Digital transformation hay chuyển đổi số doanh nghiệp hiện nay là xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ trên toàn cầu. Vậy thực sự Digital transformation là gì?
Thực tế, khái niệm chuyển đổi số tại Việt Nam còn khá mới mẻ. Gần như mới đây khi trải qua cơn khủng hoảng do đại dịch thì chúng ta mới thực sự được tiếp nhận nhiều thông tin về chuyển đổi số đến vậy. Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt, nhất là SME đang trải qua chặng đường gian nan trong quá trình thích ứng và chuyển đổi số nhằm tồn tại và phát triển.
Theo dự đoán của International Data Corporation, vào năm 2022, tổng giá trị chuyển đổi số trên toàn thế giới sẽ cán mốc 2000 tỷ USD. Vào năm 2023, các khoản đầu tư vào công nghệ chuyển đổi kỹ thuật số toàn cầu dự báo sẽ đạt 2.3 nghìn tỷ USD, chiếm phần lớn trong tổng ngân sách CNTT trong các doanh nghiệp. Một nghiên cứu từ MIT Center for Digital Business và Capgemini Consulting, cho thấy chỉ một phần ba số công ty trên toàn cầu có chương trình chuyển đổi kỹ thuật số hiệu quả.
Giải đáp tất tần tật Digital transformation là gì?
Cùng đi vào nội dung digital transformation là gì đã được rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thảo luận. Digital transformation là khái niệm ra đời trong thời kỳ Internet phát triển mạnh mẽ. Khái niệm này mô tả việc ứng dụng công nghệ số vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cụ thể chuyển đổi số Digital transformation là gì và bao gồm những hoạt động như thế nào?
Định nghĩa Digital transformation là gì?
Digital transformation là gì? Digital transformation hay chuyển đổi kỹ thuật số là quá trình sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để làm mới hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm cho khách hàng. Điều này nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường và kinh doanh. Sự tái hiện này của hoạt động kinh doanh trong thời đại kỹ thuật số là chuyển đổi kỹ thuật số.
Nó vượt ra ngoài các vai trò truyền thống như bán hàng, tiếp thị và dịch vụ khách hàng. Ngược lại, sự khởi đầu và kết thúc của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số phụ thuộc vào cách doanh nghiệp suy nghĩ và tương tác với khách hàng của mình. Khi chuyển từ văn bản giấy sang bảng tính và sang các ứng dụng thông minh để quản lý kinh doanh, doanh nghiệp có cơ hội sử dụng công nghệ kỹ thuật số để hình dung lại cách kinh doanh và cách tương tác với khách hàng.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, các startup có thể chứng minh năng lực của tổ chức mình bằng việc số hóa các quy trình vận hành cơ bản. Việc xây dựng một doanh nghiệp ở thế kỷ 21 bằng giấy ghi chú và sổ viết tay đã không còn hiệu quả. Tư duy kỹ thuật số, lập kế hoạch và xây dựng giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng, linh hoạt và sẵn sàng phát triển.
Dành cho bạn: Ebook FREE Chuyển đổi kỹ thuật số & Covid-19
Với những phân tích trong cuốn Ebook, Doanh nghiệp có thông tin chính xác về:
– Tại sao chuyển đổi số là cần thiết?
– Doanh nghiệp đang có những lầm tưởng nào về chuyển đổi số
– Những sai lầm phổ biến trong chuyển đổi số- 3 đề xuất kỹ thuật số hàng đầu
– Doanh nghiệp nên bắt đầu chuyển đổi số từ đâu? (Lời khuyên cho DN vừa & nhỏ)
Chuyển đổi kỹ thuật số là việc bắt đầu và kết thúc với khách hàng
Mọi chuyển đổi kỹ thuật số sẽ bắt đầu và kết thúc với khách hàng và tôi có thể thấy điều đó trong tâm trí của mọi CEO mà tôi nói chuyện.
