Zalo Youtube Phone

Giá trị cốt lõi là gì? Vì sao doanh nghiệp cần coi trọng giá trị cốt lõi?

By 5 Tháng Hai, 2021Tháng Mười Một 16th, 2021Business Hack, Kiến thức

Trong thời đại chuyển đổi số, việc xác định, xây dựng và giữ được giá trị cốt lõi đối với các doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây chính là cách để doanh nghiệp tồn tại, vận hành và phát triển đúng định hướng đề ra từ ban đầu. Vậy cụ thể giá trị cốt lõi là gì, đóng vai trò gì đối với sự phát triển và sức mạnh của doanh nghiệp.

Nội dung bài viết sau đây sẽ mang đến cái nhìn tổng quan cho nhà quản lý doanh nghiệp trong việc xây dựng giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi là gì?

Giá trị cốt lõi là gì được hiểu theo ngữ nghĩa là những gì mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng của mình. Bạn cũng có thể hiểu về thuật ngữ này theo nhiều cách khác nhau.

Core Value được hiểu là những gì mà người khác thừa nhận hoặc công nhận về cá nhân hoặc tổ chức. Mặt khác Core Value có thể là những gì mà doanh nghiệp xem là quan trọng nhất. Từ đó biến giá trị thành thước đo văn hóa, môi trường làm việc cũng như quy định, nguyên tắc và tác phong làm việc của doanh nghiệp. Các giá trị này sẽ được xây dựng bởi đội ngũ lãnh đạo trong doanh nghiệp và áp dụng cho toàn bộ nhân sự trong đơn vị. 

Tại các doanh nghiệp giá trị cốt lõi được hiểu là nền tảng cũng như quy định mà đội ngũ nhân viên, ban lãnh đạo hay các đối tác cần tuân theo. Thông thường mỗi doanh nghiệp lại xây dựng giá trị cốt lõi riêng nhằm tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Các giá trị này được áp dụng cho các thành viên trong nội bộ công ty, đối với khách hàng, đối tác các doanh nghiệp sẽ xây dựng các giá trị khác.

Vậy giá trị cốt lõi là gì? Nói một cách đơn giản đây chính là những nguyên tắc quan trọng nhất mà các doanh nghiệp đã đang và sẽ tuân thủ. 

Đối với các doanh nghiệp việc xác định, xây dựng được giá trị cốt lõi đóng vai trò vô cùng quan trọng
Đối với các doanh nghiệp việc xác định, xây dựng được giá trị cốt lõi đóng vai trò vô cùng quan trọng

Core Value đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, chúng hỗ trợ doanh nghiệp định hình tầm nhìn, sứ mệnh và định hướng phát triển và văn hóa doanh nghiệp. Chúng còn phản ánh các giá trị của doanh nghiệp, thể hiện tinh hoa bản sắc doanh nghiệp. 

Giá trị cốt lõi còn bao gồm các nguyên tắc, triết lý về giá trị cũng như niềm tin mà doanh nghiệp xây dựng cũng như tuân thủ.

Tại Việt Nam nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến năng lực kinh doanh, kỹ thuật mà quên đi sức mạnh giúp bộ máy doanh nghiệp vận hành trơn tru. Việc xây dựng GTCL mang đến sức mạnh nội bộ cũng như khả năng chống đỡ các yếu tố tác động từ bên ngoài cho doanh nghiệp.

Việc định nghĩa giá trị cốt lõi là gì?

Giá trị cốt lõi là gì? Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về GTCL nói chung và GTCL nói riêng dành cho các doanh nghiệp. Cụ thể có thể kể đến một số định nghĩa cơ bản như:

  • GTCL bao gồm những gì mà doanh nghiệp không thể thay đổi hoặc trả bằng tiền, chúng tạo nên nền tảng để hình thành nguyên tắc, nội quy và văn hóa cho doanh nghiệp. 
  • GTCL là một hệ thống niềm tin tác động đến cách ứng xử giữa con người với con người hay giữa các tổ chức, nhóm người với nhau. Đây được xem là linh hồn của doanh nghiệp, giúp hình thành nên văn hóa và môi trường làm việc cho doanh nghiệp. 
  • GTCL bao gồm những nguyên tắc giúp định hướng và hoạch định chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn phát triển của các doanh nghiệp. Chúng không bao gồm các hoạt động cụ thể hay hành động mang tính văn hóa, không được xây dựng vì những động cơ ngắn hạn hay mục đích tài chính. 
  • GTCL là nguyên lý mang tính dài hạn và thiết yếu của doanh nghiệp. Được tập hợp các định hướng nhỏ nhưng mang đến ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ và hành động cho toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp. 
  • GTCL không liên quan đến các yếu tố dư luận, chúng mang đến giá trị thực chất và có tầm quan trọng đối với nội bộ doanh nghiệp. GTCL có chiều sâu, ít hoặc không thay đổi theo thời gian cũng như thị trường. Thông thường các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh thị trường và mục tiêu phát triển nhằm duy trì GTCL của mình.

