Hướng Dẫn Xây Dựng Thương Hiệu Cho Start-up

By 28 Tháng Mười Một, 2020Kiến thức, Sales & Marketing

Xây dựng thương hiệu đã và đang là công việc mà mọi doanh nghiệp hướng tới để đạt được. Tuy nhiên một startup muốn xây dựng thương hiệu cho riêng mình lại gặp không ít khó khăn vấp ngã. 

Dưới đây là hướng dẫn cho startup để có thương hiệu đạt chuẩn như muốn.

Định nghĩa Xây dựng thương hiệu là gì?

Hoạt động định vị thương hiệu được định nghĩa là một quy trình phát triển lâu dài mà các doanh nghiệp cần có để khẳng định chất lượng uy tín đến khách hàng.

Cụ thể hơn, branding là quá trình doanh nghiệp lựa chọn và kết hợp các thuộc tính khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đó sẽ là những thuộc tính hữu hình hoặc vô hình được doanh nghiệp đưa ra cho khách hàng nhằm khiến họ ghi nhớ và ấn tượng với thương hiệu đó.

Thương hiệu cho doanh nghiệp là gì?
Thương hiệu cho doanh nghiệp là gì?

Hiện nay hoạt động truyền thông thương hiệu đang có xu hướng bị đồng nhất với việc tạo dựng hình ảnh logo hay những công cuộc quảng bá tốn kém. Tuy nhiên đây là một định nghĩa sai lầm cần được làm rõ để các nhà lãnh đạo hạn chế tối đa khó khăn trong quá trình làm thương hiệu cho doanh nghiệp mình.

Các bước định vị và brand marketing

Chiến dịch brand marketing là tập hợp các bước cơ bản nhất giúp doanh nghiệp có thể khai thác và đưa ra kế hoạch cụ thể cho chính họ. Một doanh nghiệp khi bắt đầu định vị thương hiệu sẽ trải qua 5 bước sau đây:

Nắm bắt và hiểu rõ kiến thức nền tảng liên quan đến thương hiệu

Đây là bước đầu cũng là bước quyết định cho cả quá trình thực hiện xây dựng thương hiệu cho các nhà sáng lập đặc biệt là startup. Kiến thức nền tảng của chiến dịch brand marketing được ví như nền móng cho một công trình xây dựng.

Một công trình cao tầng muốn kiên cố thì cần nền móng đủ sâu và vững chắc. Trong xây dựng móng cọc rất được chú trọng vì đó là bước đầu quyết định đến tuổi thọ của cả công trình. Đối với doanh nghiệp hay startup, kiến thức nền tảng cũng quan trọng y như vậy. Kiến thức nền tảng càng sâu càng vững thì khả năng phát triển giá trị của doanh nghiệp càng lâu bền.

Các bước xây dựng thương hiệu dành cho doanh nghiệp startup
Các bước xây dựng thương hiệu dành cho doanh nghiệp startup

Xác định vị trí chính xác cho thương hiệu của cá nhân/ doanh nghiệp

Việc xác định vị trí của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng là bước thứ 2 doanh nghiệp cần đạt trong chiến lược xây dựng thương hiệu. Đặc biệt với những doanh nghiệp startup thì việc định vị chính mình sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời.

  • Dễ dàng giúp khách hàng tiếp cận đến với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
  • Tạo niềm tin tưởng cho khách hàng mới và củng cố sự gắn kết với những khách hàng thân quen
  • Xác định vị trí doanh nghiệp còn là một hình thức giúp doanh nghiệp truyền thông đến khách hàng thuận lợi hơn.
Xác định vị trí của thương hiệu trước khi xây dựng chiến lược branding cho doanh nghiệp
Xác định vị trí của thương hiệu trước khi xây dựng chiến lược branding cho doanh nghiệp

Tạo lập chiến lược xây dựng thương hiệu chuẩn

Vị trí thương hiệu được xây dựng và xác định chắc chắn thì doanh nghiệp cần làm tiếp theo chính là tạo chiến lược brand marketing. Thời gian để một doanh nghiệp mới xây dựng tên tuổi không thể ngắn hơn 3 năm. Có một số doanh nghiệp phải tạo lập chiến dịch cả chục năm để có một thương hiệu chất lượng.

Chiến lược xây dựng thương hiệu chuẩn bao gồm các thống kê và kế hoạch cụ thể cho doanh nghiệp. Xác định rõ cụ thể chi tiết từng hạng mục công việc và mục tiêu cần đạt trong khoảng thời gian nhất định chính là chiến lược hiệu quả mà doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư ngay từ khi mới thành lập.

Đẩy mạnh chiến dịch quảng bá đưa thương hiệu đến bên khách hàng

Sức mạnh truyền thông xưa nay luôn phát triển mạnh không gì có thể ngăn chặn được. Do đó doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh cụ thể thì không thể bỏ qua chiến dịch truyền thông quảng bá giá trị giúp cho khách hàng biết đến ngày càng gia tăng.

Hiện nay, các chiến dịch marketing không ngừng phát triển và được sử dụng rộng rãi trên mọi ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp thực hiện quảng bá cần phải quan tâm sát sao để đạt hiệu quả cao nhất.

Mỗi chiến dịch quảng cáo cho doanh nghiệp cần được có kế hoạch cụ thể về chi phí quảng cáo, đối tượng hướng tới, nội dung chiến dịch…. Khi các nội dung kế hoạch được đảm bảo thì bước này sẽ đạt được hiệu quả cao.

Thống kê và xử lý vấn đề khúc mắc trong quá trình quảng bá

Sau khi 4 bước trên đã được thực hiện đạt hiệu quả như mong muốn của doanh nghiệp, các bộ phận liên quan sẽ tạo lập danh sách báo cáo chi tiết. Dựa trên số liệu thống kê các chiến dịch hiện tại sẽ được điều chỉnh để phù hợp hơn cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Một số vấn đề thường gặp khi cải thiện chiến dịch truyền thông

  • Tỷ lệ gia tăng số lượng khách hàng tiếp cận đến dịch vụ của doanh nghiệp
  • Những hạng mục được khách hàng chú ý quan tâm đặc biệt
  • Nhận xét phản hồi của khách hàng về sản phẩm
  • Lượng khách hàng sau khi sử dụng tiếp tục quay lại sử dụng sản phẩm
  • Lượng khách hàng mới biết đến  thương hiệu thông qua khách hàng cũ
  • Mức độ nổi tiếng của thương hiệu
Dựa trên số liệu thống kê, các nhà làm marketing sẽ có điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với tình hình thực tế
Dựa trên số liệu thống kê, các nhà làm marketing sẽ có điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với tình hình thực tế

Giá trị của thương hiệu mang lại

Thương hiệu có giá trị to lớn đối với chặng đường phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Do đó sự gắn kết giữa sản phẩm và thương hiệu chính là dấu ấn quan trọng cho những bước tiến của doanh nghiệp.

Sản phẩm và thương hiệu là 2 định nghĩa khác nhau tuy nhiên chúng lại tồn tại song song không ngừng bổ trợ cho nhau. Một thương hiệu uy tín sẽ mang lại giá trị cùng sự chú ý để thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp. Ngược lại sản phẩm có giá trị cho nhu cầu của khách hàng phục vụ đảm bảo mục tiêu khách hàng cần cũng không ngừng góp phần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu ngày càng phát triển.

Mục tiêu xây dựng thương hiệu không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu

Đại bộ phận các doanh nghiệp coi kinh doanh hàng hóa sản phẩm là mục tiêu cốt lõi. Tuy nhiên đó chỉ là một phần lớn chứ chưa phải tất cả các mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng tới. Kích thích sự tò mò cùng củng cố lòng tin nơi khách hàng mới là giá trị mà doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn.

Xác định rõ nội dung chủ đề cho thương hiệu mà doanh nghiệp hướng đến

Muốn tạo cho doanh nghiệp trẻ một thương hiệu lâu bền thì người tạo lập cần hết sức chú trọng đánh giá các tiêu đề chính. Tiêu đề này ngoài ý nghĩa ngắn gọn mà cần phải gần gũi sẽ tiếp cận cho khách hàng có thể nhớ và luôn nghĩ đến.

Một thông điệp thương hiệu mạnh sẽ khiến khách hàng luôn ghi nhớ đến doanh nghiệp
Một thông điệp thương hiệu mạnh sẽ khiến khách hàng luôn ghi nhớ đến doanh nghiệp

Đôi khi chủ đề cho thương hiệu doanh nghiệp không nhắc đến loại hình sản phẩm mà doanh nghiệp đang phát triển kinh doanh. Việc cứng nhắc đưa các sản phẩm vào chủ đề cho thương hiệu thật là điên rồ. Do vậy thương hiệu chất lượng mà các startup cần chỉ là ngắn gọn, súc tích và gần gũi bình dị với đời sống.

Tạo dựng niềm tin vững chắc giữ chân khách hàng

Sau khi có chủ đề thương hiệu đạt tiêu chuẩn thì doanh nghiệp sẽ đi đến bước củng cố niềm tin cho doanh nghiệp. Trong bước này, công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện chính là mang giá trị lâu dài cho khách hàng.

Nếu như doanh nghiệp chỉ có thể mang lại giá trị nhất thời không có tính lâu dài thì sớm muộn gì khách hàng cũng sẽ rời bỏ và tìm một thương hiệu khác.

Chi phí xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Chi phí cho hoạt động brand marketing thường không cố định. Tuy nhiên đây là vấn đề không cho cho các startup mới bắt đầu bước chân và khởi nghiệp. Nhu cầu và yêu cầu của các startup sẽ là cơ sở chính để định giá cho quy trình xây dựng thương hiệu.

Thông thường một doanh nghiệp sẽ tìm cách hạn chế chi phí tối đa cho việc định vị thương hiệu. Có một số startup tài năng đã tối ưu hóa được chi phí tiết kiệm ở mức không ngờ được.

Việc xây dựng thương hiệu thường tốn kém nhiều chi phí
Việc xây dựng thương hiệu thường tốn kém nhiều chi phí

Trên đây là hướng dẫn cách xây dựng thương hiệu cho startup. Rất mong các thông tin chia sẻ ở trên hữu ích với doanh nhân trẻ.

Liên hệ Fastwork.vn tể được nhận tư vấn các giải pháp phần mềm Quản trị khách hàng và phát triển kinh doanh toàn diện nhất

>>> Xem thêm Giải pháp CRM tốt nhất cho doanh nghiệp B2B

Leave a Reply