Bộ luật lao động 2019 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 với nhiều quy định mới nổi bật về thử việc mà NLĐ cần phải biết để đảm bảo quyền lợi cho bản thân cũng như chấp hành Quy định về thời gian thử việc, thỏa thuận về ghi nội dung thử việc, nội dung hợp đồng thử việc…
Mục lục nội dung:
Trường hợp người lao động không cần thử việc
Theo Điều 24 của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động không cần thử việc đối với trường hợp sau đây: Người lao động giao kết hợp đồng với người sử dụng lao động nhưng hợp đồng lao động lại có thời hạn dưới 1 tháng.
Trong Bộ luật Lao động năm 2019, cũng quy định chỉ ghi nhận những trường hợp người lao động không cần thử việc đối với công việc và hợp đồng lao động mang tính thời vụ, mùa vụ. Tuy nhiên trên thực tế hợp đồng lao động mang tính chất mùa vụ, thời vụ đã không còn tồn tại trong Bộ luật Lao động. Các thay đổi về quy định thời gian thử việc tại Bộ luật Lao động năm 2019, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Một số quy định về thời gian thử việc
Trong Bộ luật Lao động 2019, nhà nước có bổ sung và sửa đổi một số quy định đối với thời gian thử việc tối đa. Cụ thể:
Theo Điều 24, Thử việc: Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về nội dung cũng như thời gian thử việc được ghi trong thỏa thuận về thử việc hoặc hợp đồng lao động bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung chính của HĐTV bao thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật. Bộ luật cũng quy định không áp dụng cách tính thời gian thử việc đối với với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Theo điều 25 của Bộ luật Lao động 2019, có quy định về thời gian thử việc như sau: Đối với những công việc của người quản lý doanh nghiệp, thời gian thử việc không quá 180 ngày, theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp cũng như Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư. Ngoài quy định mới này Bộ luật Lao động 2019, vẫn giữ nguyên một số quy định về thời gian thử việc được đề ra từ năm 2012 như sau:
- Đối với những công việc, vị trí, chức vụ yêu cầu về kỹ thuật, trình độ chuyên môn, học vấn từ cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề trở lên, thời gian thử việc không được quá 60 ngày.
- Đối với những công việc, vị trí, chức vụ yêu cầu về kỹ thuật, trình độ chuyên môn, học vấn từ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề trở lên. Các chức vụ như nhân viên nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp, thời gian thử việc không được quá 30 ngày.
- Đối với các công việc, vị trí, chức danh không thuộc 2 trường hợp trên, thời gian thử việc với lao động phổ thông, không được quá 06 ngày làm việc.
Về cơ bản các quy định về mức thời gian thử việc tối đa không có nhiều thay đổi so với Bộ luật Lao động năm 2012. Người lao động có thể căn cứ vào điều luật trên nhằm đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình. Người sử dụng lao động cũng có thể căn cứ vào quy định của luật để thỏa thuận với các ứng viên thử việc tại doanh nghiệp mình.
Dành cho người làm Nhân sự
Quy định về hợp đồng thử việc: Đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Những quy định khác về thử việc sẽ được áp dụng từ năm 2021
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như người sử dụng lao động, ngoài các quy định về thời gian thử việc, Bộ luật Lao động năm 2019 còn đổi mới nhiều nội dung về quy định thử việc, sẽ áp dụng từ năm 2021. Cụ thể những thay đổi này bao gồm:
Trước khi tham gia thử việc, người sử dụng lao động và người lao động cần có sự thỏa thuận về công việc sẽ được triển khai trong thời gian thử việc. Các nội dung được hai bên thỏa thuận sẽ được ghi vào văn bản HĐLĐ và ký kết hợp đồng làm cơ sở pháp lý. Hoặc hai bên cũng có thể không bắt buộc thực hiện ký hợp đồng, có thể giao kết hợp đồng thông qua việc thỏa thuận về nội dung thử việc. Nội dung chính của HĐTV sẽ bao gồm quy định về thời gian thử việc cũng như các thông tin cơ bản bao gồm:
- Họ và tên, địa chí đang sinh sống, thông tin liên hệ của người lao động.
- Tên, địa chỉ, thông tin liên hệ của người sử dụng lao động thực hiện giao kết HĐLĐ
- Các thông tin cơ bản của người lao động như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, CMND hoặc căn cước công dân, nơi cư trú, hộ chiếu,…
- Chức danh, công việc, vị trí và nhiệm vụ cụ thể của người lao động
- Địa điểm làm việc
- Mức lương của người lao động dựa trên công việc, vị trí đảm nhiệm và chức danh
- Hình thức trả lương cụ thể như trả tiền mặt, chuyển khoản hoặc các hình thức khác. Thời gian trả lương, các khoản phụ cấp khác cũng như các khoản bổ sung khác
- Thời gian làm việc cụ thể, các quy định về thời gian cũng như chế độ nghỉ ngơi mà người lao động được hưởng
- Các trang bị bảo hộ lao động dành cho người lao động cần thiết tại một số công việc nhất định
Nội dung hữu ích
Hướng dẫn tính Lương thử việc theo quy định của Luật lao động
Quy định về tiền lương trong thời gian thử việc
Mức lương trong thời gian thử việc của người lao động sẽ được thỏa thuận theo nguyện vọng và đề nghị của hai bên. Tuy nhiên theo quy định của Bộ luật Lao động, mức lương của người lao động trong thời gian thử việc không được thấp hơn 85% so với mức lương của công việc đó khi được nhận chính thức.
Theo Điều 3 tại Bộ luật Lao động năm 2019, cũng quy định mức lương tối thiểu vùng, cho từng khu vực như sau: Mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động tại doanh nghiệp: Mức 4.420.000 đồng/tháng với doanh nghiệp tại vùng I; Mức 3.920.000 đồng/tháng, với doanh nghiệp tại vùng II; Mức 3.430.000 đồng/tháng, với doanh nghiệp hoạt động thuộc vùng III; Mức 3.070.000 đồng/tháng, với doanh nghiệp hoạt động thuộc vùng IV.
Khi kết thúc thời gian thử việc
Ngoài quy định về thời gian, Bộ luật Lao động 2021 còn có quy định khi kết thúc thời gian thử việc như sau: Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động là công ty, doanh nghiệp, đơn vị phải có trách nhiệm thông báo lại kết quả cho người lao động. Nếu sau thời gian thử việc, người lao động hoàn thành các yêu cầu về công việc và tiêu chí do doanh nghiệp đề ra, bên phía người sử dụng lao động cần thực hiện ký hợp đồng lao động chính thức.
Ngược lại nếu trong thời gian thử việc người lao động không hoàn thành yêu cầu về công việc, bên phía người sử dụng cần thanh lý hợp đồng thử việc và thanh toán lương cho người lao động theo đúng quy định. Trong thời gian thử việc, người lao động và người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo cho phía bên kia.
Sau khi kết thúc thời gian thử việc, nhà quản trị cần có kế hoạch đánh giá nhân sự về năng lực, kỹ năng, thái độ,…
Theo dõi ngay nội dung bài viết: Gợi ý 100 cách viết đánh giá thử việc cho nhà quản lý để có thể đánh giá hiệu quả nhân sự sau thời gian thử việc
Quy định về thời gian thử việc cho người lao động Việt Nam 2021, được căn cứ theo những thay đổi của Bộ luật Lao động năm 2019. Trên đây là những quy định thử việc bạn cần biết nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
FastWork.vn cung cấp hệ thống phần mềm quản trị toàn diện cho doanh nghiệp số bao gồm: Quản trị nội bộ FastWork OFFICE+, Quản trị nhân sự FastWork HRM+, Quản lý quan hệ khách hàng FastWork CRM+, Quản lý công việc – dự án – quy trình FastWork WORK+.
Để được tư vấn giải pháp phần mềm phù hợp, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form dưới đây!