SaaS platform là gì? Kiến thức không thể thiếu dành cho người mới

By 4 Tháng Sáu, 2021Tháng Hai 15th, 2022Business Hack, Kiến thức

Cùng với sự phát triển công nghệ không ngừng hiện nay, các phần mềm SaaS platform đã không còn quá xa lạ đối với người dùng, đặc biệt là các doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng không ít các nhà quản trị vẫn còn xa lạ với công nghệ SaaS và khái niệm mơ hồ về SaaS platform là gì. 

Thực tế hiện nay, khi doanh nghiệp muốn mua và sử dụng một phần mềm nào đó, dịch vụ được nhắc tới rất có thể là SaaS hay cụ thể hơn đó là phần mềm dưới dạng dịch vụ. 

Trong khi đó các nhà cung cấp phần mềm hiện nay đều cung cấp mọi loại phần mềm dưới nền tảng SaaS. 

Nếu nhà quản trị vẫn còn băn khoăn về việc ứng dụng phần mềm SaaS nào tốt nhất cho doanh nghiệp mình, chúng tôi sẽ đưa ra hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu cùng nắm rõ khái niệm SaaS platform là gì trong nội dung thú vị dưới đây.

Công nghệ SaaS và SaaS platform là gì?

Công nghệ SaaS là một dạng phần mềm dưới dạng dịch vụ mà người dùng sử dụng thông qua kết nối Internet, hay còn được gọi là phần mềm web hay phần mềm dựa theo yêu cầu. 

Sự khác biệt của các phần mềm dưới dạng SaaS platform là gì? SaaS khác với phần mềm truyền thống bởi nó không được cài đặt trực tiếp trên máy tính.

Thay vào đó, các phần mềm này có sẵn trên Internet và người dùng có thể truy cập và sử dụng phần mềm qua một trang web hay dưới một ứng dụng. 

Khác với các phần mềm truyền thống được cài đặt ngay trên máy tính, những phần mềm dựa trên nền tảng SaaS được thiết lập và vận hành nhanh chóng với chi phí phù hợp với mọi doanh nghiệp. 

Cho dù là một đơn vị agency marketing hay doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ, bất động sản với bất kể quy mô gì, bạn đều có thể đạt được lợi thế cạnh cao hơn so với đối thủ với việc áp dụng phần mềm SaaS. 

Công nghệ SaaS platform là gì?
Công nghệ SaaS platform là gì?

Dịch vụ được cung cấp trên SaaS platform là gì?

Bởi tính chất không cài đặt trực tiếp trên máy tính người dùng, do đó các phần mềm SaaS nằm trên máy chủ nhà cung cấp dịch vụ. 

Trong đó, một ví dụ phổ biến nhất về SaaS platform đó là Microsoft Office 365. Người dùng có thể đăng ký mua các phiên bản ứng dụng của phần mềm Microsoft – như Word, Excel và Power Point. 

Ngày nay, phần mềm SaaS được các nhà cung cấp phát triển đa dạng các phần mềm phục vụ cho nhiều lĩnh vực như phần mềm bán hàng, thương mại điện tử, marketing và phát triển kinh doanh,… Một vài các phần mềm như Speedmaint, MobiWork DMS hay như FastWork là những phần mềm được triển khai trên hệ thống điện toán đám mây.

Những lợi ích cho doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm SaaS platform là gì

Lợi ích đầu tiên phải kể đến khi doanh nghiệp áp dụng phần mềm SaaS đó là tiết kiệm chi phí, cụ thể:

  • Loại bỏ chi phí ban đầu
  • Loại bỏ chi phí liên quan đến bảo trì và nâng cấp hệ thống
  • Tự động nâng cấp hệ thống
  • Đơn giản hóa các tiện ích bổ sung của tính năng
  • Cho phép khả năng mở rộng

Thời gian trước khi chưa có những phần mềm công nghệ SaaS, chi phí cài đặt cho một phần mềm thường khá cao. Cho dù doanh nghiệp có đội ngũ CNTT hay không, doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm cài đặt và chi trả chi phí cho vận hành và cập nhật phần mềm. Do đó, các biện pháp bảo mật và cập nhật phần mềm phải thường xuyên diễn ra. 

Vậy ngày nay bài toán công nghệ trong doanh nghiệp đã được giải quyết với dịch vụ SaaS platform là gì? Với phần mềm được sử dụng dưới dạng dịch vụ (Software as a Service), nhà cung cấp có trách nhiệm bảo trì phần cứng và cả phần mềm. Điều này có nghĩa doanh nghiệp không cần bỏ ra một khoản chi phí lớn để mua toàn bộ phần cứng để cài đặt, sử dụng cũng như bảo trì. 

Từ yếu tố đó, doanh nghiệp khi ứng dụng SaaS cũng dễ dàng trong việc sao lưu và bảo mật. Các đơn vị cung cấp phần mềm sẽ có nhiệm vụ sao lưu tệp dữ liệu và cập nhật bảo mật hàng ngày đối với phần mềm. 

Song song với lợi ích về ngân sách, SaaS còn được coi là giải pháp phần mềm lý tưởng cho các agency marketing, bán lẻ, sản xuất bởi khả năng mở rộng và linh hoạt của nền tảng điện toán đám mây đem lại. 

Ví dụ: Các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm sẽ lựa chọn những tính năng cơ bản cần có để sử dụng mà không phải chi trả toàn bộ chi phí cho những tính năng không cần thiết. Với SaaS platform, các doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh các gói phần mềm để phù hợp với ngân sách và thêm vào các tính năng khi phát triển và mở rộng.

Lợi ích cho doanh nghiệp khi ứng dụng SaaS platform
Lợi ích cho doanh nghiệp khi ứng dụng SaaS platform

5 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp sẵn sàng áp dụng phần mềm SaaS

Hoạt động kinh doanh đang diễn ra trên nền tảng đám mây và các phần mềm dưới dạng dịch vụ đã tăng 17% vào năm 2020. 

Cũng theo Gartner Inc. năm 2020 “Có tới 60% các tổ chức sử dụng dịch vụ được quản lý trên đám mây của nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài, con số này gấp đôi so với tỷ lệ doanh nghiệp năm 2018”.

Chúng ta đều đang phải trải qua một thời điểm khó khăn và SaaS như là một điều bình thường mới và các doanh nghiệp đang phát triển ngày nay đang cạnh tranh căng thẳng bổi có sự hỗ trợ từ SaaS platform.  

Các doanh nghiệp hiện nay hầu hết đã và đang tập trung đầu tư tích hợp các giải pháp đám mây, do đó thời điểm khó khăn như hiện tại cũng là bàn đạp giúp các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi từ phần mềm truyền thống sang SaaS. 

Bằng việc đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi dưới đây, doanh nghiệp sẽ có trong tay quyết định thực hiện bước nhảy vọt từ phần mềm truyền thống sang SaaS platform hay chưa. 

Chuyển đổi SaaS platform là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để chuyển đổi nền tảng đám mây? 

Dưới đây là 5 dấu hiệu doanh nghiệp đã sẵn sàng cho SaaS:

Mong muốn mở rộng khả năng tích hợp phần mềm

Các doanh nghiệp cạnh tranh ngày nay đều mong muốn áp dụng những công cụ hỗ trợ hiệu quả như những doanh nghiệp lớn có quy mô. Nếu doanh nghiệp bạn đang nhận thấy giải pháp CRM dành cho doanh nghiệp nhỏ đang chưa đáp ứng được nhu cầu nội tại, đó có thể đã đến lúc cần chuyển dịch sử dụng phần mềm nền tảng SaaS và triển khai những tính năng mở rộng và tích hợp phù hợp với quy mô phát triển hiện tại.

5 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp sẵn sàng cho SaaS
5 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp sẵn sàng cho SaaS

Tiết kiệm ngân sách và cơ cấu giá đơn giản

Nhược điểm lớn nhất của các phần mềm truyền thống đó là chi phí cài đặt và vận hành khá lớn. Việc mua và cài đặt cũng như vận hành và bảo trì đòi hỏi doanh nghiệp cần có đội ngũ CNTT và một khoản ngân sách cố định để chi trả cho việc vận hành phần mềm. Tuy nhiên bằng việc ứng dụng phần mềm SaaS, doanh nghiệp có thể cắt giảm các chi phí liên quan đến duy trì và vận hành phần mềm truyền thống. Thêm vào đó, SaaS có cấu trúc định giá đơn giản cho phép doanh nghiệp giữ nguyên chi phí phần mềm trong phạm vi ngân sách cố định của mình.

Nhu cầu về phần mềm mở rộng và linh hoạt 

Mục tiêu của hầu hết mọi doanh nghiệp đó là không ngừng phát triển. Trong đó, điều quan trọng đối với sự phát triển thành công đó là doanh nghiệp cần đầu tư vào các sản phẩm có thể phát triển lâu dài. Sự linh hoạt và mở rộng với SaaS platform là gì? Đó là doanh nghiệp chỉ cần chi trả cho những tính năng thực sự cần thiết và ứng dụng hiệu quả. Sau một thời gian, quy mô doanh nghiệp phát triển và mở rộng chiến lược, doanh nghiệp có thể lựa chọn thêm các tính năng tích hợp cho mục đích phát triển đó. 

Nhu cầu về phần mềm mở rộng và linh hoạt
Nhu cầu về phần mềm mở rộng và linh hoạt

Doanh nghiệp cần hỗ trợ lực lượng lao động từ xa

Lực lượng lao động từ xa ngày nay gần như phổ biến trong các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực. Điều này là hoàn toàn phù hợp với tính chất hoạt động của nền tảng SaaS bởi phần mềm được sử dụng thông qua kết nối Internet. 

Đồng nghĩa với việc nhân viên thuộc tổ chức ở khắp mọi nơi có thể cùng sử dụng một hệ thống phần mềm cho bất kỳ hoạt động gì từ giao tiếp, xử lý công việc, nhóm cộng tác hay hoạt động mua bán từ đội ngũ sale.

Thúc đẩy tính di chuyển linh hoạt

Lực lượng lao động ngày nay đều có nhu cầu làm việc mọi lúc, mọi nơi. Bài toán giải quyết của SaaS platform là gì? Với công nghệ Saas, người dùng có thể truy cập phần mềm và các công cụ cần thiết thông qua các ứng dụng trên điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay.  

Khi doanh nghiệp là người dùng có nhu cầu phát triển kinh doanh nhưng lại đang đặt ra câu hỏi liệu có thật sự cần SaaS hay không. Hãy nhớ rằng, SaaS platform là  giải pháp cho mọi vấn đề từ bán hàng, marketing và cả vận hành doanh nghiệp.

Để nhận DEMO miễn phí giải pháp phần mềm SaaS, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Tham khảo thêm:
Hiểu đúng, hiểu sâu về SaaS
Quy trình xây dựng thương hiệu vững mạnh cho B2B SaaS
Xây dựng đường dẫn bán hàng Sales Pipeline hiệu quả cao cho doanh nghiệp SaaS
Phần mềm CRM là gì? Tổng hợp kiến thức về phần mềm CRM
TOP 5 phần mềm Quản trị doanh nghiệp hiệu quả nhất hiện nay
TOP 5 ứng dụng doanh nghiệp hiệu quả nhất hiện nay

Leave a Reply