Zalo Youtube Phone

Quy định về hợp đồng thử việc: Đảm bảo quyền lợi cho người lao động

By 27 Tháng Một, 2021Kiến thức, Nhân sự

Quy định về hợp đồng thử việc giúp đảm bảo các quyền lợi của người lao động cũng như thể hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động. Các quy định của hợp đồng được căn cứ dựa trên Bộ luật Lao và thỏa thuận từ hai bên người lao động và người sử dụng lao động. Cụ thể trong mẫu hợp đồng thử việc 2020 sẽ bao gồm các điều khoản sau đây. 

Hợp đồng thử việc là gì?

Hợp đồng thử việc được hiểu là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Quy định về hợp đồng thử việc được căn cứ dựa vào Điều 26 của Bộ luật Lao động 2012. Nội dung chính của hợp đồng bao gồm các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên người lao động và người sử dụng lao động.

Trong đó thời gian, mức lương, điều kiện lao động,… của hai bên sẽ được căn cứ theo đúng quy định của pháp luật. HĐTV sẽ được ký kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện của đôi bên.

Trong khoảng thời gian thực hiện hợp đồng người sử dụng lao động và người lao động vẫn có thể điều chỉnh nội dung hợp đồng dựa vào thỏa thuận của cả hai bên. Nếu nội dung chính của việc thay đổi điều khoản HĐTV liên quan đến điều kiện của người lao động thì họ có quyền ký kết HĐTV mới. Người lao động cần nắm bắt các quy định về hợp đồng thử việc nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. 

Hợp đồng thử việc là gì?
Hợp đồng thử việc là gì?

>>> Xem thêm Hợp đồng thử việc và những điều cần biết

Nội dung trong hợp đồng thử việc

Dựa theo quy định về hợp đồng thử việc được ban hành tại Điều lệ số 26 tại Bộ luật lao động 2012,  trong nội dung hợp đồng cần có các điều khoản sau đây:

  • Họ tên, địa chỉ của người sử dụng lao động hoặc chủ doanh nghiệp hợp pháp 
  • Thông tin cơ bản về người lao động như: Họ và tên, ngày/ tháng/ năm sinh, giới tính, địa chỉ, số CMND (Căn cước) hoặc giấy tờ hợp pháp khác
  • Tên vị trí, chức danh công việc và địa điểm làm việc
  • Thời gian bắt đầu và kết thúc hợp đồng thử việc
  • Mức thu nhập trong khoảng thời gian thử việc cho người lao động bao gồm: Lương, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán, các khoản thưởng, phụ cấp nếu có. 
  • Thời gian làm việc cụ thể theo ca, theo ngày và thời gian nghỉ ngơi trong ca, trong ngày
  • Trang bị bảo hộ lao động đối với một số công việc đặc thù

Một số quy định về hợp đồng thử việc người lao động cần biết

Quy định về hợp đồng thử việc được căn cứ theo Bộ Luật lao động 2012 các doanh nghiệp và người sử dụng lao động cần nắm rõ và tuân thủ đúng pháp lý. Các ứng viên, người lao động cần nắm rõ nhằm đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình. Cụ thể quy định về hợp đồng thử việc bao gồm:  

Thời gian thử việc

Người sử dụng lao động chỉ được thử việc mới mỗi người lao động 01 lần tương đương một vị trí công việc. Thời gian thử việc cần phải bảo đảm tuân thủ các điều khoản sau: 

  • Đối với người lao động thuộc vào các vị trí công việc có chức danh yêu cầu trình độ chuyên môn từ: Cao đẳng, cao đẳng nghề trở nên, thời gian thử việc không được quá 60 ngày.
  • Đối với người lao động thuộc vào các vị trí công việc cần trình độ chuyên môn từ trung cấp chuyên nghiệp, kỹ thuật trung cấp nghề, công nhân kỹ thuật: Thời gian thử việc tối đa 30 ngày. 
  • Đối với người lao động thuộc vị trí công việc khác: Thời gian thử việc tối đa 06 ngày

Tham khảo:
>>> Quy định về thời gian thử việc cho người lao động 2021
>>> Toàn bộ quy định về thời gian thử việc theo Luật lao động 2020

Mức thu nhập trong thời gian thử việc

Theo quy định về hợp đồng thử việc mức lương trong thời gian thử việc sẽ được hai bên người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận. Tuy nhiên theo quy định của Bộ Luật lao động 2012, thì mức lương thử việc thấp nhất phải bằng 85% mức lương sau khi được nhận chính thức. Người lao động phải chú ý đến điều khoản này nhằm đảm bảo mức lương được nhận và quyền lợi của mình.

