Zalo Youtube Phone

Nguyên tắc tính hàng tồn kho cho doanh nghiệp Việt Nam

By 6 Tháng Hai, 2021Tháng Mười Hai 16th, 2022Business Hack, Kiến thức

Hàng tồn kho được hiểu là hàng hóa dự trữ hoặc còn tồn đọng tại kho hàng của các công ty, doanh nghiệp. Nhà quản lý cần áp dụng các công cụ, giải pháp cũng như quy trình kiểm tra, giám sát hàng tồn kho thường xuyên nhằm tránh thiếu hụt hàng hóa khi thị trường có nhu cầu hoặc thừa hàng hóa dẫn đến mất giá trị. Ngoài ra doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc tính hàng tồn kho nhằm quản lý số lượng và giá trị hàng hóa tốt nhất. 

Nguyên tắc giá gốc

Hàng tồn kho cần được ghi nhận theo giá gốc, giá gốc của hàng tồn không được thay đổi, từ trường hợp có có quy định khác trong chuẩn mực kế toán. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí chế biến, chi phí mua hàng và các chi phí phát sinh trực tiếp liên quan để có được hàng tồn kho ở trạng thái và địa điểm hiện tại. Cụ thể: 

Chi phí mua: Bao gồm giá mua sản phẩm kèm theo các loại thuế không được hoàn lại; Các chi phí khác có liên quan trực tiếp tới việc mua hàng tồn kho; Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và lưu kho; Các khoản giảm giá và chiết khấu thương mại hàng mua không đúng quy cách, được trừ khỏi chi phí mua hàng.

Chi phí chế biến: Bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như: Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí biến đổi và phát sinh trong quá trình chuyển vật liệu, hóa liệu, nguyên liệu thành thành phẩm.

Chi phí liên quan trực tiếp khác: Bao gồm các khoản khách ngoài chi phí chế biến và mua hàng tồn kho.

Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho

Trong nguyên tắc tính hàng tồn kho có chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm: 

  • Chi phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường; 
  • Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản trong quá trình mua hàng và chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo; 
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp; 
  • Chi phí bán hàng.

Tham khảo thêm bài viết nếu doanh nghiệp còn đang băn khoăn về Khái niệm hàng tồn kho và Phương pháp tính hàng tồn kho

Nguyên tắc giá gốc trong quản lý hàng tồn kho
Nguyên tắc giá gốc trong quản lý hàng tồn kho

Nguyên tắc nhất quán

Nguyên tắc tính hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất, nhất quán ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Bởi các phương pháp định giá hàng tồn kho có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính trong năm của doanh nghiệp.

Thông thường các doanh nghiệp thường thay đổi phương pháp và nguyên tắc tính hàng tồn kho theo khuynh hướng mỗi năm chọn lựa lại một lần. Các doanh nghiệp thường lựa chọn các phương pháp tính hàng tồn kho khoa học, giúp tối ưu thời gian làm việc và lập được báo cáo tài chính dễ dàng nhất.

Tuy nhiên nếu áp dụng việc thay đổi cách tính hàng tồn kho hàng năm thì các chuyên gia cũng như ban lãnh đạo khó có thể so sánh báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua từng năm. Chính vì vậy các doanh nghiệp nên áp dụng nguyên tắc tính hàng tồn kho nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác, tạo tính thống nhất cho báo cáo tài chính hàng năm, thuận lợi cho việc so sánh các số liệu. 

Tuy nhiên, nguyên tắc nhất quán không có nghĩa là công ty, doanh nghiệp không bao giờ thay đổi các phương pháp kế toán. Trong trường hợp doanh nghiệp tìm ra và triển khai một phương pháp tính hàng tồn kho mang lại nhiều lợi ích và cải tiến trong việc lập báo cáo tài chính thì có thể cân nhắc thay đổi cách tính hàng tồn kho.

Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần lưu ý khi có sự thay đổi, doanh nghiệp cần áp dụng nguyên tắc công khai toàn bộ tính chất của sự thay đổi. Cũng như kiểm nghiệm việc thay đổi có ảnh hưởng như thế nào đến lãi ròng và cần công khai những số liệu này trong báo cáo tài chính. 

Cùng Fastwork tìm hiểu các cách tính hàng tồn kho kho phổ biến và Hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn cách tính hàng tồn kho cuối kỳ chính xác nhất

Cách tính hàng tồn kho cho doanh nghiệp Việt Nam
Cách tính hàng tồn kho cho doanh nghiệp Việt Nam

Nguyên tắc thận trọng

Một trong những nguyên tắc tính hàng tồn kho cho các doanh nghiệp Việt chính là thận trọng. Nhà quản lý cần cân nhắc, xem xét, đưa ra các phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc này đòi hỏi bộ phận kế toán trong doanh nghiệp cần:

  • Lập dự phòng nhưng không quá lớn
  • Không đánh giá cao hơn giá trị của các khoản thu nhập và các tài sản
  • Ghi nhận và cung cấp bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí

Trong nền kinh tế thị trường và xu hướng chuyển đổi số các doanh nghiệp phải cạnh tranh để có thể đứng trước những rủi ro trong kinh doanh, tồn tại và phát triển. Để tăng sức mạnh và năng lực, nhà quản lý cần có kỹ năng ứng phó với các rủi ro, dự báo tình huống xấu nhất có thể diễn ra, vào lúc này nguyên tắc thận trọng cần được áp dụng. 

Dựa trên nguyên tắc tính hàng tồn kho này thì giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi:

  • Giá bán bị giảm, hàng lỗi thời, hư hỏng
  • Chi phí để bán hàng tăng lên
  • Chi phí hoàn thiện hàng tăng

Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho bằng với giá trị thuần chỉ được thực hiện khi phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.

Cuối kỳ kế toán năm, nếu giá trị thuần của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập dựa trên cơ sở số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần. Nguyên tắc này đòi hỏi sự cân đối trên bảng kế toán, giá trị hàng tồn kho phải được phản ánh theo giá trị ròng:

Giá trị tài sản ròng = Giá trị tài sản – Khoản dự phòng

Các doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc và cách tính hàng tồn kho
Các doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc và cách tính hàng tồn kho

Nguyên tắc phù hợp

Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được xem là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ kế toán phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận. Trong trường hợp các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay  lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước.

Các khoản dự phòng này bao gồm: Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ đi chi phí sản xuất chung không phân bổ, phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. 

Trong trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phải được ghi hoàn nhập chi phí sản xuất kinh doanh.

Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ kế toán phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí bỏ ra và doanh thu thu vào. Giá vốn của nguyên vật liệu sản xuất ra hàng hoá mua vào được ghi nhận là chi phí thời kỳ vào kỳ kế toán mà nó được bán,… Khi doanh nghiệp không tuân thủ nguyên tắc tính hàng tồn kho phù hợp sẽ làm cho các thông tin trên báo cáo tài chính bị sai lệch. Điều này có thể làm thay đổi xu hướng phát triển thực tế của lợi nhuận doanh nghiệp. Trường hợp hàng tồn kho được sử dụng để sản xuất ra tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàng tồn kho này sẽ được hạch toán vào giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp. 

Ngoài những nguyên tắc trên về quản lý hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề có liên quan tới hàng tồn kho. Cùng tìm hiểu thêm 7 câu hỏi thường gặp về Quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp

Chi phí trong kỳ kế toán phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí bỏ ra và doanh thu thu vào
Chi phí trong kỳ kế toán phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí bỏ ra và doanh thu thu vào

Các doanh nghiệp cần nắm bắt và tuân thủ nguyên tắc tính hàng tồn kho nhằm đảm bảo độ chính xác của báo cáo tài chính. Các phương pháp tính hàng tồn kho trong kỳ kế toán giúp doanh nghiệp kiểm soát được hàng tồn trong kho, từ đó có phương án điều chỉnh phù hợp. 

Chúc doanh nghiệp thành công !

Tham khảo thêm Inventory Turnover là gì? Công thức đơn giản tính vòng quay hàng tồn kho cho doanh nghiệp

phần mềm quản lý bán hàng fastwork sales

Phần mềm quản lý bán hàng FastWork Sales hỗ trợ Doanh nghiệp Quản lý tập trung các kho hàng, kho tổng, kho chi nhánh. Kiểm soát việc xuất – nhập tồn, kiểm tồn, chuyển hàng giữa các kho bằng các phiếu nhập – phiếu xuất – phiếu chuyển kho.

Để nhận tư vấn và DEMO FREE, bạn đừng quên nhấn Đăng ký tư vấn hoặc liên hệ đến Hotline 098-308-9715.

Leave a Reply