Zalo Youtube Phone

Gợi ý 8 chiến lược truyền thông ra mắt sản phẩm không thể bỏ qua

By 3 Tháng Sáu, 2021Kiến thức, Sales & Marketing

Đối với doanh nghiệp, việc tung ra một sản phẩm mới vào thị trường có thể là sự khởi đầu của một hành trình tuyệt vời nhưng cũng có khi là sự thất bại không ngờ tới. Đó là lý do vì sao một chiến lược truyền thông ra mắt sản phẩm bài bản cần được doanh nghiệp chú trọng tập trung xây dựng. 

Thuật ngữ “Growth Hacking” đã trở thành một tên gọi thông dụng trong vài năm qua, đề cập đến các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số phi truyền thống để đảm bảo tăng trưởng nhanh chóng. 

Trong đó, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã sử dụng kỹ thuật này để đảm bảo sự xâm nhập thị trường nhanh chóng nhưng vẫn có thể hack tốc độ tăng trưởng hữu ích cho doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào. 

Chúng tôi sẽ chia sẻ 10 chiến lược truyền thông ra mắt sản phẩm sử dụng chiến lược Growth Hacking.

Tại sao chiến lược tiếp thị cho một sản phẩm mới lại quan trọng?

Đối với bất kỳ nỗ lực nào, điều quan trọng doanh nghiệp cần có mục tiêu cụ thể cho những mong muốn đạt được và một kế hoạch về cách thức hành động để đạt được mục tiêu đó. 

Khi ra mắt một sản phẩm mới, yếu tố quan trọng đó là nghiên cứu thị trường, xác định chân dung khách hàng/người mua trực tiếp của doanh nghiệp là ai để từ đó xây dựng chiến lược về cách tiếp cận nhóm người đó. 

Nghiên cứu được chính xác những yếu tố này sẽ giúp thúc đẩy đáng kể thành công của doanh nghiệp. Một số dữ liệu quý giác được đưa ra từ nghiên cứu đánh giá sự kết nối giữa các kênh quảng cáo khác nhau. 

Có khoảng 27% người dùng toàn cầu trong đó 34% thế hệ người dùng trẻ tuổi truy cập mạng xã hội của một thương hiệu sau khi xem được quảng cáo. 

Như vậy có thể thấy rằng chắc chắn có nhiều khả năng quảng cáo chéo giữa thế giới trực tuyến và ngoại tuyến. Tỷ lệ phần trăm này được thay đổi theo loại sản phẩm gồm:

  • 32% người dùng tìm kiếm thương hiệu đối với sản phẩm quần áo, giày dép, phụ kiện (phụ nữ chiếm 44%)
  • 31% người dùng tìm kiếm thương hiệu đối với sản phẩm vé máy bay, tàu, thuyền hay thuê ô tô (nam giới chiếm 36%)
  • 29% người dùng tìm kiếm thương hiệu đối với dịch vụ lưu trú khách sạn và nhà ở
  • 26% người dùng tìm kiếm đối với phim ảnh
  • 25% đối với âm nhạc
  • 21% cho các thiết bị điện tử (nam giới chiếm 31%)

Cuối cùng, 30% phụ nữ trên tổng 20% người dùng có thực hiện tìm kiếm mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp sau khi xem quảng cáo về thương hiệu đó. 

Dưới đây là một số gợi ý cho chiến lược truyền thông ra mắt sản phẩm đã được ứng dụng thành công mà chúng tôi tổng hợp được. 

Tại sao chiến lược truyền thông sản phẩm mới lại quan trọng?
Tại sao chiến lược truyền thông sản phẩm mới lại quan trọng?

8 chiến lược truyền thông ra mắt sản phẩm mới không nên bỏ qua

Tặng quà trước khi ra mắt chính thức

Để một sản phẩm sớm đạt được thành công sau khi ra mắt, doanh nghiệp cần tạo ra cảm giác mong chờ và gây phấn khích cho việc ra mắt sản phẩm bắt đầu từ vài tuần hoặc thậm chí vài tháng trước đó. 

Một trong những chiến thuật phổ biến nhất để áp dụng điều này đó là thông qua các mini game cùng với quà tặng trước khi ra mắt. Hãy triển khai một chương trình tặng sản phẩm cho một nhóm những người tham gia may mắn, đổi lại đó là họ sẽ gián tiếp giúp quảng bá về thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và các công cụ giao tiếp trực tuyến ngày nay, có nhiều lựa chọn để triển khai các cuộc thi như trên nền tảng Instagram, Facebook, Whatsapp, Discord, Youtube,…

Cho dù doanh nghiệp lựa chọn nền tảng kỹ thuật số nào, hãy cố gắng đưa ra một nội dung hoặc ý tưởng có thể giúp sản phẩm được lan truyền một cách tốt nhất. 

Ví dụ: Thương hiệu kích thích sự tham gia của người dùng trên nền tảng truyền thông xã hội của họ hoặc đưa ra một thử thách hấp dẫn trên TikTok. Hãy sử dụng sự sáng tạo trong những tin nhắn, thông điệp truyền tải tới khách hàng để tăng cường thêm nhiều điểm chạm giữa khách hàng với thương hiệu.  

8 chiến lược ra mắt sản phẩm mới không thể bỏ qua
8 chiến lược ra mắt sản phẩm mới không thể bỏ qua

2. Tăng khả năng xuất hiện không trả phí của thương hiệu 

Nói cách khác, hoạt động triển khai SEO của thương hiệu phải đạt hiệu quả. Một trang web được định vị tốt trên các công cụ tìm kiếm sẽ mang lại cơ sở lưu lượng truy cập ổn định để lấy đó làm nền tảng tiếp cận tới đối tượng khách hàng tiềm năng tốt hơn. 

Để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm thương hiệu, doanh nghiệp cần cung cấp tới người dùng thông tin thực sự hữu ích tới họ. Trong đó, tập trung tối ưu hóa 3 lĩnh vực:

  • Từ khóa: Hãy suy nghĩ về cách người dùng mới sẽ tìm kiếm sản phẩm đó bằng từ khóa như thế nào
  • Thẻ mô tả meta: Thẻ meta là phần tóm tắt nội dung trong trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm, do đó chúng cần phải ngắn gọn và hấp dẫn. Tuy nhiên đôi khi Google bỏ qua mô tả này và hiển thị dòng văn bản đầu tiên trên website, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị chi tiết cho điều này
  • Đoạn văn bản đầu: Mục đích đoạn văn bản này là đảm bảo người đọc biết và hiểu sản phẩm của bạn là gì trong chỉ trong 1 cái đọc lướt

3. Xây dựng được nội dung có thể chia sẻ

Tạo nội dung nhất quán là một trong những chiến lược truyền thông ra mắt sản phẩm trên nền tảng kỹ thuật số quan trọng, đặc biệt trong trung và dài hạn. 

Việc đầu tư thời gian vào tạo một blog với nội dung chất lượng nói về doanh nghiệp hoặc các chủ đề liên quan mà khách hàng quan tâm. Mục đích chính là khiến người dùng chia sẻ nội dung trên đó, mang lại lưu lượng truy cập trang web một cách thường xuyên mà không tốn quá nhiều chi phí quảng cáo.

Hãy xây dựng những nội dung có thể chia sẻ
Hãy xây dựng những nội dung có thể chia sẻ

4. Tận dụng cơ hội Remarketing

Một chiến lược truyền thông toàn diện sẽ hướng dẫn người dùng thông qua kênh chuyển đổi. 

Người tiêu dùng đang ở trong những thời điểm khác nhau của quá trình mua hàng, do đó không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng mua hàng ngay lần đầu họ biết đến sản phẩm đó. Nhưng điều này không có nghĩa họ không phải là khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp có thể nuôi dưỡng nhóm khách hàng này bằng cách sử dụng các chiến thuật remarketing khác nhau.

Ngoài ra tiếp thị lại cũng có thể được sử dụng cho những nhóm khách hàng có sự theo dõi thường xuyên với thương hiệu. Do đó việc giữ cho tần suất xuất hiện thương hiệu đối với nhóm khách hàng này là rất quan trọng trong việc tạo ghi nhớ đối với họ, và đừng quên gửi gắm thông điệp về lần ra mắt sản phẩm sắp tới.

Tận dụng cơ hội remarketing
Tận dụng cơ hội remarketing

5. Thiết lập hệ thống người dùng giới thiệu

Truyền thông truyền miệng là một chiêu thức cực kỳ hiệu quả trong việc truyền bá tin tức về các sản phẩm hoặc dịch vụ mới trên thị trường. Người dùng sẽ nói chuyện với bạn bè họ về sản phẩm/dịch vụ đó một cách tự nhiên nhất. Do đó, doanh nghiệp cần triển khai hoạt động nhằm thúc đẩy vòng quay truyền miệng đó bằng cách tạo ra những chương trình khuyến khích giới thiệu.

Tất cả những gì cần làm đó là xây dựng một hệ thống “quà tặng cho người giới thiệu” bằng cách cung cấp tới những khách hàng này phiếu giảm giá, giao hàng miễn phí, điểm thường,.. để đổi lấy mã giới thiệu với bạn bè. Chiến thuật này được sử dụng phổ biến với các ứng dụng như Uber, Grab và AirBnb.

