Thực tế cho thấy, ngay cả khi doanh nghiệp bạn có một nhà quản lý tốt nhất, đội ngũ nhân sự tài năng nhất, cũng chẳng thể vận hành tốt nếu “thiếu” tiền. Điều bạn cần quan tâm không chỉ dừng lại ở doanh thu & chi phí, mà hơn cả là việc kiểm soát & quản lý dòng tiền hiệu quả để dẫn dắt doanh nghiệp phát triển đúng hướng.
Mục lục nội dung:
1. Khái niệm, tầm quan trọng của quản lý dòng tiền doanh nghiệp
Quản lý dòng tiền doanh nghiệp là gì?
Trước hết, dòng tiền được định nghĩa là sự chuyển động của tiền vào & tiền ra trong doanh nghiệp. Cụ thể tiền vào từ hoạt động kinh doanh & tiền ra để chi trả cho các khoản chi phí sản phẩm, trả lương nhân sự & vận hành doanh nghiệp,….
Như vậy, quản lý dòng tiền doanh nghiệp là việc xây dựng & hoạch định các chiến lược đánh giá & điều chỉnh cân đối dòng tiền ra/ vào hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp thu được.
Tầm quan trọng của quản lý dòng tiền doanh nghiệp
Quản lý dòng tiền là yêu cầu bức thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự thiếu hụt tiền mặt là vấn đề đáng báo động nhưng việc dư thừa cũng không phải điều tốt. Đó là lý do dòng tiền cần được cân đối một cách hợp lý giữa thu & chi, giữa tiền mặt & tiền tài khoản để đảm bảo nhu cầu vận hành của doanh nghiệp.
- Tiền mặt để chi trả nợ ngân hàng hoặc nhà cung cấp theo kỳ hạn. Trong trường hợp đến hạn mà không có đủ tiền mặt sẵn sàng chi trả, doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể bị khởi kiện và yêu cầu tuyên bố phá sản, mặc cho các báo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi.
- Tiền tài khoản để thanh toán các khoản vay vốn ngân hàng hoặc các quỹ tín dụng với lãi suất cao.
Đề xuất tham khảo: 25 Tài liệu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa
2. Nguyên tắc quản lý dòng tiền doanh nghiệp hiệu quả
Người lãnh đạo nhạy bén trong hoạt động quản lý dòng tiền doanh nghiệp hiệu quả thường tuân thủ theo 4 nguyên tắc sau:
Lập kế hoạch dòng tiền
Dù trong hoàn cảnh nào, một kế hoạch chi tiết & rõ ràng được thiết lập sẵn luôn là kim chỉ nam giúp bạn đi đúng hướng. Quản lý dòng tiền doanh nghiệp cũng không ngoại lệ, một kế hoạch định kỳ theo tháng hoặc theo quý giúp nguồn tài chính trong doanh nghiệp được sử dụng một cách tối ưu nhất.
Kế hoạch còn là cơ sở để kiểm soát, đánh giá hiệu quả sử dụng dòng tiền từ đó doanh nghiệp có những điều chỉnh, cân đối sao cho phù hợp nhất với định hướng phát triển ngắn hạn & dài hạn.
Đẩy nhanh vòng xoay tiền
Hạn chế tình trạng dòng tiền bị ứ đọng, không đủ nguồn chi phí chi trả nhân công & kho bãi, doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động bán hàng, phân phối hàng nhanh chóng, giảm thiểu tồn kho.
Kiểm soát tốt các khoản thu, nợ phải trả
Ở các vị trí chuyên biệt, cần thực hiện tốt vai trò kiểm soát các khoản thu nợ từ phía khách hàng, đại lý. Tránh tình trạng thất thoát, thâm hụt tiền hoặc không đủ nguồn tiền chi trả chi phí vận hành doanh nghiệp.
Tương tự đối với các khoản nợ phải trả, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao & có có hoạch thanh toán hợp lý cho từng bên. Nếu nợ phải trả quá cao, có tiền của doanh nghiệp đang bị mắc kẹt khiến dòng tiền ra tắc nghẽn.
Sử dụng hiệu quả công cụ quản lý dòng tiền
Các công cụ quản lý dòng tiền sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh chuyển động dòng tiền trực quan theo tháng/ quý/ năm thay vì quản lý thủ công khó kiểm soát & dễ sai sót.
Từ đó đưa ra các số liệu khoản thu chi chính xác, giúp doanh nghiệp chủ động cân đối giữa dòng tiền ra/ vào, hạn chế sự thiếu hụt hay nhàn rỗi của nguồn tiền.
Phần mềm số hóa toàn bộ các phiếu thu, chi trong nội bộ doanh nghiệp lên một nền tảng trực tuyến hỗ trợ quản lý thuận tiện thay vì phương thức cũ nặng về mặt giấy tờ. Toàn bộ thông tin thu – chi theo từng bộ phận, dự án, giao dịch với khách hàng đều tự động hiển thị trong báo cáo tài chính nếu bạn lựa chọn hạch toán vào kết quả kinh doanh. Cung cấp bức tranh tổng quan về chuyển động dòng tiền ra/ vào doanh nghiệp.
Xem chi tiết tính năng và hướng dẫn sử dụng phần mềm FastWork Expense TẠI ĐÂY
3. Cách tính dòng tiền thuần trong doanh nghiệp. Phân biệt dòng tiền thuần & lợi nhuận
Dòng tiền thuần là khái niệm chỉ dòng tiền thu được từ các khoản đầu tư sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí cần chi trả.
Dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
Chỉ nguồn doanh thu từ các hoạt động thúc đẩy kinh doanh, buôn bán hàng ngày trong doanh nghiệp.
Dòng tiền vào chủ yếu từ buôn bán, cung cấp dịch vụ, phí bản quyền,….
Dòng tiền ra để thanh toán cho nhà cung ứng vật tư, trả lương người lao động, trả lãi & trả thuế.
Công thức tính:
Dòng tiền thuần từ sản xuất kinh doanh (chênh lệch thu – chi) = Tổng dòng tiền đi vào của HĐKD – Tổng dòng tiền đi ra của HĐKD. |
Dòng tiền từ hoạt động tài chính
Tiền mặt được tạo ra từ các khoản vay hoặc góp vốn của cổ đông, các khoản thanh toán được thực hiện nhằm giảm số dư cho vay hoặc các khoản tiền phân phối, trả cổ tức cho cổ đông.
Dòng tiền vào bao gồm:
- Tiền thu từ việc phát hành cổ phiếu hay nhận góp vốn từ cổ đông
- Tiền vay nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng hay kinh doanh trái phiếu
Dòng tiền ra chủ yếu là tiền thanh toán các khoản vay nợ, vốn góp, trả cổ tức & chia lãi đã trừ vốn.
Công thức tính:
Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính (chênh lệch thu – chi) = Tổng dòng tiền đi vào – Tổng dòng tiền đi ra. |
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
Tiền mặt được sử dụng để đầu tư vào các tài sản như chứng khoán, trái phiếu, thiết bị hoặc các tài sản cố định khác và tiền mặt được tạo ra từ việc bán các loại tài sản này.
Công thức tính:
Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư (chênh lệch thu – chi) = Tổng dòng tiền đi vào – Tổng dòng tiền đi ra. |
Sự khác biệt giữa dòng tiền thuần & lợi nhuận
Sự khác biệt chính giữa lợi nhuận và dòng tiền là dòng tiền đề cập đến tất cả các khoản tiền ra/ vào doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận được định nghĩa là số tiền còn lại sau khi tất cả các chi phí đã được thanh toán.
Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí.
- Dòng tiền đề cập đến sự di chuyển của hệ thống tiền mặt được đưa vào & phân phối bởi doanh nghiệp (có thể âm hoặc dương)
- Một doanh nghiệp có lợi nhuận nhằm mục đích duy trì một dòng tiền dương, có nghĩa là nó đang mang lại nhiều hơn những gì nó đang phân phối.
Tuy khác nhau nhưng dòng tiền và lợi nhuận không phải là những thuật ngữ mâu thuẫn quá nhiều. Chúng đều là những yếu tố bổ sung cho quy trình tài chính của doanh nghiệp.
4. Mẫu Excel lập kế hoạch quản lý dòng tiền doanh nghiệp SMEs
Việc lập kế hoạch quản lý dòng tiền doanh nghiệp bằng File Excel giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt được bức tranh thu chi tổng quan theo tháng/ quý/ năm từ đó có các biện pháp điều chỉnh dòng tiền ra/ vào đảm bảo nhu cầu vận hành.
3 nội dung chính của bảng Excel bao gồm:
- Kế hoạch dòng thu
- Dòng chi
- Các báo cáo chỉ tiêu quan trọng
TẢI FILE PDF mẫu Excel lập kế hoạch quản lý dòng tiền cho SMEs
Hy vọng những thông tin FastWork tổng hợp trong bài viết sẽ giúp doanh nghiệp bạn hiểu được tầm quan trọng của quản lý dòng tiền, từ đó xây dựng một kế hoạch quản lý bài bản – chặt chẽ đáp ứng nhu cầu vận hành & phát triển doanh nghiệp.
FastWork.vn – Nền tảng quản trị & điều hành doanh nghiệp thống nhất đồng hành cùng 3500+ doanh nghiệp Việt chuyển đổi số ở nhiều lĩnh vực.
Để nhận tư vấn giải pháp phần mềm cá nhân hóa, vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form dưới đây!