Zalo Youtube Phone

Lộ trình thăng tiến nghề nhân sự: Những điều bạn cần biết! (Phần 1)

By 30 Tháng Năm, 2022Tháng Sáu 25th, 2024Kiến thức, Nhân sự

Cho dù bạn mới đắt đầu làm việc trong lĩnh vực nhân sự hay đã có nhiều năm kinh nghiệm, việc thiết lập một lộ trình thăng tiến nghề nhân sự đóng vai trò thiết yếu giúp bạn đạt được các mục tiêu cá nhân & định hình sự nghiệp trong tương lai.

Xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp, bạn sẽ có hiểu biết sâu sắc về:

  • Kỹ năng và năng lực;
  • Các cơ hội phát triển theo chiều dọc và chiều ngang tiềm năng trong và ngoài tổ chức của bạn;
  • Những kỹ năng cần bổ sung để gia tăng năng lực cạnh tranh
  • Các nguồn lực bạn có thể sử dụng để lấp đầy khoảng trống kỹ năng của mình

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về các con đường sự nghiệp nhân sự khác nhau và  các ví dụ về tiến trình sự nghiệp nhân sự. Hy vọng sẽ truyền cảm hứng để bạn cống hiến cho công việc mình đang theo đuổi!

1. Con đường sự nghiệp hiện đại cho nhân sự

Cách đây không lâu, sự nghiệp theo truyền thống được xem như một chuỗi các nỗ lực dẫn đến đỉnh cao của thành công – vị trí lãnh đạo. Quá trình phát triển điển hình trên con đường sự nghiệp của người lao động là từ nhân viên thành người quản lý giám sát nhóm, giám đốc một bộ phận, Phó chủ tịch của một bộ phận, đến Phó chủ tịch cấp cao,… Nói cách khác, sự nghiệp của bạn thường tuân theo cấu trúc thứ bậc của tổ chức. Mỗi vai trò bạn đảm nhận chỉ đơn giản là một bước đệm để hỗ trợ bạn trên con đường vươn tới vị trí cao hơn.

Tuy nhiên, ngày nay, suy nghĩ về một sự nghiệp theo thứ bậc tổ chức không còn là chuẩn mực nữa. Con đường sự nghiệp hiện đại được xem như một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm đều mang lại cho bạn cơ hội phát triển kiến ​​thức và kỹ năng của mình. Sự nghiệp của bạn có thể theo xu hướng đi lên và cuối cùng bạn vẫn có thể đảm nhận vị trí cấp cao. 

Ý tưởng này thể hiện sự chuyển dịch từ nghề nghiệp như một hệ thống phân cấp sang nghề nghiệp dưới dạng kinh nghiệm. Theo nghiên cứu từ Deloitte, 84% người lao động coi sự thay đổi này là quan trọng hoặc rất quan trọng. Lý do cho sự thay đổi này một phần có thể do thực tế, để thành công trong môi trường kinh doanh đầy gián đoạn ngày nay (đại dịch COVID-19 là một ví dụ điển hình), bạn cần một bộ kỹ năng và năng lực đa dạng mà dễ dàng đạt được nếu duy trì sự phát triển nghề nghiệp theo thứ bậc truyền thống.

Một chuyên gia nhân sự thành công cần kiến ​​thức chuyên sâu về chế độ đãi ngộ và lợi ích cho từng vị trí để tuyển dụng nhiều nhân tài cho doanh nghiệp. Bạn cũng cần hiểu các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cách sản phẩm được tạo ra, cách doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, cách doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận,…. Đây là lý do tại sao hiện nay yêu cầu cho vị trí chuyên gia nhân sự đòi hỏi kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Tiếp thị, Bán hàng hoặc Phát triển sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm: Áp dụng mô hình ASK để định vị bản thân: Nội dung nên phổ biến trong doanh nghiệp

2. Lộ trình thăng tiến nghề nhân sự: Điều gì khiến chúng trở nên khả thi?

Việc làm nhân sự dự kiến ​​sẽ tăng 10% vào năm 2030. Hơn nữa, các vị trí tuyển dụng nhân sự ở Hoa Kỳ đã tăng 87% kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19. Với sự gia tăng của các vai trò và trách nhiệm mới trong lĩnh vực nhân sự liên quan đến phúc lợi, chuyển đổi kỹ thuật số và tính bền vững, chúng tôi nhận thấy có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp nhân sự phi truyền thống trong tương lai.

Ngày nay, các chuyên gia chuyển đổi giữa các vai trò và công ty thường xuyên hơn so với những thập kỷ trước. Việc người lao động đảm nhận các vai trò khác nhau mà vẫn đạt được cùng một mục tiêu cuối cùng là điều hoàn toàn bình thường.

Điều này có nghĩa là bạn không nhất thiết phải đi theo con đường truyền thống là bắt đầu với vị trí Trợ lý nhân sự, chuyển sang Chuyên gia nhân sự, Giám đốc nhân sự, đến mục tiêu cuối cùng là trở thành CHRO. Bạn có thể bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là Nhà phân tích HRIS (Human Resources Information System), sau đó là Giám đốc hoạt động nhân sự, sau đó là Giám đốc dịch vụ và cuối cùng kết thúc với tư cách là CHRO (Chief Human Resources Officer).

Con đường sự nghiệp của bạn cũng có thể giống như sau:

Lộ trình thăng tiến nghề nhân sự

Lộ trình thăng tiến nghề nhân sự về cơ bản là một tập hợp các kinh nghiệm có ý nghĩa. Với vai trò bạn đảm nhận, bạn đúc rút được một loạt các kỹ năng và năng lực mới hữu ích cho sự phát triển cá nhân & nghề nghiệp của bạn, đồng thời là nền tảng cho sự thăng tiến trong tương lai.

Hãy nhớ rằng các công ty khác nhau – tùy thuộc vào quy mô, cấu trúc và ngành nghề hoạt động – có thể yêu cầu các kỹ năng, năng lực khác nhau cho cùng một công việc. Điều đó cũng có nghĩa là bạn cần phải vượt ra ngoài chuyên môn nhân sự của mình và phát triển các năng lực nhân sự khác, tổng quát hơn để có thể chuyển giao linh hoạt giữa các vai trò. 

Năng lực cốt lõi của nhân sự: Chuyên gia nhân sự hình chữ T

Khi chúng tôi xem xét sâu hơn các năng lực bạn cần để thực hiện các vai trò khác nhau trên phổ nhân sự, bốn năng lực nổi bật là năng lực cốt lõi. Một chuyên gia nhân sự điển hình sẽ cần phát triển một tập hợp các kỹ năng chức năng và tổng hợp trong suốt sự nghiệp của họ để trở thành một chuyên gia nhân sự chữ T.

Bốn năng lực cốt lõi bạn nhất định phải thành thạo bao gồm: Năng lực kinh doanh, Kiến thức về dữ liệu, Kỹ năng kỹ thuật số & Vận động chính sách. Mỗi năng lực này sở hữu những  khía cạnh khác nhau với các hành vi cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần phải am hiểu chuyên sâu về ít nhất một lĩnh vực nhân sự, có thể là tuyển dụng, DEIB, phân tích nhân sự hoặc phát triển tổ chức.

mô hình nhân sự chữ T

3. Cách lập bản đồ lộ trình thăng tiến nghề nhân sự

Không có lộ trình chung cho tất cả, bạn cần xác định con đường sự nghiệp nhân sự phù hợp với bản thân. Con đường bạn đi sẽ phụ thuộc vào tham vọng, sở thích và kỹ năng của bạn – những gì phù hợp với bạn có thể rất khác so với những gì phù hợp với một chuyên gia nhân sự khác, ngay cả khi bạn có cùng xuất phát điểm và kinh nghiệm.

