Chuyển đổi số ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng xác định là nội dung quan trọng, góp phần tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.
Tuy nhiên, khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) (năm 2020) 97% các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chưa đủ điều kiện về trình độ và khoa học kỹ thuật để chuyển đổi số. Trong đó, 92% doanh nghiệp được khảo sát không biết chuyển đổi số như thế nào và 72% không biết nên bắt đầu từ đâu.
Không nằm ngoài những số liệu trên, doanh nghiệp ngành Xây dựng đang đối mặt với nhiều thách thức khi tìm hiểu và thực hiện chuyển đổi số. Mặc dù có những nhà điều hành đã chấp nhận gác lại vấn đề lợi nhuận, tập trung toàn lực tìm kiếm và áp dụng các công cụ công nghệ để từng bước số hóa doanh nghiệp, nhưng kết quả vẫn không như kỳ vọng. Bởi không phải giải pháp phần mềm nào cũng phù hợp với đặc thù của ngành xây dựng và đáp ứng trọn vẹn nhu cầu quản trị của các CEO.
Bài viết dưới đây, hãy cùng FastWork tìm hiểu sâu hơn về những thách thức trong quá trình chuyển đổi số ngành xây dựng, những chia sẻ thực tế của Bà Trịnh Thị Thu Thủy – Phó Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Xây lắp Cát Tường về hành trình chuyển đổi tại Doanh nghiệp.
Mục lục nội dung:
Lợi ích to lớn của việc chuyển đổi số trong ngành xây dựng
Giai đoạn 2021 – 2025, số vốn đầu tư toàn xã hội dành cho ngành xây dựng khoảng 40 – 50 tỷ USD/năm, chuyển đổi số ngành Xây dựng góp phần tạo ra giá trị thặng dư vô cùng to lớn, tối ưu năng suất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và dịch vụ.
Đối với lĩnh vực xây dựng, chuyển đổi số là việc khai thác sức mạnh của công nghệ kỹ thuật số, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, năng suất và an toàn hơn.
- Gia tăng năng suất: Áp dụng công cụ công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất bằng cách tối ưu hóa việc lập kế hoạch, giúp nhân sự phối hợp vận hành trơn tru các hoạt động diễn ra xuyên suốt quá trình triển khai dự án.
- Nâng cao hiệu quả quản lý: Chuyển đổi số còn giúp các nhà điều hành nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự, công nhân ngoài công trường, máy móc, vật tư, tài chính,… từng dự án. Từ đó các nhà quản lý có thể phân bổ nguồn lực và đưa ra các quyết định đúng hướng, nhanh chóng.
- Tối ưu chi phí vận hành: Làm việc và cộng tác trên các môi trường số giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình, giảm thiểu nhân sự để tiến tới tối ưu chi phí vận hành.
- Cải thiện hợp tác: Chuyển đổi kỹ thuật số tạo ra môi trường kết nối, chia sẻ dữ liệu đồng bộ, chuyên nghiệp. Điều này giúp cải thiện sự hợp tác giữa các nhà thầu phụ, nhà cung cấp,… trong chuỗi cung ứng xây dựng.
Lợi ích của việc số hóa quy trình làm việc mang lại cho các doanh nghiệp xây dựng là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thực tế để chuyển đổi số thành công, các nhà điều hành doanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít khó khăn.
Rào cản “níu chân” doanh nghiệp Xây dựng trên hành trình Chuyển đổi số
Đối với một ngành công nghiệp truyền thống như xây dựng, khó khăn trong quá trình chuyển đổi phương thức vận hành là điều dễ hiểu. Dưới đây là một số rào cản khiến tốc độ số hóa trong ngành diễn ra còn chậm.
1. Tính chất phức tạp của các dự án
Hầu hết các dự án xây dựng gắn liền với những yêu cầu khác nhau, nhiều hạng mục thi công phức tạp, ít có sự lặp lại. Điều này khiến việc áp dụng công cụ công nghệ và điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của từng dự án trở nên khó khăn và tốn kém.
2. Khó đào tạo nhân lực ứng dụng công nghệ
Sở hữu lực lượng lao động hiểu biết về công nghệ là điều kiện tiên quyết để triển khai chuyển đổi số trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Thực tế, độ tuổi trung bình của công nhân xây dựng là trên 40, cao hơn so với các ngành khác. Lực lượng lao động già hóa khiến việc học hỏi và tiếp nhận công nghệ mới trở nên khó khăn hơn.
3. Vấn đề chi phí
Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư vào thiết bị, phần mềm và công tác đào tạo. Trong khi lợi ích của quá trình chuyển đổi số thường không thể hiện rõ ngay lập tức.
Theo kết quả khảo sát trong “Báo cáo thường niên Chuyển đổi số doanh nghiệp 2021”, có đến 60,1% doanh nghiệp cho biết, chi phí đầu tư, triển khai & duy trì các giải pháp số hóa là rào cản họ gặp phải khi chuyển đổi số. Các doanh nghiệp xây dựng cũng không nằm ngoài thách thức đó.
Bên cạnh đó, việc chuyển đổi phương thức làm việc có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất cũng là rào cản “níu chân” nhiều doanh nghiệp. Nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng phục hồi về tài chính chậm.
4. Chưa đủ quyết liệt, thiếu sự cam kết
Việc Ban lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp chưa đủ quyết liệt, thiếu sự cam kết là một trong những nguyên nhân khiến việc Chuyển đổi số chưa được đầu tư đúng mức hoặc triển khai nửa vời, trì trệ. Ngoài ra, việc đội ngũ nhân sự không chấp nhận rủi ro, ngại học hỏi, ngại thay đổi cách thức làm việc cũng khiến quá trình này trở nên gian nan hơn.
5. Khó tìm được giải pháp phần mềm phù hợp
Thật khó để tìm được giải pháp phần mềm có thể giải quyết triệt để các bài toán đặc thù của doanh nghiệp xây dựng. Đơn cử như việc làm sao để kiểm soát tiến độ thi công, vật liệu, tài chính,… của nhiều dự án đang triển khai cùng một lúc. Hay quản lý hiệu quả chất lượng làm việc của đội ngũ nhân sự ngoài công trường cũng là vấn đề khiến các nhà lãnh đạo phải đau đầu.
Thực tế trên thị trường hiện nay, hiếm có nền tảng công nghệ nào có thể giải quyết triệt để bài toán đó, đây là một trở ngại lớn đối với các nhà điều hành. Và tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn khi doanh nghiệp sử dụng các công cụ phần mềm một cách rời rạc.
Như vậy, quá trình Chuyển đổi số trong ngành xây dựng tại Việt Nam sẽ bớt gian nan hơn khi doanh nghiệp tìm được giải pháp phần mềm phù hợp. Quan trọng là cần sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động phải quyết liệt từ nhà điều hành đến đội ngũ nhân sự. Câu chuyện về hành trình Chuyển đổi số của một trong những doanh nghiệp xây dựng điển hình sau đây sẽ là minh chứng rõ nhất cho điều đó.
Yếu tố quyết định thành bại Chuyển đổi số: Chia sẻ từ BLĐ Công ty TNHH Xây lắp Cát Tường
Để hiểu rõ hơn về thực tế quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam, đội ngũ FastWork đã có buổi trao đổi với Bà Trịnh Thị Thu Thủy – Phó Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Xây lắp Cát Tường. Đây là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng tại Bắc Ninh và khu vực phía Bắc.
FastWork: Xin cảm ơn bà đã tham gia buổi trao đổi hôm nay. Đứng trên góc độ là nhà Quản lý, bà nhìn nhận như thế nào về vấn đề chuyển đổi số trong lĩnh vực Xây lắp hiện nay?
Bà Trịnh Thị Thu Thủy: Chuyển đổi số trong lĩnh vực xây lắp là rất cần thiết, và là nhu cầu tất yếu mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quyết định thực hiện Chuyển đổi số ở đâu, ai thực hiện, áp dụng ra sao và làm thế nào để có được hiệu quả cao nhất, theo tôi đây vẫn là bài toán lớn đối với các nhà quản trị.
FastWork: Xuất phát từ đâu doanh nghiệp quyết định triển khai kế hoạch Chuyển đổi số. Quyết định này có nằm trong định hướng phát triển lâu dài của Công ty Cát Tường không, thưa bà?
Bà Trịnh Thị Thu Thủy: Định hướng trở thành doanh nghiệp xây lắp hàng đầu, phát triển lớn mạnh và không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh, Cát Tường đã sớm tiến hành thực hiện kế hoạch chuyển đổi số từ đầu năm 2019. Từ đó đến nay, chúng tôi luôn mong muốn tìm kiếm giải pháp phần mềm phù hợp, quan trọng nhất là phải giải quyết được tốt bài toán quản lý thi công xây lắp. Đồng thời xem đây là một trong những chiến lược mũi nhọn nằm trong chủ trương phát triển của doanh nghiệp.
FastWork: Vậy trong quá trình triển khai áp dụng các giải pháp phần mềm, công ty đã gặp những khó khăn gì và giải pháp khắc phục như thế nào, thưa bà?