Dành cho CEO: Hướng dẫn xác định Giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp

GTCL mang đến sức mạnh nội bộ cũng như khả năng chống đỡ các yếu tố tác động từ bên ngoài cho doanh nghiệp
GTCL mang đến sức mạnh nội bộ cũng như khả năng chống đỡ các yếu tố tác động từ bên ngoài cho doanh nghiệp

Tại sao doanh nghiệp lại phải xây dựng giá trị cốt lõi?

Giá trị cốt lõi là gì và tại sao các doanh nghiệp cần xây dựng, duy trì GTCL?

GTCL là vô hạn và không thay đổi, chúng được duy trì trong thời gian dài, xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Trong khi đó nhiều chuyên gia lại cho rằng GTCL của doanh nghiệp không thể “thiết lập” mà cần “khám phá”. Nhiều doanh nghiệp gặp sai lầm khi copy GTCL từ các đơn vị khác và nhồi nhét vào đơn vị mình. 

Gía trị cốt lõi không được xây dựng để phù hợp cho mọi doanh nghiệp, với mọi ngành nghề. Trên thực tế doanh nghiệp cần tìm ra GTCL thực sự của đơn vị mình nhằm định hướng đúng hướng phát triển. 

Có thể nói việc xây dựng GTCL đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp lớn, có uy tín và thương hiệu trên thị trường đều xây dựng cho mình GTCL riêng nhằm thể hiện định hướng và tầm nhìn hoạt động, phát triển. Các lợi ích mà GTCL mang đến cho doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Trong doanh nghiệp, giá trị cốt lõi đóng vai trò là nền tảng chuẩn mực cho định hướng, chỉ đạo hành vi ứng xử, tác phong và quy trình làm việc. Nhân viên cần tuân theo GTCL được đề ra nhằm tạo nên văn hóa và môi trường làm việc của doanh nghiệp. 
  • Cùng với đó, GTCT chính là động lực cho những chiến lược và quyết sách phát triển của doanh nghiệp, nhất là khi doanh nghiệp đương đầu với những khó khăn. –
  • GTCL còn là thước đo giúp khách hàng và đối tác nhận diện cách thức hoạt động, nguyên tắc làm việc của doanh nghiệp. GTCL hướng nhân viên phục vụ và cung cấp dịch vụ đến khách hàng với thái độ niềm nở và lịch sự, nhờ vậy các đối tác và khách hàng có thể nhìn nhận doanh nghiệp rõ hơn. 

Việc GTCL được hình thành dựa trên sứ mệnh và tầm nhìn phát triển của tổ chức. Đây cũng chính là nền tảng để doanh nghiệp thu hút và giữ chân các nhân viên tài năng và trung thành. Trên thực tế có rất nhiều nhân viên quan tâm đến hình ảnh, môi trường và văn hóa làm việc của doanh nghiệp để đăng ký ứng tuyển. 

GTCL đóng vai trò là nền tảng là chuẩn mực định hướng cho doanh nghiệp
GTCL đóng vai trò là nền tảng là chuẩn mực định hướng cho doanh nghiệp

Một số giá trị cốt lõi tham khảo

Về cơ bản các doanh nghiệp thường sử dụng 10 GTCL phổ biến bao gồm: 

  • Trách nhiệm – Nhận thức và giả định trách nhiệm của doanh nghiệp bao gồm các hành động, sản phẩm, dịch vụ, chính sách và các quyết định. Trách nhiệm được áp dụng giữa các cá nhân tổ chức cũng như giữa doanh nghiệp với nhân viên và khách hàng của mình. 
  • Cân bằng – Tạo và duy trì môi trường cân bằng giữa công việc và cuộc sống khoa học, lành mạnh cho nhân viên. 
  • Cam kết – Cam kết về chất lượng dịch vụ, sản phẩm và các sáng kiến khác ảnh hưởng đến bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
  • Cộng đồng – Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và cộng đồng.
  • Đa dạng – Đa dạng và linh hoạt trong cách thức hoạt động
  • Trao quyền – Khuyến khích nhân viên đưa ra sáng kiến, trao quyền cho nhân viên 
  • Đổi mới – Không ngừng đổi mới, sáng tạo bắt kịp thời đại
  • Thống nhất – Hành động trung thực nhất quán
  • Quyền sở hữu – Chăm sóc tốt khách hàng.
  • An toàn – Đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng

Không thể bỏ qua 70 Giá trị cốt lõi tạo nên thành công của 10 doanh nghiệp lớn trên Thế giới

Thông qua những thông tin vừa rồi, người đọc đã phần nào nắm rõ các khái niệm về Giá trị cốt lõi là gì? Vì sao doanh nghiệp cần coi trọng giá trị cốt lõi? Từ đó có thể nói GTCL đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với định hướng và tầm nhìn phát triển trong thời đại chuyển đổi số doanh nghiệp. Chúng thể hiện những giá trị chính mà doanh nghiệp theo đuổi cũng như mang đến cho khách hàng của mình.

Chúc doanh nghiệp thành công !

phần mềm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ với chi phí nhỏ

Leave a Reply