Zalo Youtube Phone

Cơ Hội Và Thách Thức Tự Động Hóa Ngành Xây Dựng

By 17 Tháng Tám, 2020Tháng Hai 8th, 2021Business Hack, Tin nổi bật

Tự động hóa được áp dụng đúng cách sẽ là giải pháp tuyệt vời cho vấn đề thiếu hụt nhân sự hiện nay của ngành công nghiệp xây dựng. Đây chính là chiếc chìa khóa mà công nghệ mang tới nhằm nâng cao chất lượng và năng suất của ngành.

Trong ý niệm của nhiều người, nhắc đến “tự động hóa” là nhắc đến hình ảnh về cỗ máy rô bốt đang thực hiện công việc nào đó thay cho con người. Tuy nhiên trên thực tế, tự động hóa có nhiều sắc thái hơn thế. 

Chẳng hạn, trong ngành xây dựng, tự động hóa được áp dụng để tăng năng suất hơn là cắt giảm số lượng lao động hiện có. Ngày nay, nhu cầu xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao số lượng và chất lượng nhà ở giá rẻ ngày một tăng lên trên toàn cầu. Và đây chính là chìa khóa định hình hướng đi cho ngành xây dựng trong việc giải quyết nhu cầu trên.

Điểm mấu chốt là công ty xây dựng cần dự đoán chính xác và chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự thay đổi của ngành, một mặt phát triển kỹ năng cho nguồn lao động hiện tại và tương lai, mặt khác áp dụng máy móc công nghệ trong toàn bộ quá trình xây dựng 

Vậy tự động hóa có ý nghĩa như thế nào đối với ngành xây dựng?

1. Tự động hóa mang đến lợi ích gì cho ngành xây dựng?

Nhiều năm trước, năng suất trong ngành xây dựng tăng rất chậm.

Ở Mỹ, từ năm 1947 đến năm 2010, năng suất ngành xây dựng gần như không có sự thay đổi. Trong khi đó, năng suất các ngành đã áp dụng tự động hóa lại tăng nhanh theo cấp số nhân. Đơn cử như ngành sản xuất, năng suất ngành sản xuất tăng gấp 8 lần và năng suất lĩnh vực nông nghiệp đã tăng gấp 16 lần trong cùng khoảng thời gian đó. 

Xem thêm: FastWork Fieldforce – Giải pháp chuyên biệt quản lý công việc ngành xây dựng

 Tự động hóa mang đến ngàn lợi ích cho ngành xây dựng
Tự động hóa mang đến ngàn lợi ích cho ngành xây dựng

Qua đó có thể thấy, ý nghĩa đầu tiên của việc áp dụng công nghệ tự động chính là tăng năng suất lao động nhằm tăng doanh số mang về nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.

Để tăng năng suất, doanh nghiệp cần tự động hóa ngành xây dựng những nội dung nào?

Ba cơ hội tự động hóa ngành xây dựng:

  • Tự động hóa công việc cụ thể: đây là cơ hội giúp doanh nghiệp tự động hóa những công việc được vật lý lặp đi lặp lại trong công trường. Ví dụ như rô bốt xếp gạch và máy lát đường. Hàng ngày những máy móc này sẽ tự động làm công việc được lập trình sẵn dưới sự điều khiển của con người.
  • Tự động hóa mô – đun xây dựng: chẳng hạn như tại các xưởng đều sử dụng mô đun sản xuất ví dụ như in 3D các thành phần như tiền mặt. Trong xây dựng có thể sử dụng mô đun xây dựng để thiết bản vẽ, mô hình xây dựng để dễ dàng thi công hơn.
  • Tự động hóa quy trình: việc tự động hóa sẽ được áp dụng từ khâu thiết kế, lên kế hoạch, quản lý tiến độ cũng như giám sát chất lượng ở từng giai đoạn. Ví dụ áp dụng các công cụ tự động khiến việc xây dựng mô hình thông tin, kết nối các công việc, giai đoạn logic và hiệu quả hơn. Mọi công đoạn đều được đánh giá trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là tự động hóa giúp giải quyết vấn đề nhanh gọn, nhóm dự án có thể giảm sai sót và điều phối lao động ngay tại thời điểm xảy ra sự cố. 

2. Tác động của tự động hóa tới các công ty xây dựng

Thực tế cho thấy, xây dựng là ngành ít bị ảnh hưởng trước sự thay đổi của thị trường. Tuy vậy, xây dựng lại là ngành rất khó trong việc dự đoán trước sự tăng trưởng trong tương lai. Do đó các doanh nghiệp xây dựng tưởng chừng như luôn ung dung trước sự thay đổi thị trường nhưng lại phải đối mặt với vô vàn thách thức.

Vậy những thách thức doanh nghiệp xây dựng có thể phải đổi mặt trong tương lai là gì?

Thách thức trong dự đoán thị trường tương lai

Sự chuyển đổi sang mô hình xây dựng mô-đun ngoài công trường thi công xây dựng có tác động trực tiếp đến lực lượng lao động xây dựng. Tuy nhiên thời gian chuyển đổi mô hình có thể trải qua nhiều thập kỷ. 

  Thách thức trong dự đoán thị trường tương lai
Thách thức trong dự đoán thị trường tương lai

Sản xuất các thành phần hoặc mô-đun riêng lẻ trong các nhà máy có thể phải sử dụng nhiều máy móc hơn so với mô hình sản xuất thủ công nhưng lại mang lại hiệu quả và năng suất cao hơn nhiều lần. Một số công ty, chẳng hạn như Katerra- công ty xây dựng của Mỹ được tài trợ bởi Nhật Bản đã và đang thực hiện theo mô hình này. 

Theo dự đoán của McKinsey, khoảng 15% đến 20% các tòa nhà mới tại Hoa Kỳ và Châu Âu sẽ được xây dựng theo mô hình mô đun trong năm 2030. Mặc dù thị phần ngày càng tăng và thị trường ngày càng mở rộng, nhưng mức tăng đó còn khá chậm. Nhiều hoạt động xây dựng vẫn sẽ dậm chân tại chỗ và tương đối khó dự đoán trong tương lai.

Thách thức trong việc sử dụng máy móc công nghệ

Đối với các công ty xây dựng đang duy trì hoạt động, việc đào tạo nhân viên điều khiển hoặc làm việc song song với robots còn gặp nhiều rào cản. Máy móc tự động hay robots chỉ có khả năng xử lý công việc  riêng lẻ trong quy trình xây dựng. Vì vậy, người lao động sẽ phối hợp cùng với công nghệ máy móc và làm việc song song với nhau.

Do đó công nhân sẽ phải học cách vận hành, sử dụng thiết bị máy móc để thực hiện nhiệm vụ của chủ thầu giao phó. Ví dụ, công nhân xây dựng sử dụng máy tính bảng truy cập phần mềm quản trị trong doanh nghiệp để lập kế hoạch xây dựng, kế hoạch thực hiện hoặc vận hành các máy móc không người lái như ô tô, xe tải, xe lu,…thay cho việc trực tiếp hướng dẫn các công nhân ngoài công trường.

Thách thức trong thay đổi yêu cầu xây dựng

Tự động hóa có rất nhiều cơ hội để thay đổi các ngành khác như sản xuất, công nghệ, dịch vụ,…Tuy nhiên, lao động trong ngành xây dựng khó có thể để máy móc, robot thay thế, do đó tình hình nhân sự, việc làm bị ảnh hưởng nhiều.

Thách thức trong thay đổi yêu cầu xây dựng
Thách thức trong thay đổi yêu cầu xây dựng

Tuy nhiên vấn đề thay đổi yêu cầu xây dựng sẽ rất lớn. Lý giải điều này như sau:

Các thao tác tự động hóa sẽ dễ dàng thực hiện khi áp dụng vào các công việc có tính chất lặp đi, lặp lại thường xuyên. Tuy nhiên, xây dựng là môi trường hoạt động có nhiều phát sinh không dự đoán trước được. Do đó, trong quá trình thi công khi có các phát sinh thực tế, các thiết bị, máy móc sẽ không thể xử lý theo lập trình và dễ gây ra sai sót, khi đó đòi hỏi con người phải giải quyết sai sót do máy móc gây ra.

Mặt khác, doanh nghiệp thi công tại nhiều địa điểm xây dựng khác nhau ứng với từng dự án của khách hàng, vì thế mà mỗi dự án luôn có sự thay đổi về yêu cầu, thiết kế, kiến trúc,…của nhà đầu tư và đơn vị chủ thầu. Điều đó là “rào cản” lớn đối với doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng tự động hóa ngành xây dựng vào thi công công trình.

3. Xu hướng việc làm sau khi áp dụng tự động hóa ngành xây dựng

Áp dụng tự động hóa giúp các doanh nghiệp xây dựng có thể nâng cao hiệu quả quản lý, tăng năng suất và chuẩn hóa quy trình thi công. Tuy nhiên việc sử dụng, máy móc thiết bị có thể làm thay đổi tình trạng việc làm và thu nhập của công nhân trong doanh nghiệp.

Ngành xây dựng có đủ công việc cho người lao động?

Sẽ có khoảng 200 triệu việc làm bổ sung vào năm 2030 nếu các quốc gia hoàn thành mục tiêu hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và nguồn cung nhà ở giá cả hợp lý dồi dào. Tự động hóa các quy trình xây dựng nhiều hơn có thể giúp đáp ứng mục tiêu đề ra mà không cần giảm số lượng lao động. 

Nhu cầu lao động ngành xây dựng sau quá trình tự động hóa
Nhu cầu lao động ngành xây dựng sau quá trình tự động hóa

Thêm vào đó, hiện nay khu vực Châu Á và Châu Phi đang có nhu cầu nhà ở rất lớn do vậy việc giảm công nhân xây dựng sẽ không diễn ra phổ biến. Điều này có nghĩa là nhu cầu xây dựng ngày một lớn, nhu cầu nhân sự cũng tăng lên và dù áp dụng công cụ tự động thì vai trò của công nhân trong ngành xây dựng vẫn không được thay thế.

Thu nhập của người lao động ngành xây dựng sẽ ra sao?

Tự động hóa sẽ ảnh hưởng đến tiền lương công nhân xây dựng như thế nào?

Mặc dù công nghệ tự động không tác động đến việc làm của công nhân nhưng lại tác động tới quyết định trả lương cho công nhân của doanh nghiệp trong tương lai.

Về lâu dài, tự động hóa làm tăng năng suất và kéo theo tăng thu nhập cho lao động chuyên môn cao. Ngược lại, những công nhân không có kỹ năng điều khiển, vận hành máy móc sẽ ở mức lương thấp hơn.

Điều này hoàn toàn dễ hiểu, với sự phát triển của tự động hóa ngành xây dựng sẽ có những đòi hỏi, yêu cầu cao hơn do đó công nhân cũng phải nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu công việc. Các công nhân có chuyên môn, kỹ thuật cao sẽ hưởng mức lương xứng đáng. Đó là xu hướng trả lương trong tương lai ngành xây dựng khi áp dụng tự động hóa.

Như vậy có thể thấy xu hướng trả lương sẽ phụ thuộc vào trình độ của người lao động. 

Để nâng cao hiệu quả tự động hóa ngành xây dựng, các nhà quản lý cần nâng cao kỹ năng chuyên môn của đội ngũ công nhân.

4. Làm thế nào để ngành xây dựng quản lý chuyên môn người lao động

Cũng như các ngành công nghệ khác, tự động hóa sẽ tạo ra sự khác biệt về kỹ năng trong ngành xây dựng qua từng ngày. Ngay cả khi robots làm các công việc vật lý như xếp gạch thì người lao động vẫn cần làm được các công việc vật lý khác nhưng cần nhiều kỹ năng công nghệ hơn như lái xe hay điều khiển các thiết bị nặng.

Giải pháp để ngành xây dựng quản lý chuyên môn người lao động
Giải pháp để ngành xây dựng quản lý chuyên môn người lao động

Tuy nhiên thay vì chỉ sử dụng sức lực vật lý như trước, giờ đây người công nhân cần kết hợp với kỹ năng sử dụng công nghệ, máy móc tự động hóa.

Việc điều chỉnh để tự động hóa trong ngành xây dựng đòi hỏi sự vào cuộc của các đơn vị nhà nước, đơn vị tư nhân và các hiệp hội ngành để hỗ trợ công nhân trong việc phát triển kỹ năng làm việc trong quá trình tự động hóa ngành xây dựng.

Vậy công nhân lấy những kỹ năng đó từ đâu?

Thứ nhất, đào tạo từ đơn vị nhà nước 

Đây là đơn vị cung cấp chương trình giáo dục và đào tạo các kỹ năng cơ bản trong trường trung học, đại học, cao đẳng,…Tuy nhiên với yêu cầu hiện nay đòi hỏi chương trình đào tạo phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đặc biệt đối với kỹ năng công nghệ và giao tiếp xã hội.

Bên cạnh đó, các đơn vị này cần chú trọng việc đào tạo lại và nâng cao trình độ cho những người lao động đã tốt nghiệp cách đây nhiều năm. Điều đó đòi hỏi sự phát triển và cải thiện đồng bộ của hệ thống giáo dục.

Thứ hai, đào tạo từ đơn vị tư nhân.

Các đơn vị tư nhân thường cung cấp chương trình đào tạo kỹ năng chuyên sâu cho người lao động. Đầu tư phát triển công nhân xây dựng nhìn chung ít được chú trọng hơn so với các ngành khác. Điều này một phần là do sự chiếm ưu thế các nhà thầu phụ nên tỷ lệ lao động tạm thời cao. Nhưng khi tất cả các công ty phải đối mặt với yêu cầu thay đổi kỹ năng, nó sẽ trở thành rào cản để tìm ra người lao động có trình độ trên thị trường, Các doanh nghiệp xây dựng phải đón đầu nhu cầu thị trường và cung cấp cơ hội nâng cao chuyên môn cho người lao động.

Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp xây dựng đơn giản, hiệu quả hơn với phần mềm Fastwork

Thứ ba, nỗ lực trong hợp tác.

Ví dụ như ở Đại học Kỹ thuật Munich của Đức tổ chức một diễn đàn cho những lao động công nghệ đào tạo và huấn luyện về xây dựng kỹ thuật số. Tại Vương Quốc Anh, Homes England – một cơ quan chính phủ, đang làm việc để ra mắt một chương trình nghiên cứu về xây dựng mô đun sẽ theo dõi và báo cáo trên vài chục địa điểm.

Mục tiêu của việc này là so sánh các dự án này với cách tiếp cận theo mô hình truyền thống, việc nghiên cứu cung cấp cho ngành dữ liệu về các công nghệ mới nổi.

Nhìn chung ngành xây dựng vẫn được đánh giá là ngành đầy tiềm năng. Tuy nhiên đứng trước những thay đổi về công nghệ, các công ty xây dựng cần nắm bắt, nhanh chóng thay đổi để phù hợp và thích nghi với sự thay đổi đó. 

Tự động hóa là một đổi mới tuyệt vời cho ngành xây dựng. Giải pháp này không chỉ tăng năng suất lao động, tăng chất lượng công trình mà còn tác động gián tiếp tăng năng lực chuyên môn của công nhân.

Theo McKinsey

Phần mềm chuyên biệt quản lý nhân sự ngành Xây dựng FastWork Fieldforce cung cấp hệ thống giải pháp tự động hóa chấm công, tự động hóa công việc – quy trình tạo sự kết nối chặt chẽ giữa đội ngũ nhân viên văn phòng và hiện trường. Ban lãnh đạo dù ở bất cứ đâu cũng có thể theo dõi tức thời tình hình làm việc của cán bộ, nhân viên làm việc ngoài văn phòng, tối ưu năng suất, cải thiện chất lượng công việc.

FastWork Fieldforce tự hào đồng hành cùng các doanh nghiệp “có tiếng” trong ngành Xây dựng như Xây dựng Quê Hương, Thịnh Cường, Xây dựng Gia Phú, Xây dựng Đại Lợi,…

Để nhận tư vấn giải pháp tự động hóa phù hợp với mô hình doanh nghiệp từ đội ngũ chuyên gia FastWork, vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form dưới đây!

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply