Lập kế hoạch marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đây chính là chiến lược sống còn giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu và thu lợi nhuận. Kế hoạch marketing tổng thể năm cần đáp ứng các mục tiêu chính của doanh nghiệp, đạt được hiệu quả cao hơn năm trước đó.
Mục lục nội dung:
Đặt mục tiêu chiến lược Marketing năm
Bước đầu tiên trong lập kế hoạch marketing cho năm tới mà doanh nghiệp cần quan tâm chính là đặt mục tiêu. Nhà quản lý cần xem xét các mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp trong năm tới nhằm đưa ra kế hoạch marketing phù hợp. Các mục tiêu marketing thường bao gồm:
- Tăng trưởng doanh thu,
- Cải thiện lợi nhuận tổng thể,
- Mở rộng thị trường, thâm nhập vào thị trường mới.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần xác định mục tiêu cụ thể sau đó trao đổi với bộ phận marketing trong doanh nghiệp để có được chiến lược tiếp thị cụ thể và khoa học.
Việc xác định trước mục tiêu chiến lược đóng vai trò sống còn đối với thành công của kế hoạch marketing. Mục tiêu được xem là hướng phát triển, là kim chỉ nam để các bộ phận khác trong doanh nghiệp phát triển và vận hành. Không những thế mục tiêu của chiến lược còn đóng vai trò như nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần hoàn thành. Đây chính là nguồn động lực để toàn thể nhân sự trong doanh nghiệp làm việc và phát triển. Ban lãnh đạo doanh nghiệp nên xác định mục tiêu marketing plan dựa trên tình hình và năng lực thực tế của đơn vị.
Để lập kế hoạch marketing mang đến hiệu quả tốt nhất các doanh nghiệp nên kết hợp giữa bộ phận sales và marketing. Đây chính là hai bộ phận quan trọng nhất, đóng vai trò then chốt trong việc quảng bá và bán sản phẩm đến tay khách hàng. Hai bộ phận này có nhiệm vụ phát triển kế hoạch dựa trên những mục tiêu đã được xác định. Bộ phận marketing có nhiệm vụ đưa ra các chiến lược quảng bá để người tiêu dùng biết đến sản phẩm, trong khi đó bộ phận sales có nhiệm vụ bán sản phẩm, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng mới.
Ví dụ nhân viên marketing và sales có nhiệm vụ tăng doanh số bán hàng trong một phân khúc kinh doanh lên 10%, ban lãnh đạo cần xác định:
- Nhóm khách hàng hiện có nhu cầu như thế nào với phân khúc kinh doanh này;
- Chiến lược có tiềm năng khuyến khích nhu cầu mua sản phẩm từ khách hàng hiện tại hay không;
- Doanh thu trung bình mà một khách hàng hiện tại hoặc khách hàng mới mang lại là bao nhiêu;
- Cần bao nhiêu khách hàng mới để đặt mục tiêu tăng doanh thu 10%,…
>>> Xem thêm: Gợi ý 7 bước xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm mới
Đánh giá hiệu quả của các phương pháp tiếp thị hiện tại
Trong quá trình lập kế hoạch marketing, ban lãnh đạo của doanh nghiệp cần đặt ra câu hỏi về các mục tiêu và hiệu quả của phương pháp tiếp thị mà đơn vị đang sử dụng. Từ đó xác định hiệu quả mà các phương pháp này mang lại cũng như phát hiện ra các lỗ hổng của chiến lược. Nhà quản lý cần đặt ra các câu hỏi như:
- Làm sao để đặt được mục tiêu đã đề ra;
- Làm sao để tiếp cận các khách hàng mục tiêu và biến họ thành khách hàng mới.
Ngoài ra ban lãnh đạo cũng cần tiến hành đánh giá năng lực của bộ phận sales và marketing của doanh nghiệp. Thông qua các công cụ phần mềm quản lý đánh giá nhân viên hoặc đo lường đánh giá KPI. Từ kết quả đps nhà quản lý có thể điều chỉnh kế hoạch tiếp thị trong năm tới sao cho phù hợp.
Trong quá trình lập kế hoạch marketing, nhà quản lý có thể sử dụng các phần mềm đánh giá KPI nhằm theo dõi hiệu suất của chiến lược marketing. Hiệu suất website chính thức của doanh nghiệp thể hiện được hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu cũng như, doanh số bán hàng cho các khách hàng hiện tại. Từ những số liệu này nhà quản lý có thể cải tiến hoặc thay đổi mục tiêu chiến lược của mình. Website của doanh nghiệp là công cụ hữu ích đưa ra các số liệu khách hàng tiềm năng thông qua việc thu thập, lưu trữ và phân tích thông tin khách hàng.
Bên cạnh đó nhà quản lý cần xem xét các hình thức truyền thông xã hội mà doanh nghiệp đang sử dụng. Chọn lọc xem kênh truyền thông nào mang đến hiệu quả quảng bá sản phẩm và tăng độ nhận diện thương hiệu nhanh nhất. Từ đó có các giải pháp và phương hướng điều chỉnh trong việc chọn lọc kênh truyền thông cho kế hoạch marketing năm sau. Lập kế hoạch marketing không thể thiếu được các nền tảng truyền thông.
Rút ngắn khoảng cách giữa mục tiêu và kết quả
Sau khi xác định được mục tiêu tiếp thị cụ thể phù hợp với định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, nhà quản lý cần đánh giá các hoạt động và kế hoạch hiện của mình. Tùy thuộc vào mục đích mà nhà quản lý có thể xác định được khoảng cách, từ đó thu hẹp khoảng cách để đạt được kết quả tốt nhất. Cụ thể ban lãnh đạo cần áp dụng một số lưu ý trong lập kế hoạch marketing cho năm 2021 sau đây:
Bước 1: Từ bỏ những hoạt động marketing không hiệu quả
Trong quá trình lập kế hoạch marketing, nhà quản lý cần xác định các phương pháp triển khai chiến lược có mang lại hiệu quả thực sự hay không. Trong trường hợp các chiến lược không mang đến hiệu quả như mong muốn, cần ngừng chi tiêu ngân sách cũng như thời gian cũng như nguồn lực. Ban lãnh đạo cần đánh giá khách quan và biết dừng lại đúng lúc tránh các tổn thất về sau. Các đánh giá khách quan giúp nhà quản lý nhận ra mình cần thay đổi và điều chỉnh những gì. Ví dụ các chiến lược marketing tại các triển lãm hoặc trang trang thương mại điện tử không mang đến hiệu quả như mong muốn các doanh nghiệp cần thay đổi kênh truyền thông khác.
Bước 2: Thực hiện “đến cùng”
Nhà quản lý có thể lập kế hoạch marketing năm bằng các chiến lược mới hứa hẹn sẽ mang đến hiệu quả nhân đôi hoặc cao hơn. Các phương pháp mang lại kết quả khả quan nhưng lại không được đầu tư về ngân sách cũng như nguồn lực. Ví dụ trang blog của doanh nghiệp thu hút nhiều lượt truy cập và lượt xem hàng tháng. Tuy nhiên số lượng và tần suất xuất hiện các bài viết trên trang khá thấp, bài viết còn chưa được đầu tư về hình ảnh và nội dung. Vào lúc này bộ phận marketing cần chú trọng vào kênh truyền thông blog nhằm cung cấp thêm thông tin về sản phẩm và thu hút các khách hàng tiềm năng.
Bước 3: Dịch chuyển!
Các phương pháp lập kế hoạch marketing theo cách tiếp cận bánh đà sẽ mang đến hiệu quả hơn là phương pháp phễu bán hàng truyền thống. Phương pháp này giúp xác định được điểm ma sát và lực tác động trực tiếp đến hiệu quả mục tiêu chiến lược tiếp thị và bán hàng của doanh nghiệp. Phương pháp này lấy khách hàng làm trung tâm và tìm ra nguyên nhân dẫn đến tiếp thị kém hiệu quả. Từ đó cải thiện tỷ lệ chuyển đổi cũng như làm hài lòng khách hàng. Bằng cách xem xét các hoạt động tiếp thị, bán hàng và dịch vụ dựa trên bánh đà, doanh nghiệp có thể thu hút các khách hàng mới cũng như biến khách hàng hiện tại thành khách hàng thân thiết.
Lập kế hoạch marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chiến lược phát triển và doanh thu của các doanh nghiệp. Xây dựng một chiến lược thông minh giúp tăng hiệu quả quảng bá sản phẩm, tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng uy tín cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường hoặc tạo ra “đại dương xanh” để doanh nghiệp bứt phá và phát triển. Các chiến lược tiếp thị cần được xây dựng dựa trên mục tiêu chung cũng như thực trạng và năng lực của doanh nghiệp. Kế hoạch nên được thực hiện dài hạn, có lộ trình và định hướng phát triển rõ ràng, khoa học.
Xem thêm: Doanh nghiệp “nổ đơn” ầm ầm nhờ Kế hoạch Marketing Online bài bản