kế hoạch ngân sách hiệu quả trước tiên bạn cần tập trung làm tốt những công việc đã làm hiệu quả trước đây và tận dụng nguồn ngân sách còn lại để xây dựng các nội dung tiếp thị mới. Đừng phung phí vì bạn đang bắt đầu triển khai một nội dung mới.
Để xây dựng kế hoạch marketing mẫu hiệu quả, hãy chú trọng đến nội dung các chiến lược marketing như: nội dung website, video, banner, poster, blog để thu về nhiều lượt truy cập hơn.
Đặc biệt, bạn nên chú trọng vào các nội dung trên các kênh social media, tiếp thị trực tuyến và kết hợp các chiến lược truyền thông với Influencers.
Trên đây là bản kế hoạch marketing mẫu với những ví dụ trực quan do đội ngũ Fastwork xây dựng. Hy vọng bài viết sẽ giúp doanh nghiệp có những ý tưởng hay tạo nên các chiến dịch quảng cáo có tiếng vang lớn. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết tuần này của Fastwork.
*Nguồn: Disruptive Advertising
Tham khảo thêm nội dung hữu ích tại đây:
10 bước xử lý “khôn khéo” khi khách hàng tức giận8 Bài học xây dựng chiến lược Marketing cho Startups từ các thương hiệu lớn
Làm thế nào khách hàng tiềm năng tìm thấy bạn trên Google
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng online qua facebook
5 Cách tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất 2021 doanh nghiệp B2B