Một số quy định về hợp đồng thử việc người lao động cần biết
Một số quy định về hợp đồng thử việc người lao động cần biết

Kết thúc thời hạn thử việc

Sau khi kết thúc thời gian thử việc nếu người lao động đáp ứng được các tiêu chí của người sử dụng lao động cần thực hiện ký kết hợp đồng lao động chính thức. Nếu người lao động không đáp ứng được tiêu chí và không được nhận, người sử dụng lao động cần thanh lý hợp đồng thử việc, trả lương đầy đủ theo quy định về hợp đồng thử việc. 

Về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Trong quy định Bộ Luật lao động 2012 không bắt buộc có điều khoản BHXH – BHYT. Điều này có nghĩa trong thời gian thử việc doanh nghiệp, người sử dụng lao động không cần đóng BHXH – BHYT bắt buộc cho người lao động.

Và người lao động không cần phải tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên trong một số trường hợp thời gian thử việc dài hạn, cả hai bên người lao động và người sử dụng lao động vẫn có thể thỏa thuận về việc đóng BHXH – BHYT. 

Quy định về hợp đồng thử việc: đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Quy định về hợp đồng thử việc: đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Thông báo kết quả thử việc

  • Đối với nhóm người lao động thử việc từ 1 tháng đến 2 tháng trước khi kết thúc thời gian thử việc theo quy định 3 ngày, người sử dụng lao động, doanh nghiệp cần đưa ra kết quả quá trình thử việc cũng như quyết định có tuyển dụng chính thức hay không.
  • Đối với nhóm người lao động thử việc không quá 06 ngày, khi thời hạn HĐTV kết thúc người sử dụng lao động cần thông báo kết quả quá trình thử việc. Nếu đạt yêu cầu cần thực hiện ký kết hợp đồng lao động chính thức. 

Thuế thu nhập cá nhân đối với HĐTV

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC – Bộ tài chính có điều khoản quy định về việc khấu trừ thuế của tổ chức trả thu nhập đối với cá nhân cư trú đã ký hợp đồng như sau:

  • Mức trả thu nhập dưới 2 triệu đồng một lần – không phải khấu trừ thuế
  • Mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng một lần trở lên – khấu trừ thuế 10% thu nhập
  • Trường hợp người lao động thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế 10%, chỉ có một khoản thu nhập duy nhất nếu ước tính sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải chịu thuế – Không phải khấu trừ thuế nếu cung cấp được đầy đủ các văn bản, tài liệu theo quy định.

Người lao động và người sử dụng lao động có được đơn phương chấm dứt HĐTV

Dựa theo quy định về hợp đồng thử việc được ban hành từ Bộ luật Lao động 2012, trong thời gian thử việc cả hai bên người lao động và người sử dụng lao động đều có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Nói cách khác người lao động có thể tự động nghỉ việc mà không cần báo trước hay chịu trách nhiệm trước các công việc được giao. Ngược lại người sử dụng lao động có thể yêu cầu ứng viên nghỉ việc mà không cần báo trước và không cần bồi thường nếu người lao động làm sai thỏa thuận. 

Người lao động có quyền được nhận mức lương theo quy định dựa trên số ngày mà mình đã thử việc. Người sử dụng lao động là các công ty, doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ mức lương cho người lao động. Tuy nhiên về cơ bản cả hai bên nên thông báo ý muốn chấm dứt hợp đồng thử việc với đối phương. Điều này sẽ giúp đảm bảo các quyền lợi cũng như hình ảnh của cả hai bên. 

Trên đây là các quy định về hợp đồng thử việc mà người lao động và người sử dụng lao động cần nắm bắt và tuân thủ. Các ứng viên trước khi thử việc tại các doanh nghiệp cần lưu ý đến các quy định về thời gian, mức lương nhằm đảm bảo quyền lợi cho mình. Đối với các doanh nghiệp để đảm bảo tìm được ứng viên tiềm năng, có thể sử dụng các giải pháp tuyển dụng trực tuyến hoặc phần mềm quản lý đánh giá nhân viên nhằm tìm được nhân sự phù hợp.

>>> Xem thêm Tổng hợp 3 mẫu hợp đồng lao động thử việc phổ biến 2020

Leave a Reply