Marc Benioff – Chủ tịch và Giám đốc điều hành Salesforce
Trước khi xem xét cách thức và tác dụng của Digital transformation là gì đối với doanh nghiệp, nhà quản lý cần trả lời câu hỏi cơ bản: Làm thế nào chúng ta chuyển đổi từ việc lưu trữ hồ sơ bằng giấy và bút thành những doanh nghiệp thay đổi thế giới được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số?
Sự khác biệt giữa số hóa, kỹ thuật số hóa và Digital transformation là gì?
Số hóa, kỹ thuật số hóa và Digital transformation là các thuật ngữ quen thuộc trong thời đại 4.0. Các khái niệm này có sự khác nhiệt cơ bản dưới đây như sau.
Số hóa là quá trình chuyển đổi từ analog sang kỹ thuật số
Cách đây không lâu, các doanh nghiệp vẫn lưu giữ hồ sơ trên giấy tờ. Cho dù đó là viết tay trên sổ cái hoặc nhập tài liệu, dữ liệu kinh doanh vẫn là dạng analog (tương tự). Nếu muốn thu thập hoặc chia sẻ thông tin, doanh nghiệp cần phải xử lý các tệp vật lý, tài liệu và bìa, máy photocopy và fax.
Sau đó máy tính trở thành xu hướng chủ đạo và hầu hết các công ty bắt đầu chuyển đổi tất cả các bản ghi giấy này thành các tập tin máy tính kỹ thuật số. Đây được gọi là số hóa: Quá trình chuyển đổi thông tin từ analog sang kỹ thuật số.
Một khi thông tin được số hóa, việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên hầu hết các công ty sử dụng các bản ghi kỹ thuật số mới đều áp dụng các phương pháp mô phỏng cũ. Hệ điều hành máy tính được thiết kế xung quanh các biểu tượng thư mục, khiến người dùng mới cảm thấy quen thuộc và bớt lạ lẫm hơn.
Đối với các doanh nghiệp, hiệu quả của dữ liệu kỹ thuật số cao hơn theo cấp số nhân so với dữ liệu tương tự, nhưng các hệ thống và quy trình kinh doanh vẫn chủ yếu được thiết kế xoay quanh ý tưởng về cách tìm kiếm, chia sẻ và sử dụng thông tin trong kỷ nguyên analog.
Ứng dụng kỹ thuật số sử dụng các dữ liệu số để đơn giản hóa cách làm việc
Cách thức làm việc ngày nay đã trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bởi các thông tin đã được số hóa trên nền tảng ứng dụng.
Digitalisation (số hóa) không phải là thay đổi phương pháp kinh doanh hay tạo ra các loại hình kinh doanh mới. Số hóa có nghĩa là duy trì và giúp cho dữ liệu luôn được truy cập ngay lập tức mà không bị mắc kẹt trong tủ hồ sơ hay trong kho lưu trữ như những doanh nghiệp truyền thống.
Hãy xem xét một cách thận trọng về dịch vụ khách hàng, cho dù trong lĩnh vực bán lẻ, bán hàng tại hiện trường hay bán hàng qua điện thoại. Việc số hóa ngày nay giúp truy xuất hồ sơ khách hàng qua máy tính dễ dàng và nhanh chóng, đã làm thay đổi cách thức dịch vụ hoạt động. Về cơ bản dịch vụ khách hàng không thay đổi, nhưng khi tìm kiếm thông tin lưu trữ bằng giấy được thay thế bằng một vài thao tác nhấn phím trên màn hình máy tính hoặc thiết bị di động, quá trình truy vấn, tìm kiếm dữ liệu liên quan và đưa ra giải pháp trở nên hiệu quả hơn.
Với sự phát triển của công nghệ số, người dùng bắt đầu nảy sinh ý tưởng sử dụng công nghệ kinh doanh theo những cách mới chứ không chỉ để thực hiện những việc cũ một cách nhanh hơn. Đây là lúc ý tưởng về chuyển đổi kỹ thuật số bắt đầu hình thành. Với những công nghệ mới, những điều mới và những cách mới để thực hiện chúng bỗng nhiên trở nên khả thi.
Chuyển đổi kỹ thuật số làm tăng giá trị cho mọi tương tác của khách hàng
Chuyển đổi kỹ thuật số đang thay đổi cách thức kinh doanh. Trong một số trường hợp, nó cũng đã tạo ra các danh mục kinh doanh hoàn toàn mới. Với chuyển đổi kỹ thuật số, dường như các doanh nghiệp đang lùi lại một bước để kiểm tra lại năng lực nội tại. Từ hệ thống nội bộ đến tương tác trực tuyến và trực tiếp với khách hàng.
Các doanh nghiệp đã đưa ra một số câu hỏi chính. Chẳng hạn như “Chúng tôi có thể thay đổi quy trình của mình để đưa ra quyết định tốt hơn, thay đổi hiệu quả của luật chơi hay để cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn thông qua cá nhân hóa nhiều hơn không?” Các công ty thuộc mọi loại đang tạo ra những cách sử dụng công nghệ thông minh, hiệu quả và mang tính đột phá.
Netflix là một ví dụ điển hình. Ban đầu công ty này bắt đầu với dịch vụ đặt hàng qua thư và kinh doanh nhờ việc cho thuê video truyền thống. Sau đó, sự đổi mới kỹ thuật số đã giúp cho việc truyền phát video trên quy mô lớn. Ngày nay, Netflix cạnh tranh với các mạng truyền hình cáp và truyền hình truyền thống cũng như các studio sản xuất bằng cách cung cấp một thư viện nội dung theo yêu cầu ngày càng phát triển với mức giá rất cạnh tranh.
Số hóa cho phép Netflix không chỉ truyền trực tiếp nội dung video đến khách hàng mà còn có được cái nhìn sâu sắc chưa từng có về thói quen và sở thích xem của người dùng. Công ty đã sử dụng dữ liệu này để cung cấp thông tin về mọi thứ, từ thiết kế trải nghiệm người dùng đến các buổi chiếu ra mắt tại studio và phát triển phim. Đây là quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đang được thực hiện: Tận dụng các công nghệ sẵn có để thông báo cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
Như đã đề cập trước đó, chuyển đổi kỹ thuật số khuyến khích các doanh nghiệp xem xét lại mọi thứ từ năng lực nội tại đến những ý tưởng mới. Điều này không nhất thiết doanh nghiệp phải khai thác các dịch vụ mới dựa trên công nghệ để triển khai các chiến dịch tiếp thị, nhưng nó là cần thiết để phá bỏ bức tường truyền thống ngăn cản sự đổi mới. Doanh nghiệp sẽ thật sự cần nhà lãnh đạo định hướng về sự thay đổi này trong tương lai để có thể tồn tại bền vững trong bối cảnh hiện đại ngày nay.
Để nhận tư vấn miễn phí và trải nghiệm DEMO FREE Giải pháp Chuyển đổi số cho SME, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây!
Mời doanh nghiệp tham khảo chuỗi bài về Chuyển đổi số từ FastWork:
Chuyển đổi số là gì? Bức tranh tổng quan về Chuyển đổi số và vai trò trong doanh nghiệp
Hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp bán lẻ
Chuyển đổi số 101: Phần mềm Quản lý doanh nghiệp là gì?
Công nghệ 4.0 là gì? Cơ hội và thách thức “chuyển đổi số” thành công của Doanh nghiệp Việt Nam
Điểm sáng kinh tế Việt: Các doanh nghiệp chuyển đổi số dễ dàng vượt qua Covid-19
Doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu trong cuộc đua chuyển đổi số?
Chuyển đổi số ngành bán lẻ – Đâu là lối đi thông minh cho doanh nghiệp Việt?