Hãy tự hỏi bản thân: “Công việc lý tưởng của tôi là gì?”. Nếu bạn hiểu rõ mình muốn gì, thì tất cả những gì bạn phải làm tiếp theo là xác định các kỹ năng, năng lực và kinh nghiệm bạn cần chuẩn bị để đạt được mục tiêu đó. Sau là là lập một bản đồ lộ trình thăng tiến nghề nhân sự của bạn.

Chúng tôi đã tạo ra một khuôn khổ để giúp bạn xác định những kỹ năng bạn cần đạt được và những vai trò nào sẽ giúp bạn đạt được vị trí mà bạn muốn.

Khuôn khổ này cung cấp cho bạn sự hiểu biết rõ ràng về sự kết hợp khác nhau của các hành vi và kỹ năng cần thiết để thành công trong các vai trò nhân sự khác nhau được nhóm lại thành:

  • Các kỹ năng và hành vi liên quan đến bốn năng lực cốt lõi được liệt kê ở trên (sự nhạy bén trong kinh doanh, sự khéo léo kỹ thuật số, hiểu biết về dữ liệu và vận động chính sách của mọi người)
  • Năng lực chức năng – Cụ thể đối với lĩnh vực nhân sự chuyên môn như phát triển nguồn nhân lực hoặc C&B, và các kỹ năng liên quan đến vai trò như quản lý dự án, mạng lưới và giao tiếp

Có nhiều vị trí khác nhau trong bộ phận Nhân sự bạn cần phải nắm vững hàng trăm năng lực chức năng và kỹ năng liên quan đến vai trò đó. Ngoài kỹ năng chuyên môn, bạn cũng cần liên tục update kỹ năng số, bởi 60% các doanh nghiệp tin rằng, sự phụ thuộc của họ vào các kỹ năng kỹ thuật số tiên tiến sẽ tăng lên trong 5 năm tới.

Hầu hết các vị trí nhân sự có thể được nhóm thành bốn nhóm chính dựa trên chức năng chính mà họ thực hiện trong doanh nghiệp: Cố vấn, Chiến lược, Nhà cung cấp dịch vụ và Nhà cung cấp giải pháp. Điều này có nghĩa là các vị trí thực hiện cùng một chức năng chính có chung một tập hợp các hành vi và kỹ năng cốt lõi.

  • Cố vấn bao gồm các vai trò như Đối tác Kinh doanh Nhân sự tại địa phương, Nhà tư vấn và HRBP toàn cầu.
  • Nhà cung cấp Giải pháp bao gồm các vai trò của Trung tâm Xuất sắc Toàn cầu, cũng như các vai trò trong nhóm Phát triển nguồn nhân lực tại địa phương.
  • Nhà cung cấp dịch vụ bao gồm các vai trò trong các trung tâm Dịch vụ được chia sẻ với tư cách là quản lý cấp cơ sở và cấp trung.
  • Chiến lược bao gồm các vai trò hoạt động trên nhiều chức năng hoặc ngành nghề kinh doanh, chẳng hạn như Giám đốc điều hành nhân sự tại địa phương và các nhóm lãnh đạo CoE toàn cầu.
Lộ trình thăng tiến Nghề nhân sự mẫu

Để có thể chuyển đổi giữa các vai trò khác nhau, bạn cần biết chính xác những hành vi và kỹ năng bạn cần phát triển. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ mô tả từng cấu hình chức năng và đưa ra ví dụ về một số vai trò yêu cầu các hành vi được xác định của cấu hình đó.

Xem tiếp Phần 2: Các lựa chọn con đường sự nghiệp nghề Nhân sự

Mời doanh nghiệp, nhân sự nhận demo trải nghiệm App chấm công, tính lương thế hệ mới. Chấm công định vị GPS & Face ID, dễ dàng sử dụng app di động để quản lý chấm công đội văn phòng, thi công, kỹ thuật viên, công nhân dịch vụ, bán hàng, sales thị trường… mà máy chấm công không xử lý được. Tìm hiểu và nhận DEMO FREE ngay tại đây.

Leave a Reply