Mọi nhà sáng lập đều hiểu rõ tầm quan trọng của quy trình xây dựng thương hiệu. Thêm vào đó, ngày nay, quyết định mua của khách hàng chuyển sang tự tìm hiểu thay vì bị tác động bởi quảng cáo. Điều này khiến cho việc xây dựng thương hiệu trở nên quan trọng với các công ty B2B SaaS hiện đại.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các nhà sáng lập, nhà quản trị lời khuyên thực tế về các bước xây dựng thương hiệu cho B2B SaaS.
Mục lục nội dung:
Quy trình xây dựng thương hiệu cho B2B SaaS nên bắt đầu từ đâu?
Yếu tố nền tảng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quy trình xây dựng thương hiệu. Trong đó có 3 yếu tố quan trọng nhất trong mô hình xây dựng thương hiệu bao gồm: Sản phẩm/dịch vụ – Đối tượng khách hàng và Thị trường. Nhà quản lý cần xác định được các yếu tố này trước khi tiến hành quá trình xây dựng thương hiệu.
- Sản phẩm: Giá trị cốt lõi mà sản phẩm mang đến là gì?
- Đối tượng: Ai là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp?
- Thị trường: Thị trường và đối thủ cạnh tranh liên quan như thế nào đến sản phẩm của doanh nghiệp.
Để hiểu được mối quan hệ giữa Sản phẩm – Đối tượng – Thị trường chính là tìm hiểu và khai thác thông tin từ khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Từ đó nhà quản lý có thể nắm bắt được sản phẩm mang đến giá trị gì, lý do vì sao khách hàng chọn mua chúng. Cũng như cung cấp suy nghĩ, đánh giá về ưu điểm và hạn chế của đối thủ cạnh tranh, từ đó tăng cơ hội mở rộng thị trường. Bộ phận marketing của doanh nghiệp có thể khai thác thông tin từ:
- Khách hàng tiềm năng
- Khách hàng hiện tại
- Nhân viên bán hàng
Sau khi thu thập và hệ thống hóa thông tin, nhà quản lý cần định hướng thông điệp mà thương hiệu mình muốn gửi gắm đến khách hàng. Thông thường các doanh nghiệp sẽ liệt kê các đặc điểm chính nhằm xây dựng thương hiệu như:
- Thông điệp: Thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải là gì?
- Tại sao lại lựa chọn thông điệp đó: Thay đổi trên thị trường và lý do vì sao thông điệp của bạn có liên quan.
- Tầm nhìn: Mục tiêu phát triển và hướng tới của doanh nghiệp trong tương lai
- Sứ mệnh: Cách thức để doanh nghiệp đặt được tầm nhìn
- Đối tượng: Doanh nghiệp bán sản phẩm/dịch vụ cho quy mô nào, ngành nào, loại hình vốn nào?
- Danh mục: Loại hình sản phẩm/dịch vụ/giải pháp mà doanh nghiệp cung cấp
Cách tiếp cận xây dựng thương hiệu
Thông qua lăng kính cảm xúc tại các điểm tiếp xúc doanh nghiệp có thể hoàn thiện quy trình xây dựng thương hiệu của mình. Mỗi khi khách hàng tương tác với doanh nghiệp sẽ được tính và một điểm tiếp xúc. Những điểm tiếp xúc này sẽ sử dụng sản phẩm, cung cấp cảm nghĩ về sản phẩm và quảng bá đến mọi người xung quanh.
Touchpoints + Cảm xúc của khách hàng = Thương hiệu
Ấn tượng tốt cùng cảm xúc mà bạn mang đến cho khách hàng chính là cách bạn tạo ra trải nghiệp tốt đẹp cho khách hàng. Thông qua các điểm tiếp xúc, nhà quản lý có thể kiểm soát tốt hơn thương hiệu của mình. Khi cung cấp sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng các điểm tiếp xúc thương hiệu sẽ tự động mở rộng với quy mô lớn hơn. Dần dần theo thời gian khách hàng bắt đầu xây dựng lòng tin tưởng đối với sản phẩm từ đó giới thiệu đến rộng rãi mọi người xung quanh họ.
Chương trình/ sự kiện -> Touchpoints -> Thương hiệu
Doanh nghiệp nên tổ chức các chương trình tương tác giữa khách hàng tiềm năng với thương hiệu trước khi họ sẵn sàng mua sản phẩm. Các chương trình mang đến giá trị cho khách hàng mục tiêu, khiến họ cảm thấy tin tưởng hoặc hứng thú với thương hiệu và quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu đó. Thông qua các chương trình này thương hiệu của doanh nghiệp sẽ gây được ấn tượng với khách hàng mục tiêu và kích thích họ mua hàng.
Phát triển vòng lặp tiếp xúc thương hiệu
Bạn càng đầu tư vào xây dựng sản phẩm và chương trình, bạn càng tạo ra nhiều điểm tiếp xúc thương hiệu tích cực. Từ các điểm tiếp xúc này, bạn càng thu hút được nhiều khách hàng. Khi có nhiều khách hàng hơn, nguồn vốn tăng lên, bạn càng có thể xây dựng nhiều chương trình và sản phẩm. Đó là một vòng lặp phát triển tự nhiên.
>>> Xem thêm bài viết: Chiến lược xây dựng thương hiệu với ngân sách nhỏ
Nguyên tắc trong quy trình xây dựng thương hiệu
Tạo điểm tiếp xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu. Các doanh nghiệp B2B hoạt động trong lĩnh vực SaaS có thể áp dụng các nguyên tắc tăng điểm tiếp xúc thương hiệu sau đây:
1. Hình ảnh/ Thiết kế là điều đầu tiên gây ấn tượng
Thiết kế thương hiệu chính là ấn tượng đầu tiên tác động đến khách hàng. Thông điệp và giá trị cốt lõi của thương hiệu vẫn có thể giữ nguyên, tuy nhiên thương hiệu có thể gây ấn tượng bằng cách thiết kế mới lạ và độc đáo hơn. Bằng cách đầu tư vào thiết kế, thương hiệu sẽ gây được chú ý nhiều sự chú ý hơn. Doanh nghiệp nên thuê đội ngũ thiết kế có hiểu biết tổng quan về thương hiệu và có thể nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng tiềm năng.
2. Nội dung phải thực sự lôi cuốn
Nội dung và ngôn từ mà doanh nghiệp sử dụng trong điểm tiếp xúc có thể tạo ra ấn tượng tốt đẹp hoặc khó quên dành cho khán giả. Trên thực tế nội dung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng thương hiệu, giúp thu hút nhiều sự chú ý hơn, từ đó tăng hiệu quả quảng bá và giới thiệu thương hiệu.
3. Thể hiện thương hiệu “lớn lao” hơn thực tế
Nâng cao giá trị thương hiệu là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng thương hiệu vững mạnh cho doanh nghiệp B2B SaaS. Thông thường các công ty mới thành lập hoặc có quy mô nhỏ khó có thể thu hút sự chú ý từ khách hàng cũng như các nhà đầu tư và đối tác tiềm năng. Để khách hàng biết đến và tin tưởng, các đơn vị cần nâng tầm giá trị thương hiệu và sức mạnh của mình thông qua các chiến lược quảng bá trên các kênh truyền thông.
4. Xây dựng niềm tin thương hiệu
Một trong những cách xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp B2B SaaS chính là tạo dựng thương hiệu đáng tin cậy và mang đến lợi ích cho xã hội. Thông qua các phản hồi tích cực từ khách hàng hiện tại doanh nghiệp có thể tạo dựng thương hiệu tin cậy nhằm tăng niềm tin với các khách hàng tiềm năng. Ngoài ra có thể xây dựng thương hiệu tin cậy thông qua việc cung cấp các sản phẩm/dịch vụ uy tín, chất lượng.
5. Khuyến khích nhân viên giới thiệu về thương hiệu
Nhân viên đóng vai trò quan trọng trong quy trình xây dựng thương hiệu. Nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Đây chính là đòn bẩy giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu đến khách hàng tiềm năng của mình. Để làm được điều này doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên, giúp họ nắm bắt được giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu. Thông qua việc tiếp xúc và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm đội ngũ nhân viên có thể quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp.
Thương hiệu là một đòn bẩy quan trọng
Xây dựng thương hiệu là một đòn bẩy doanh thu cho doanh nghiệp. Ban đầu doanh nghiệp sẽ đầu tư vào việc phát triển thương hiệu của mình, mỗi quyết định và bước đi sau này của doanh nghiệp đều dựa trên thương hiệu đã tạo dựng. Giá trị thương hiệu sẽ tăng trưởng khá chậm rãi và bắt đầu tăng tốc khi vào thời điểm sau này. Khi doanh nghiệp tạo ra nhiều điểm tiếp xúc hơn, khách hàng sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn nhiều hơn.
Quy trình xây dựng thương hiệu vững mạnh cho doanh nghiệp B2B SaaS đòi hỏi kế hoạch bài bản và lộ trình dài hạn. Doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và có chỗ đứng trên thị trường cần xây dựng được thương hiệu uy tín và ấn tượng đối với người tiêu dùng.
>>> Xem thêm bài viết: Mô hình xây dựng thương hiệu “0 đồng” có thực sự hiệu quả?