Inventory turnover (Vòng quay hàng tồn kho) là một trong những chỉ số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp. Từ chỉ số này chủ doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của đơn vị trong cả năm.
Vậy cụ thể chỉ số Inventory turnover là gì? Câu trả lời sẽ có tại nội dung bài viết sau đây.
Mục lục nội dung:
1. Khái niệm Inventory turnover là gì?
Inventory turnover là gì – Được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là số vòng quay hàng tồn kho. Đây là một trong những chỉ số được thể hiện trong báo cáo tài chính và được các doanh nghiệp quan tâm. Inventory turnover còn được gọi là hệ số quay vòng của hàng tồn kho, giúp nhà quản lý đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Inventory turnover thường được tích hợp trong các phần mềm quản lý bán hàng thông minh.
Vậy thực chất Inventory turnover là gì – Tại các doanh nghiệp Inventory turnover được xem là số vòng quay hàng tồn kho, là chỉ số tài chính giúp nhà quản lý phân tích và đánh giá các hoạt động trong năm của doanh nghiệp.
Inventory turnover được đánh giá khá tương đồng với Sale. Chỉ số này phản ánh lượng hàng hóa trong kho được bán hoặc vận chuyển đến người mua trong thời gian bao lâu, diễn ra như thế nào. Chỉ số tài chính này đại diện cho bình quân số lần mà hàng hóa tồn kho được luân chuyển trong kỳ kế toán.
Việc tính vòng quay hàng tồn kho mang đến nhiều lợi ích dành cho các doanh nghiệp. Qua chỉ số này nhà tài chính có thể đánh giá được sản phẩm của doanh nghiệp có bán tốt hay không. Cũng như kiểm soát được những mặt hàng nào đang tồn kho, khó hoặc không bán được. Từ các chỉ số này nhà quản lý có thể đưa ra các chiến lược bán hàng kịp thời và hiệu quả. Inventory turnover càng cao, hoạt động kinh doanh càng hiệu quả.
2. Công thức tính vòng quay hàng tồn kho
Inventory turnover là gì, công thức tính chỉ số này bao gồm những bước nào?
Vòng quay hàng tồn kho thể hiện doanh nghiệp xử lý tốt hay kém quy trình quản lý hàng tồn kho. Chỉ số Inventory turnover được tính theo công thức như sau: Inventory Turnover = Cost of goods sold/Average Inventory
Trong đó:
- Hệ số vòng quay hàng tồn kho – Inventory Turnover
- Giá vốn hàng bán – Cost of goods sold
- Bình quân giá trị hàng tồn kho – Average Inventory
Có nghĩa Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Bình quân giá trị hàng tồn kho.
Chỉ số Inventory turnover có thể tính bằng cách thay thế giá vốn hàng bán bằng doanh thu. Các giá trị sử dụng khi tính hệ số vòng quay hàng tồn kho cần được lấy trong cùng một chu kỳ kế toán nhất định. Bình quân giá trị hàng tồn kho sẽ được tính bằng công thức sau đây:
Bình quân giá trị hàng tồn kho = (giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + giá trị hàng tồn kho cuối kỳ)/2.
Tham khảo thêm: Nguyên tắc tính hàng tồn kho cho doanh nghiệp Việt 2021
Từ công thức trên, nhà quản lý có thể tính chỉ số Inventory turnover theo công thức tương tự cho 4 quý gần nhất. Cụ thể: Inventory turnover 4 quý gần nhất = Tổng giá vốn hàng bán trong 4 quý gần nhất/Bình quân giá trị hàng tồn kho.
Ví dụ: Doanh thu cửa hàng của bạn trong năm 2020 là 2 tỷ đồng; giá trị tồn kho trung bình là 40 triệu đồng. Hệ số Inventory turnover sẽ bằng: 2.000.000.000/40.000.000 = 50. Như vậy trong năm 2020 doanh nghiệp của bạn đã quay vòng hàng tồn kho 50 lần. Sau đó lấy 365 ngày / 50 lần = 7.3 ngày, cho thấy trung bình khoảng 7.3 ngày doanh nghiệp sẽ hết 1 vòng quay hàng tồn kho.
Từ con số này doanh nghiệp có thể ước tính thời gian sắp hết hàng để có kế hoạch nhập hàng cũng như bán hàng phù hợp.
Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, chuỗi bán lẻ có thể tham khảo thêm các Định nghĩa, khái niệm chuẩn về hàng tồn kho trong kinh doanh và phương pháp tính hàng tồn kho
3. Mục đích của vòng quay hàng tồn kho là gì?
Inventory turnover là gì và mang đến ý nghĩa như thế nào đối với các doanh nghiệp?
Hệ số vòng quay hàng tồn kho là một trong những chỉ số tài chính quan trọng đối với các doanh nghiệp. Chỉ số này mang đến nhiều ý nghĩa và lợi ích dành cho nhà quản lý trong việc phân tích và vạch định xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Đây cũng là kênh đánh giá trực quan đề nhà đầu tư kiểm tra được tình hình tài chính hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
Inventory turnover thể hiện bình quân số lần luân chuyển hàng tồn kho trong kỳ. Chỉ số Inventory turnover đồng nghĩa với thời gian bán hàng của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, khối lượng hàng tồn trong kho không đáng kể và ngược lại. Chỉ số hàng tồn kho trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp giảm dần qua các năm đồng nghĩa với rủi ro được giảm thiểu qua các năm.