Bà Trịnh Thị Thu Thủy: Là Công ty xây lắp chuyên thi công các gói thầu, từ năm 2019 đến nay, Cát Tường vẫn đang loay hoay tìm kiếm phần mềm đáp ứng được nhu cầu lập dự án và quản lý trọn vẹn từ khởi điểm đến khi kết thúc dự án, đặc biệt là quản lý được tiến độ thực hiện dự án của cán bộ công nhân viên.
Cát Tường dùng rất nhiều phần mềm như như Base, Bom, các phần mềm liên quan đến thiết kế. Nhưng khi công ty/nhóm có dự án lại phải lắp ghép tất cả các phần mềm để có được số liệu & dữ liệu.
Các phần mềm chưa đáp ứng được tính tổng thể, phần mềm này được mặt này, phần mềm kia được mặt kia, chưa giải quyết được triệt để bài toán vận hành, chưa quản lý hiệu quả đội thi công ngoài công trường và khối văn phòng. Khi cần gửi báo cáo dự án, nhân viên lại phải lắp ghép số liệu từ các phần mềm riêng lẻ, rất mất công.
Sau 3 năm loay hoay với bài toán Chuyển đổi số, qua nhiều lần tìm kiếm giải pháp thay thế, đến tháng 8/2022, Ban điều hành công ty đã tin tưởng gửi gắm kỳ vọng và quyết định triển khai nền tảng FastWork. Đây là giải pháp phần mềm hỗ trợ hoạt động quản trị nhân sự, nội bộ, quản trị khách hàng, quản trị công việc và đặc biệt là quản lý dự án thi công thông qua ứng dụng Quản lý dự án xây dựng chuyên sâu FastCons, thu hẹp khoảng cách, giải quyết trọn vẹn vấn đề quản lý chi phí, vật tư, nhân sự giữa khối công trường và khối văn phòng.
FastWork: Theo bà, trong quá trình Chuyển đổi số, đâu là yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp xây lắp áp dụng thành công một phần mềm quản trị?
Bà Trịnh Thị Thu Thủy: Theo tôi, con người là yếu tố quyết định đến 80% sự thành bại khi doanh nghiệp tiến hành Chuyển đổi số. Như hiện tại, khi sử dụng nền tảng quản trị & điều hành doanh nghiệp FastWork, chúng tôi luôn nỗ lực, đặt trọn tâm huyết trong quá trình học và sử dụng. Lúc đấy người dùng mới có thể khai thác được triệt để các tính năng của phần mềm. Đồng thời đồng lòng hợp tác với bên cung cấp phần mềm, có sự phản hồi kịp thời để khắc phục ngay những khó khăn trong quá trình triển khai.
Xin cảm ơn những chia sẻ của bà!
Công ty TNHH Xây lắp Cát Tường thuộc Cát Tường Group, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng tại Bắc Ninh và khu vực phía Bắc. Cát Tường có kinh nghiệm triển khai hàng trăm dự án xây dựng quy mô lớn, thuộc nhiều lĩnh vực như: cầu, cảng, đường bộ, đường sắt, khu công nghiệp đến các công trình dân dụng. 25/08/2022, Công ty TNHH Xây lắp Cát Tường đã kick off triển khai trọn vẹn nền tảng FastWork gồm quản lý công việc & dự án, quản lý nhân sự, quản lý nội bộ, quản lý khách hàng và ứng dụng quản lý thi công. Ông Phạm Tiến Dũng – Tổng Giám Đốc Cát Tường Group chia sẻ: “Việc triển khai các công việc trong công ty vẫn còn tình trạng “giẫm chân lên nhau”, chồng chéo rất khó quản lý. Các bộ phận phòng ban khó phân rõ vai trò, trách nhiệm, do vậy việc vận hành doanh nghiệp chưa được suôn sẻ. Sau quá trình tìm hiểu, tôi thấy giải pháp phần mềm FastWork rất phù hợp với bài toán mà doanh nghiệp xây lắp đang gặp phải.” Trong giai đoạn này, chúng tôi chấp nhận gác lại vấn đề về tăng trưởng, lợi nhuận mà tập trung toàn lực cho công tác đào tạo đội ngũ nhân sự thành thạo sử dụng công nghệ để phát triển bền vững, bắt kịp với cuộc đua chuyển đổi số. Đây cũng là chủ trương về lâu dài của Công ty Xây lắp Cát Tường nói riêng và Tập đoàn Cát Tường nói chung”
FastWork đang từng bước trở thành đối tác tin cậy giúp các Nhà thầu thi công xây dựng tại Việt Nam nâng cao hiệu quả quản lý dự án, nâng cao năng suất, hướng tới phát triển bền vững. Để nhận tư vấn miễn phí hoặc demo 1-1 về phần mềm chuyển đổi số ngành Xây dựng, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983-089-715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form bên dưới!