Thiết lập hệ thống người dùng giới thiệu
Thiết lập hệ thống người dùng giới thiệu

6. Tối ưu hóa tốc độ tải web

Đây là một thủ thuật đơn giản nhưng rất hiệu quả, doanh nghiệp hãy luôn đảm bảo rằng trang web của bạn đang chạy ở tốc độ tốt nhất. 

Không có gì khó chịu hơn một trang web mất nhiều thời gian để tải. Một trang web có tốc độ tải trang tốt sẽ cải thiện trải nghiệm người dùng và giúp khách hàng có nhận thức tốt về thương hiệu.

Để cải thiện tốc độ website sẽ có rất nhiều hạng mục cần xử lý liên quan đến mã nguồn và quy trình backup. Do vậy lời khuyên được đưa ra là bạn nên trao đổi với một chuyên gia trong lĩnh vực này. Cùng với đó trong thời gian xử lý, cách khắc phục nhanh chóng có thể làm đó là đảm bảo hình ảnh trên web có chất lượng đủ tốt để có thể hiển thị rõ ràng nhưng với dung lượng nhỏ. Kích thước tệp ảnh càng lớn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tải trang càng chậm. 

Tối ưu hóa tốc độ tải web
Tối ưu hóa tốc độ tải web

7. Xây dựng mối quan hệ với các KOLs

Những người có ảnh hưởng (KOLs) ngày này được coi là vua và nữ hoàng của truyền thông mạng xã hội. Những nhân vật này sẽ là chuyên gia trong một lĩnh vực hoặc ngành nghề nhất định, họ có khả năng dẫn dắt xu hướng một lượng khán giả trung thành đông đảo sẵn sàng chờ đợi và làm theo các đề xuất từ họ. Do đó có thể coi KOLs marketing như một chiến lược marketing truyền miệng phiên bản kỹ thuật số. 

Tuy nhiên, để có được sự đề cập thương hiệu từ những người này thì chiến lược phổ biến nhất đó là tổ chức các sự kiện và họ là những khách mời. Cùng với đó là gửi tặng sản phẩm/phiếu sử dụng dịch vụ miễn phí. 

Để tránh bất kỳ sự cố nào, hãy dành thời gian nghiên cứu và điều tra về những nhân vật có ảnh hưởng sâu sắc nhất với sản phẩm của bạn và sẵn sàng cộng tác với thương hiệu.

Xây dựng mối quan hệ giữa các KOLs
Xây dựng mối quan hệ giữa các KOLs

8. Chuẩn bị tài liệu các câu hỏi thường gặp trước khi ra mắt sản phẩm

Khi doanh nghiệp tung ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, người dùng chắc chắn sẽ có một loạt câu hỏi về cách thức hoạt động và những gì khách hàng có thể sử dụng sản phẩm như thế nào. Sản phẩm càng mới lạ càng phải cung cấp cho khách hàng nhiều sự chỉ dẫn. 

Lời khuyên được đưa ra là hãy chuẩn bị và hoàn thành càng nhiều càng tốt tài liệu “”Frequently Asked Questions” đầy đủ và dễ tìm kiếm nhất. Hãy khuyến khích người dùng truy cập tới trang FAQs trước khi liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp để họ có thể tự trả lời các câu hỏi về sản phẩm cũng như tạo ra traffic cho website. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đưa tài liệu FAQs lên nội dung mạng xã hội như một phương thức đón đầu các câu hỏi của người dùng mới và chia sẻ cách thức sản phẩm hoạt động.

Chuẩn bị tài liệu FAQs trước khi ra mắt sản phẩm
Chuẩn bị tài liệu FAQs trước khi ra mắt sản phẩm

Kết luận

Việc doanh nghiệp bỏ qua chiến lược truyền thông ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới của mình trên phương tiện truyền thông là một thiếu sót to lớn trong một chiến lược khổng lồ. 

Thực tế là mạng xã hội là một nơi đem lại cơ hội bán hàng tuyệt vời để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới nhất từ thương hiệu. Để sản phẩm trở thành một trong những thương hiệu bán chạy nhất, hãy tập trung vào việc thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng và chú ý lịch trình nội dung ra mắt sản phẩm. 

Hy vọng với những gợi ý thủ thuật này, sản phẩm mới của thương hiệu bạn sẽ ra mắt thành công rực rỡ.

Doanh nghiệp và các bạn tham khảo thêm:
Bài học áp dụng chiến lược 4P trong Marketing khi ra mắt sản phẩm mới
8 bài học xây dựng chiến lược marketing cho Startups từ các thương hiệu lớn
Chiến lược Marketing là gì? 6 chiến lược marketing nổi tiếng đến từ thương hiệu lớn
Tổng hợp các loại chiến lược Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Kinh nghiệm xây dựng chiến lược Marketing thành công cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bật mí 5 tips hạn chế rủi ro khi triển khai kế hoạch marketing

Leave a Reply