Để hiểu rõ hơn về Balanced Scorecard là gì, thực tế một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những doanh nghiệp tổ chức việc tiếp cận thẻ điểm cân bằng có xu hướng hoạt động tốt hơn các tổ chức không tiếp cận quản lý chiến lược hiệu suất.
Balanced scorecard (BSC) là mô hình liên quan đến việc đo lường bốn khía cạnh chính của doanh nghiệp bao gồm: học hỏi và tăng trưởng, quy trình kinh doanh, khách hàng và tài chính. Thẻ điểm cân bằng BSC cho phép các doanh nghiệp tập trung thông tin trên một báo cáo duy nhất. Ngoài đạt hiệu quả về hoạt động tài chính, BSC còn cung cấp thông tin chất lượng đồng thời cải thiện hiệu quả làm việc.
Vậy lợi ích khi ứng dụng Balanced Scorecard là gì? Câu trả lời sẽ có tại nội dung bài viết sau đây.
7 lợi ích từ balanced scorecard đem lại cho doanh nghiệp
Lập kế hoạch chiến lược tốt hơn
Lợi ích đầu tiên khi ứng dụng Balanced Scorecard là gì? Câu trả lời chính là giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược tốt hơn. Thẻ điểm cân bằng điểm cung cấp một khuôn khổ mạnh mẽ để xây dựng và truyền đạt các chiến lược. Mô hình kinh doanh được hình dung trong bản đồ chiến lược giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về nguyên nhân và kết quả giữa các chiến lược khác nhau.
Quá trình tạo bản đồ chiến lược đảm bảo đạt được sự đồng thuận về một loạt các mục tiêu chiến lược có liên quan lẫn nhau. Điều này có nghĩa là các kết quả hoạt động cũng như các yếu tố thúc đẩy hoặc động lực chính của hiệu suất trong tương lai được xác định để tạo ra một bức tranh toàn cảnh về chiến lược. Thẻ cân bằng giúp nhà quản lý thiết lập kế hoạch chiến lược bài bản, với các mục tiêu kinh doanh cụ thể.
Cải thiện giao tiếp và thực thi chiến lược
Lợi ích thứ 2 khi ứng dụng Balanced Scorecard là gì? Một trong những ưu điểm khi sử dụng thẻ cân bằng điểm BSC chính là cải thiện giao tiếp và quá trình triển khai chiến lược kinh doanh. Mô hình BSC mang đến bức tranh về chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp dễ dàng phác thảo và truyền đạt nội dung chiến lược kinh doanh bên trong và bên ngoài.
Một bức tranh chiến lược ngắn gọn có giá trị hơn ngàn lời nói. Plan on a page (Kế hoạch trên một trang) này giúp nhân sự và các bên liên quan hiểu chiến lược. Từ đó thu hút mọi người dành thời gian tìm hiểu, xem xét về chiến lược. Trên thực tế mọi người khó có thể trao đổi, thực hiện và cùng nhau triển khai chiến lược nếu họ không thực sự hiểu về nó.
Phối hợp tốt hơn các dự án và kế hoạch
Lợi ích tiếp theo khi ứng dụng thẻ cân bằng điểm Balanced Scorecard là gì? Mô hình BSC giúp các nhóm, bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp tốt hơn trong quá trình triển khai và thực hiện dự án. Thông thường ở mỗi dự án, chiến lược, doanh nghiệp cần đến sự hợp tác của các nhóm, phòng ban hoặc toàn bộ bộ máy. Để tăng cường hiệu quả tương tác, ban lãnh đạo có thể sử dụng mô hình thẻ điểm cân bằng.
Thẻ điểm cân bằng giúp các tổ chức vạch ra các mục tiêu chiến lược khác nhau cho các dự án và kế hoạch của họ. Từ đó đảm bảo rằng các dự án và kế hoạch được tập trung chặt chẽ để đạt được các mục tiêu chiến lược nhất. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp định hướng và phát triển theo đúng mục tiêu ban đầu. Không đi chệch mục tiêu hoặc lập kế hoạch quá sức với khả năng và điều kiện của mình.
Quản lý thông tin tốt hơn
Lợi trong trong quản lý thông tin tốt hơn nhờ Balanced Scorecard là gì? Lợi ích khi áp dụng thẻ cân bằng điểm BSC chính là quản lý và xử lý thông tin tốt hơn. Các thông tin, dữ liệu mang tính sống còn sẽ được lưu trữ, phân tích tối ưu nhất.
Phương pháp thẻ điểm cân bằng có thể giúp các tổ chức thiết kế các chỉ số hiệu suất chính cho các mục tiêu chiến lược khác nhau của họ. Điều này đảm bảo rằng công ty đang đo lường những gì thực sự quan trọng. Nghiên cứu cho thấy rằng các công ty áp dụng phương pháp BSC có xu hướng báo cáo thông tin quản lý chất lượng cao hơn và ra quyết định tốt hơn.
Cải thiện báo cáo hiệu suất
Trong danh sách 7 lợi ích của ứng dụng của Balanced Scorecard là gì không thể không nhắc đến hiệu quả cải thiện báo cáo hiệu suất. Thẻ điểm cân bằng có thể được sử dụng để hướng dẫn thiết kế các báo cáo hiệu suất và trang tổng quan. Điều này đảm bảo rằng các báo cáo quản lý tập trung vào các vấn đề chiến lược quan trọng nhất và giúp công ty giám sát việc thực hiện các kế hoạch của mình.
Tổ chức và điều phối tốt hơn
Tổ chức và điều phối doanh nghiệp tốt hơn khi ứng dụng phương pháp Balanced Scorecard là gì? Đối với các doanh nghiệp việc tổ chức và điều phối nhân lực, tài chính, thời gian, nguồn lực cho các chiến lược kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều này giúp tăng hiệu suất, giảm thiểu rủi ro cũng như tiết kiệm tối đa nguồn lực cho các doanh nghiệp.
Thẻ điểm cân bằng cho phép các công ty điều chỉnh cơ cấu bộ máy sao cho phù hợp nhất với các mục tiêu chiến lược kinh doanh đã đề ra. Để thực hiện tốt kế hoạch, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tất cả các đơn vị, phòng ban, nguồn lực kinh doanh và các chức năng hỗ trợ đều làm việc hướng tới cùng một mục tiêu. Áp dụng thẻ điểm cân bằng vào các đơn vị đó sẽ giúp đạt được điều đó và liên kết chiến lược với các hoạt động.
Điều chỉnh quy trình tốt hơn
Cùng tìm hiểu lợi ích cuối cùng của phương pháp Balanced Scorecard là gì. Sử dụng thẻ điểm cân bằng trong mô hình kinh doanh giúp nhà quản lý điều chỉnh quy trình tốt hơn. Việc triển khai một thẻ điểm cân bằng tốt cũng có thể giúp sắp xếp các quy trình của tổ chức như lập ngân sách, quản lý rủi ro và phân tích với các ưu tiên chiến lược. Điều này sẽ giúp tạo ra một tổ chức thực sự lấy chiến lược làm trung tâm.
FastWork vừa cung cấp những thông tin thú vị về 7 lợi ích của ứng dụng của Balanced Scorecard là gì thông qua nội dung bài viết trên đây. Theo thống kê vào năm 2004 có tới 50% doanh nghiệp, tổ chức lớn trên toàn cầu áp dụng BSC để quản trị bộ máy. Có thể nói thẻ cân bằng điểm mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trở thành công cụ đắc lực giúp ban lãnh đạo quản lý bộ máy tốt hơn.
Để nhận tư vấn miễn phí phần mềm FastWork, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây!
Doanh nghiệp tham khảo thêm:
Mô hình BSC – Phương pháp quản lý hiện đại dựa trên mục tiêu
Thẻ điểm cân bằng BSC là gì?
Những đặc điểm chính của BSC (Balanced Scorecard) là gì?
ERP là gì? Ý nghĩa của phần mềm ERP trong tổ chức doanh nghiệp
Gợi ý 6 phần mềm KPI được các nhà quản lý khuyên dùng
Chuyển đổi số 101: Phần mềm Quản lý doanh nghiệp là gì?
5 “lối mòn” trong quy trình quản lý doanh nghiệp thiếu hiệu quả của nhà quản trị