Zalo Youtube Phone

Công nghệ 4.0 là gì? Cơ hội và thách thức “chuyển đổi số” thành công của Doanh nghiệp Việt Nam

By 24 Tháng Tư, 2025Business Hack, Kiến thức

Theo khảo sát chuyên sâu do Bộ Công Thương thực hiện và trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh và Hội chợ triển lãm Công nghiệp 4.0 2018 tại Hà Nội cho thấy: Đại đa số các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam đều mong muốn tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện các bước chuẩn bị sẵn sàng. Vậy cụ thể công nghệ 4.0 là gì? Cơ hội hay thách thức với các doanh nghiệp Việt? 

Công nghệ 4.0 là gì?

Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang thay đổi toàn thế giới
Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang thay đổi toàn thế giới

Công nghệ 4.0 là gì – Cách mạng Công nghiệp 4.0 chính là cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với hàng loạt các công nghệ mới được ứng dụng trong mọi mặt của đời sống. Cuộc cách mạng này mang đến những thay đổi lớn đến nhân loại thông qua việc ứng dụng và thay thế các hoạt động truyền thống. Trong đó nổi bật nhất vẫn là các đột phá về công nghệ tại các lĩnh vực như AI (trí tuệ nhân tạo), IoT (robot, Internet vạn vật), công nghệ Nano, công nghệ sinh học, công nghệ quản lý, dữ liệu lớn (Big Data),… 

Công nghệ 4.0 là khái niệm thời đại 4.0, chính thức xuất hiện vào năm 2013 trong buổi báo cáo của chính phủ Đức. Hiện nay tất cả các nước, vùng lãnh thổ tại khắp các châu lục trên thế giới đều đang chuyển mình theo các bước tiến của công nghệ, đưa nhân loại lên một tầm cao mới. Cuộc cách mạng 4.0 được cho là bước chuyển mình khủng khiếp của thế giới. Đây được xem là thời đại của công nghệ, nơi mà tất cả các loại máy móc đều được tự động hóa và trao đổi thông tin qua dữ liệu. Các loại robot thông minh, trí tuệ nhân tạo mang đến các tính năng như quản lý, tính toán. Thậm chí là đưa ra những quyết định kịp thời, thay thế con người nhờ vào thiết bị cảm biến.

Công nghệ 4.0 là gì? Bản chất của cuộc cách mạng 4.0 là sự kết nối và xử lý giữa vạn vật với nhau nhờ vào các thiết bị ngoại vi, nền tảng công nghệ số, chúng được tích hợp tất cả và hoạt động hài hòa trong một tổng thể. 

Trong đó công nghệ vật liệu mới và công nghệ robot được xem là điểm sáng đắt giá thay thế gần như toàn bộ sức lao động của loài người. Chúng có thể thay thế con người từ các công việc tay chân đến xử lý các công việc liên quan đến bộ não mang tính chính xác và đột phá. 

 Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi số là gì? Lý do chuyển đổi số là vấn đề sống còn với doanh nghiệp

Thực trạng doanh nghiệp Việt trong thời đại công nghệ 4.0

 Thực trạng doanh nghiệp Việt trong thời đại công nghệ 4.0
Thực trạng doanh nghiệp Việt trong thời đại công nghệ 4.0

Công nghệ 4.0 là gì và có ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp Việt? Tại sự kiện với chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng rằng Công nghiệp 4.0 sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng của mình. Có thể nói phần lớn các doanh nghiệp Việt đều hiểu được tầm quan trọng của công nghệ 4.0 đối với tồn vong của đơn vị mình. Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp Việt còn thụ động trong việc đổi mới, chuyển mình nhằm thích ứng với thời cuộc. 

Để đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp đối với Công nghiệp 4.0, Bộ Công Thương đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khảo sát 2.659 công ty thuộc 17 ngành / lĩnh vực và phỏng vấn chuyên sâu tại các tập đoàn, tổng công ty do Bộ quản lý từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018. Kết quả khảo sát cho thấy: Có 82% doanh nghiệp quan tâm đến Công nghiệp 4.0, tuy nhiên lại có đến 61% chưa chuẩn bị gì nhằm sẵn sàng với thay đổi của thời đại và 21% doanh nghiệp đang thực hiện những bước thích ứng đầu tiên với thời đại. 

Nếu doanh nghiệp đang hoang mang không biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu? Hãy xem ngay nội dung Doanh nghiệp hiện nay đang ở đâu trên đường đua chuyển đổi số? Những bước chuyển đổi số khoa học cho doanh nghiệp

Cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại công nghệ 4.0 là gì?

Thời đại 4.0 cùng xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt. Trên thực tế Việt Nam nổi tiếng với nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công thấp, khi 4.0 xuất hiện nhiều người đặt ra câu hỏi số lượng nhân công đông đảo này sẽ đi đâu, về đâu? Các chuyên gia cũng cho rằng trong tương lai các công việc đơn giản, theo hình thức lặp đi lặp lại sẽ được thay thế bằng móc và thiết bị. Quy trình làm việc truyền thống hay các mô hình văn phòng giấy sẽ dần được thay thế bởi các công cụ phần mềm và văn phòng điện tử. Vậy cụ thể các doanh nghiệp Việt đang có những cơ hội và thách thức nào? 

Doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội và thách thức trong thời đại 4.0
Doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội và thách thức trong thời đại 4.0

Cơ hội của các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 là gì?

Không thể phủ nhận được những cơ hội và tiềm năng mà công nghệ 4.0 sẽ mang đến cho các doanh nghiệp Việt. Có thể nói đây là bước chuyển mình sống còn giúp doanh nghiệp Việt tồn tại, phát triển và vươn lên cạnh tranh với các đối thủ trên thế giới. Đây cũng là thời cơ để doanh nghiệp Việt thoát khỏi cái mác “lạc hậu”, yếu kém về công nghệ và quản lý, trở nên hiện đại và chuyên nghiệp hơn. Thông qua các công cụ phần mềm quản lý, cũng như trang thiết bị sản xuất và dây chuyền công nghệ thông minh các doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sản phẩm với doanh nghiệp nước ngoài, nâng cao uy tín và doanh thu. 

Bằng việc áp dụng công nghệ tự động các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa các chi phí như thuê nhân sự, mua sắm trang thiết bị máy móc, cắt giảm các quy trình không cần thiết, tốn thời gian. Từ đó tăng hiệu quả quản lý, tăng năng suất làm việc, tăng doanh thu, giảm thiểu gánh nặng cho đội ngũ lãnh đạo. Thông qua trí tuệ nhân tạo các doanh nghiệp có thể tiếp cận và chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao doanh thu và lợi nhuận. 

 Cơ hội của các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 là gì?
Cơ hội của các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 là gì?

Thách thức với các doanh nghiệp Việt

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt trong thời đại 4.0 chính là nền tảng cơ sở hạ tầng và năng lực. Nền tảng công nghệ tại các doanh nghiệp Việt còn yếu, cần đến nguồn ngân sách, nhân lực và thời gian dài mới có thể nâng cấp và đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Không những thế cuộc cách mạng 4.0 cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhỏ, tăng sức cạnh tranh, khiến một số doanh nghiệp phải chịu chung số phận “cá lớn nuốt cá bé”.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất việc đầu tư đồng bộ, thay thế nhân công bằng các thiết bị máy móc cần đến khoản chi phí khổng lồ. Các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tái cấu trúc nhân sự, tinh giản biên chế. Nhân sự tại các doanh nghiệp còn yếu kém, chưa có kỹ năng sử dụng thành thạo các công cụ và phần mềm mới, gây ảnh hưởng đến quy trình làm việc và chất lượng công việc. Và thách thức cuối cùng chính là phần lớn các doanh nghiệp Việt còn đang loay hoay không biết phải thay đổi những gì, thay đổi như thế nào để phù hợp với thời cuộc. 

Hãy bắt đầu ứng dụng công nghệ, phần mềm vào doanh nghiệp của mình từ những hoạt động và nghiệp vụ nhỏ nhất.

Ví dụ như thay vì quản lý dự án qua những tệp hồ sơ thì quản lý bằng phần mềm chuyên biệt như FastWork Project Hay thay vì giao việc cho nhân viên qua ứng dụng chat thì sử dụng phần mềm quản lý công việc, tự động thông báo nhắc nhở thời gian hoàn thành.

Thời đại công nghệ 4.0 mọi hoạt động quản trị trong doanh nghiệp của bạn đều có thể thay thế hoàn toàn bằng phần mềm.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt trong thời đại 4.0 chính là nền tảng cơ sở hạ tầng và năng lực
Một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt trong thời đại 4.0 chính là nền tảng cơ sở hạ tầng và năng lực

Xu hướng triển khai ERP thúc đẩy chuyển đổi số lan rộng tại Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển trong thời đại công nghệ 4.0, việc triển khai ERP (Enterprise Resource Planning) đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược chuyển đổi số của các doanh nghiệp. ERP không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc mà còn thúc đẩy tự động hóa, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm chi phí, qua đó nâng cao năng suất lao động và tính cạnh tranh.

Theo một khảo sát của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về lợi ích của việc áp dụng ERP. Tuy nhiên, không phải tất cả đều sẵn sàng cho sự thay đổi lớn này. Một ví dụ tiêu biểu là việc triển khai ERP tại Vinamilk – một trong những tập đoàn lớn trong ngành thực phẩm tại Việt Nam. Việc áp dụng ERP giúp Vinamilk tích hợp toàn bộ các quy trình từ quản lý sản xuất đến phân phối, theo dõi tồn kho, và cải thiện hệ thống kế toán tài chính. Điều này không chỉ giúp công ty tối ưu hóa chi phí mà còn gia tăng hiệu quả trong quản lý và phân tích dữ liệu.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng thực hiện chuyển đổi số. Một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam là thiếu hụt nguồn lực và khả năng đào tạo nhân viên để sử dụng các hệ thống ERP phức tạp. Chính vì vậy, các giải pháp ERP linh hoạt, dễ triển khai và dễ sử dụng như ERPNext đang trở nên ngày càng phổ biến, giúp các doanh nghiệp vượt qua những trở ngại này và tiến gần hơn đến mục tiêu chuyển đổi số.

ERP mã nguồn mở & ERP mã nguồn đóng – Doanh nghiệp nên chọn gì?

Khi lựa chọn hệ thống ERP, các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải câu hỏi lớn: ERP mã nguồn mở hay mã nguồn đóng sẽ phù hợp hơn với nhu cầu và nguồn lực của mình? Cả hai loại ERP này đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào quy mô, ngân sách, và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

ERP mã nguồn mở như ERPNext, Odoo hay Openbravo có ưu điểm nổi bật về tính linh hoạt và chi phí thấp. Các doanh nghiệp có thể tùy chỉnh hệ thống theo nhu cầu cụ thể mà không phải phụ thuộc vào nhà cung cấp phần mềm. Đây là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nơi chi phí triển khai là một yếu tố quan trọng. Hơn nữa, ERP mã nguồn mở còn giúp doanh nghiệp có thể tự chủ trong việc duy trì và phát triển hệ thống mà không phải trả phí bảo trì cao.

Tuy nhiên, ERP mã nguồn mở cũng có nhược điểm là thiếu sự hỗ trợ chính thức từ nhà cung cấp, điều này có thể gây khó khăn trong việc duy trì hệ thống khi gặp sự cố. Hơn nữa, việc triển khai và duy trì ERP mở yêu cầu đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao, điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng có. Tại Việt Nam, MBW Digital là đối tác triển khai chính thức & duy nhất của ERPNext. Mời Anh/Chị theo dõi các dự án ERPNext MBW Digital đã triển khai tại đây!

ERP mã nguồn đóng, ví dụ như SAP, Oracle, hay Microsoft Dynamics, cung cấp các giải pháp toàn diện với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nhà cung cấp. Các hệ thống này thường được phát triển và duy trì bởi các công ty phần mềm lớn, đảm bảo sự ổn định và tính năng đầy đủ. Tuy nhiên, nhược điểm là chi phí triển khai cao, khó tùy chỉnh, và yêu cầu doanh nghiệp phải ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp. Đây là lựa chọn phổ biến đối với các doanh nghiệp lớn hoặc những công ty có yêu cầu về bảo mật và sự ổn định cao.

Quyết định giữa ERP mã nguồn mở và mã nguồn đóng sẽ phụ thuộc vào quy mô, ngân sách và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể ưu tiên ERP mã nguồn mở để tiết kiệm chi phí và linh hoạt trong việc phát triển, trong khi các doanh nghiệp lớn có thể chọn ERP mã nguồn đóng để đảm bảo tính ổn định và hỗ trợ lâu dài.

Ứng dụng ERPNext để giải quyết thách thức công nghệ 4.0

Công nghệ 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và dữ liệu lớn (Big Data) đang tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng phức tạp. Một trong những thách thức lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong kỷ nguyên này là làm sao để áp dụng công nghệ mới mà không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.

ERPNext, với khả năng tích hợp mạnh mẽ các công nghệ tiên tiến đang trở thành một giải pháp lý tưởng để giúp doanh nghiệp giải quyết các thách thức này. ERPNext cung cấp các tính năng như quản lý chuỗi cung ứng tự động, phân tích dữ liệu lớn, ngoài ra hiện tại MBW Digital đã tích hợp MobiWork DMS vào ERPNext hỗ trợ doanh nghiệp phân phối tối ưu hóa quy trình quản lý kho, bán hàng, và theo dõi hoạt động của đội ngũ bán hàng, từ đó nâng cao hiệu quả công việc và tăng trưởng doanh thu. Điều này giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa quy trình mà còn chủ động trong việc dự báo và quản lý rủi ro.

Theo dõi ngay nội dung: Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho cuộc đua thời đại công nghệ 4.0

Công nghệ 4.0 là gì – Công nghệ 4.0 đang gõ cửa từng nhà, từng công ty, doanh nghiệp Việt. Liệu các doanh nghiệp đã sẵn sàng mở cửa đón chào vị khách đặc biệt này không hay vẫn đóng cửa chịu thua trong vòng an toàn của mình?

FastWork.vn cung cấp hệ thống phần mềm quản trị bao gồm: Phần mềm Quản trị nội bộ FastWork OFFICE+, Phần mềm Quản lý Công việc FastWork WORK+, Phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng FastWork CRM+, Phần mềm Quản trị nhân sự FastWork HRM+,…

Qúy doanh nghiệp quan tâm đến Bộ giải pháp số hóa doanh nghiệp toàn diện từ FastWork, vui lòng liên hệ hotline 0983 08 97 15 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất hoặc điển vào Form đăng ký dưới đây!

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply