Talent Acquisition Manager (TAM) được xem là mắt xích quan trọng giúp các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng được nhân tài. Nếu không có vị trí này thì các đơn vị tuyển dụng sẽ gặp vô số khó khăn tìm kiếm người làm việc có năng lượng. Vậy công việc của TAM cụ thể là gì? Thông tin sau đây sẽ giúp quý độc độc giả tìm hiểu chi tiết về vị trí này.
Giải thích thuật ngữ Talent Acquisition Manager
Talent Acquisition Manager là người chiêu mộ tài năng nhằm tìm kiếm nhân sự chất lượng cho các doanh nghiệp. TAM là một vị trí quản lý thuộc lĩnh vực nhân sự. Họ sẽ là người đào tạo và giáo dục nhân sự phù hợp cho một vị trí nào đó trong tương lai. Ngày nay, vị trí này được rất nhiều nhà tuyển dụng yêu thích vì TAM có thể làm được tất cả mọi việc, tạo nên các chiến lược tuyển dụng dài hạn trong tương lai.
Talent Acquisition Manager còn là người tạo nên các mối quan hệ với các trung tâm, trường đại học hay các trung tâm tuyển dụng. Họ sẽ chịu trách nhiệm cho việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng một cách chu đáo nhất. Có thể thấy, vị trí này sẽ có trách nhiệm trực tiếp c đảm bảo vận hành quá trình chiến lược chiêu mộ nhân tài bài bản nhất.
Công việc của những người đảm nhiệm vị trí Talent Acquisition Manager
Để trở thành một TAM dày dặn kinh nghiệm thì phải trải qua rất nhiều khó khăn. Chính những trải nghiệm thực tế sẽ giúp người quản lý tiếp nhận tài năng có được nhân sự chất lượng. Thông thường, công việc của vị trí này vô cùng đa dạng, bao gồm:
1. Thực hiện công việc tìm kiếm và xây dựng phễu thu hút nhân tài từ đầu vào tới đầu ra
Những người làm TAM sẽ chuyên đi tìm hiểu kiếm các nhân tài và thực hiện việc chiêu mộ về công ty của mình hoặc cho đối tác. Do đảm nhiệm công việc chiêu mộ nên TAM cần phải biết cách xây dựng phễu thu hút nhân sự có chuyên môn cao. Đảm bảo phù hợp cho công việc đang tuyển dụng sắp tới.
Để đảm bảo được điều này này talent acquisition manager cần phải tìm hiểu yêu cầu của từng vị trí và một số yêu cầu liên quan. Sau đó xây dựng một hệ thống thích hợp cho việc tuyển dụng. Đây được xem là yếu tố rất quan trọng để có thể thực hiện kế hoạch tìm kiếm nhân sự hiệu quả.
Bên cạnh việc xây dựng phễu nhân tài thì TAM cũng phải nắm bắt được nhu cầu tuyển nhân sự hiện tại của doanh nghiệp, công ty mình. Đồng thời lập báo cáo chi tiết về xu hướng tuyển dụng, ứng tuyển của các nhân sự mới. Làm như vậy sẽ giúp quản lý được nhanh chóng số lượng và mục tiêu phát triển. Đảm bảo làm việc đúng quỹ đạo trong vị trí công việc đang đảm nhiệm. Các báo cáo cần phải so sánh với thực tế để nắm bắt kịp đúng xu hướng thời đại. Từ đó có thêm nhiều cơ hội để tìm ra các ứng viên xuất sắc cho công việc
2. Thực hiện xây dựng các mối quan hệ với các trường Đại học và trang tuyển dụng
Công việc của một talent acquisition tuyển dụng chính là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các trường đại học và các trang tuyển dụng. Bởi đây là “mảnh đất” dồi dào ứng viên có trình độ học vấn tốt. Người tuyển dụng cấp cao sẽ có thêm cơ hội chiêu mộ nhân tài và có thêm nhiều lựa chọn ở vị trí nhân sự mà mình cần.
Các trường đại học mỗi năm đào tạo ra hàng nghìn sinh viên, chất lượng đầu ra phong phú. Vì thế, khi muốn tìm ứng viên tốt tuy mất khá nhiều thời gian nhưng sẽ có được ứng viên phù hợp. Do đó, việc tiệc tạo dựng các mối quan hệ tốt với trường Đại học sẽ làm tăng khả năng tìm hiểu được thông tin của những ứng viên tiềm năng
Ngoài các trường đại học thì Talent Acquisition Manager cũng có thể “săn đầu người” ở các trang tuyển dụng việc làm. Bởi số ứng viên trong các trang tuyển dụng online cũng vô cùng lớn. Thông qua đây thì các talent acquisition sẽ dễ dàng nắm bắt được chi tiết thông tin người ứng tuyển.
Vì vậy công việc của TAM chính là thường xuyên cập nhật tin tức của các ứng viên theo đợt để dễ dàng chọn lọc. Và họ sẽ thường tìm kiếm ở các trang thông tin chính thống, uy tín để đảm bảo đầu vào chất lượng. Tìm kiếm và chiêu mộ nhân tài chắc chắn sẽ không phải là điều dễ dàng. Do đó, việc mở rộng “vùng đất” tìm kiếm sẽ tăng cơ hội cho nhà tuyển dụng cấp cao có thêm cơ hội gặp được ứng viên sáng giá.
>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý công việc trực tuyến FastWork WorkPlace
3. Thực hiện công tác hỗ trợ duy trì và phát triển nguồn nhân lực
Khi đảm nhiệm công việc là người chiêu mộ tài năng thì Talent Acquisition Manager phải thực hiện nhiệm vụ duy trì và hỗ trợ phát triển nguồn nhân sự. Nếu không các ứng viên sẽ bị rơi rớt dần theo thời gian phễu nhân tài cạn kiệt.
Bên cạnh đó, họ còn có trách nhiệm dự trù kinh phí cho quá trình tuyển dụng. Khi tìm được ứng viên thích hợp thì talent acquisition manager phải đảm bảo được chất lượng vị trí đó, ứng viên phải cống hiến thành quả cho công ty, doanh nghiệp. Nếu không nguồn kinh phí tìm kiếm nhân tài sẽ bị hao hụt nhưng không đem lại kết quả tốt.
Có thể thấy việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực vô cùng cần thiết. Người đảm nhiệm vị trí này cần phải có phương án tuyển dụng chi tiết. Sau đó triển khai một cách rõ ràng để phát triển và mở rộng được nguồn nhân lực nhanh chóng.
4. Thực hiện việc tuyển dụng và huấn luyện đội ngũ ứng viên mới
Talent acquisition manager sẽ có trách nhiệm lên kế hoạch tuyển dụng chi tiết cho team. Sau đó đưa ra các chỉ đạo trực tiếp và triển khai hoạt động tuyển dụng nhân tài. Hoạt động này sẽ gồm rất nhiều công việc khác nhau như: sàng lọc các hồ sơ tiềm năng, thực hiện liên hệ với các ứng viên qua vòng sơ tuyển. Quá trình này cũng phải được lên kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo, ổn định việc tìm nhân tài. Các khâu tuyển dụng phải được thống nhất và có yêu cầu cụ thể. Song song quá trình này thì TAM phải có đánh giá riêng về nhân viên trong team. Bởi TAM được xem là người đứng đầu, người tuyển dụng cấp cao. Vì thế, mọi hoạt động trong đội ngũ tuyển dụng phải được đào tạo, huấn luyện tốt, đạt tốt tất cả yêu cầu đề ra của talent acquisition executive.
5. Thực hiện tổ chức các sự kiện tuyển dụng
Để việc chiêu mộ và tuyển dụng nhân tài cho một vị trí làm việc nào đó thì Talent Acquisition Manager sẽ phải tham gia các sự kiện tuyển dụng. Các sự kiện này sẽ thu hút sự chú ý của ứng viên. Bên cạnh đó việc nắm bắt hồ sơ của các ứng viên cũng nhanh chóng hơn, không phải sàng lọc quá nhiều.
Talent Acquisition thường sẽ tham gia các hoạt động như hội chợ tuyển dụng, các chương trình giao lưu hướng nghiệp. Tại các sự kiện này sẽ có số lượng lớn các ứng viên tiềm năng tìm kiếm việc làm. Như vậy sẽ giúp TAM có nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng. Không những thế, việc tham gia các sự kiện tuyển dụng của TAM còn giúp cho việc quảng bá hình ảnh công ty, doanh nghiệp tốt hơn.
6. Thực hiện việc đánh giá kết quả và báo cáo công việc
Công việc của Talent Acquisition Manager sau mỗi đợt tuyển dụng sẽ là đánh giá và báo cáo công việc với cấp trên. Điều này sẽ giúp đội ngũ tuyển dụng đã làm được những gì và những hạn chế cần phải khắc phục. Bất kỳ một công việc nào hoàn thành đều phải được báo cáo cụ thể để đưa ra những phương hướng đi mới.
Khi thực hiện đánh giá, báo cáo chi tiết lên cấp trên sẽ giúp người điều hành nắm bắt được tình hình tuyển dụng, chiêu mộ nhân tài cũng như phương hướng tuyển dụng cho những vị trí công việc sau đó. Có thể thấy vai trò của talent acquisition manager cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp. Để đảm nhiệm được vị trí này thì TAM cần có kinh nghiệm tuyển dụng, tìm nguồn ứng viên và xây dựng thương hiệu tuyển dụng tốt. TAM nên có hiểu biết về tất cả các phương pháp đánh giá sàng lọc ứng viên, năng lực tổ chức tốt và tư duy chiến lược. Việc hiểu rõ mô tả công việc của talent acquisition manager sẽ giúp bạn từng bước chinh phục nó trên con đường sự nghiệp.
>>> Xem thêm bài viết: Talent Acquisition Cho Các Vị Trí “Nòng Cốt” Của Doanh Nghiệp