Tuy nhiên theo các chuyên gia chỉ số Inventory turnover quá lớn cũng thể hiện số lượng hàng dự trữ trong kho của các doanh nghiệp không lớn. Điều này có thể gây bất lợi cho các doanh nghiệp khi thị trường có nhu cầu cao về dòng sản phẩm đó một cách bất ngờ. Không có hàng hóa dự trữ cung cấp khi thị trường cần có thể khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ mất thị phần do các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh.
Không những thế chỉ số Inventory turnover quá cao còn là dấu hiệu cho thấy nguồn nguyên vật liệu dự trữ cho khâu sản xuất không đủ ảnh hưởng đến dây chuyền và quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì vậy nhà quản lý cần có các phương án kiểm soát chỉ số này ở mức vừa phải, đảm bảo khối lượng hàng tồn kho ổn định và duy trì sản xuất cũng như cung cấp đến khách hàng.
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh cũng như từng giai đoạn phát triển mà chỉ số Inventory turnover sẽ ở mức vừa phải hay mức cao. Thông thường chỉ số Inventory turnover sẽ ở mức thấp khi doanh nghiệp tiến hành thu mua nguyên liệu với mức giá thấp.
Doanh nghiệp Việt hiện nay đang làm thế nào để tiếp cận công nghệ nhằm ứng dụng hiệu quả vào hoạt động quản lý hàng tồn kho? Vậy, “công nghệ’ đã giúp các doanh nghiệp xóa tan nỗi sợ quản lý hàng tồn kho chuỗi bán lẻ như thế nào?
4. Inventory turnover ở mức bao nhiêu là tốt?
Inventory turnover là gì và nên duy trì ở mức bao nhiêu? – Không có câu trả lời chính xác cho chỉ số hệ thống vòng quay hàng tồn kho. Bởi mỗi doanh nghiệp có hoạt động và lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên số vòng quay hàng tồn kho cũng có sự khác nhau.
Ví dụ một doanh nghiệp kinh doanh thời trang hệ số vòng quay thường được tính trung bình từ 4-6 tháng. Đối với các cửa hàng phụ tùng, linh kiện ô tô, chỉ số vòng quay hàng tồn kho có thể lên đến 40 vòng/năm. Về cơ bản các ngành có tỷ suất lợi nhuận càng thấp thì số vòng quay hàng tồn kho càng cao và ngược lại.
Inventory turnover là chỉ số trung bình trong vòng 1 năm, tuy nhiên con số này có thể thay đổi bất ngờ khi các doanh nghiệp tung ra các chiến lược bán hàng như giảm giá, khuyến mãi, ra mắt sản phẩm mới. Điều này sẽ ảnh hưởng và tác động đến hệ số vòng quay hàng tồn kho và khiến chúng thay đổi. Để tìm ra con số chính xác nhất, nhà quản lý cần căn cứ vào hai yếu tố quan trọng bao gồm:
- Đánh giá và so sánh với đối thủ cạnh tranh cùng ngành, cùng phân khúc.
- So sánh với các chỉ số trong quá khứ của doanh nghiệp nhằm đưa ra các chiến lược trong tương lai.
5. Phương án tối ưu của vòng quay hàng tồn kho
Để cải thiện chỉ số vòng quay hàng tồn kho, nhà quản lý có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
- Kích cầu: Thông qua các chiến lược xúc tiến bán
- Tăng giá trị mua hàng: Sử dụng các chiến lược bán thêm, bán chéo, cải thiện thái độ phục vụ
- Giảm giá nhập hàng: Tìm kiếm nhà cung cấp giá tốt hoặc thương lượng với nhà cung cấp hiện tại về giá nhập.
- Phân nhóm sản phẩm: Phân loại và kiểm soát những sản phẩm bán chạy và bán chậm
- Khuyến khích khách đặt hàng trước: Với các sản phẩm có giá trị lớn nên áp dụng chính sách khuyến khích khách hàng đặt mua trước, nhằm thăm dò nhu cầu và dự trù được số lượng.
- Rút ngắn chu kỳ theo dõi: Phát hiện ra các thời kỳ bán hàng cao điểm hoặc thấp điểm nhằm đưa ra các chính sách kịp thời.
Hệ số Inventory turnover là chỉ số quan trọng mà các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bán lẻ cần quan tâm. Từ chỉ số này nhà quản lý có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như đưa ra các phương án, chiến lược phát triển kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: Hiệu ứng chim mồi trong kinh doanh – bán hàng
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
FastWork.vn – Nền tảng trực tuyến cung cấp hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện bao gồm 4 phân hệ chính: Quản trị nội bộ FastWork OFFICE, Quản trị nhân sự FastWork HRM, Quản lý Quan hệ khách hàng FastWork CRM, Quản lý công việc – dự án – quy trình FastWork WORK. |
Để nhận tư vấn giải pháp phần mềm phù hợp với mô hình hoạt động của doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây.