Nâng cao “sức khỏe doanh nghiệp” là đòn bẩy góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh một cách bền vững. Theo nghiên cứu của McKinsey, các doanh nghiệp “lành mạnh” là môi trường tốt để phát triển nhân sự, và tăng tổng lợi nhuận cao hơn gấp 3 lần so với những doanh nghiệp “không lành mạnh”. Bài viết dưới đây sẽ giúp các CEO hiểu rõ hơn về khái niệm sức khỏe doanh nghiệp, và giải pháp hiệu quả để cải thiện hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
(Bài viết được biên dịch từ McKinsey & Company)
Trong suốt một thập kỷ tiến hành phân tích và làm việc với các công ty về chủ đề sức khỏe tổ chức, chúng tôi (các nhà nghiên cứu của McKinsey) nhận thấy rằng, cách tốt nhất để điều hành một doanh nghiệp là cân bằng hiệu suất ngắn hạn và sức khỏe dài hạn.
Các công ty lành mạnh vượt trội hơn hẳn so với những công ty cùng ngành. Nghiên cứu của McKinsey cho thấy, 25% công ty có chỉ số sức khỏe tổ chức Organizational Health Index (OHI) cao nhất thì có lợi nhuận cổ đông cao gấp 3 lần so với các công ty ở top ¼ dưới cùng. Đồng thời chỉ số OHI cao cũng đem lại kết quả là các chỉ số về hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp trong 6-12 tháng tiếp theo được ghi nhận tăng đáng kể. Điều này đúng với các công ty thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề và quy mô khác nhau.
Vì vậy, chúng tôi đã khuyến cáo các nhà lãnh đạo rằng, hãy bắt đầu quản lý tình trạng sức khỏe doanh nghiệp khắt khe như khi đánh giá tình hình kinh doanh lãi/lỗ (profit and loss – P&L). Việc cải thiện sức khỏe doanh nghiệp không phải vấn đề của CEO, mà cần sự chung tay của tất cả C-level & manager các cấp. Hãy phổ biến cho họ phương pháp đánh giá, đo lường và khiến họ cam kết với lộ trình khắc phục sức khỏe doanh nghiệp cùng Ban lãnh đạo.
Mục lục nội dung:
Sức khỏe doanh nghiệp và những điểm mấu chốt
1. Sức khỏe doanh nghiệp là gì?
“Sức khỏe doanh nghiệp” là khả năng thích ứng của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường biến đổi nhanh và phức tạp. Trong đó bao gồm tất cả những phương pháp các nhà lãnh đạo áp dụng để điều hành doanh nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu cải thiện & nâng cao hiệu suất.
Sức khỏe của tổ chức còn là khả năng doanh nghiệp gắn kết nhân viên hướng tới một tầm nhìn chung, và thực hiện theo tầm nhìn đó một cách hiệu quả với tư duy đổi mới, sáng tạo.
2. Thang đo sức khỏe doanh nghiệp
Trong mười năm qua, chúng tôi đã theo dõi sức khỏe của hơn 1.500 công ty trên 100 quốc gia. Bằng cách tổng hợp ý kiến của hơn 4 triệu nhân viên & các nhà lãnh đạo về 9 yếu tố thúc đẩy sức khỏe tổ chức – hoặc “outcomes”, theo cách gọi của McKinsey (Hình 1). Chúng tôi đã ấn định điểm số cho từng hạng mục, và cho phép các CEO có thể xem để so sánh với những doanh nghiệp khác trong cùng cơ sở dữ liệu.
Nghiên cứu mới nhất của McKinsey đã làm nổi bật tiềm năng của đại đa số các công ty trong việc cải thiện sức khỏe, từ đó nâng cao hiệu suất. Kết quả phân tích cho thấy:
- Khoảng 80% các công ty tăng trung bình 6 điểm sức khỏe tổng thể khi thực hiện các hành động cải thiện sức khỏe tổ chức (Hình 1). Phần lớn các công ty này đã tăng toàn bộ phần tư so với tất cả các công ty khác trong cùng cơ sở dữ liệu.
Cụ thể, chỉ số lợi nhuận trước lãi vay, thuế & khấu hao (EBITDA) và tổng lợi nhuận cho cổ đông (TRS) tăng lần lượt là 18% và 10%. So với mức tăng trung bình 7% EBITDA, và mức tăng trung bình 9% TRS của các công ty thuộc S&P 500 (nơi cung cấp thông tin tổng quan về thị trường chứng khoán Mỹ, dựa trên chỉ số chứng khoán từ vốn hóa của 500 công ty lớn nhất nước này).
- Các công ty ở phần tư dưới cùng đã tăng 9 điểm về sức khỏe. Bao gồm những cải thiện mạnh mẽ trong phương hướng hoạt động (+17 điểm), và trong sự đổi mới và học hỏi (+14 điểm).
- Các công ty có nỗ lực cải thiện sức khỏe đã giúp họ chuyển từ phần tư thứ hai của OHI lên phần tư top đầu, với mức tăng lớn nhất về hiệu quả tài chính. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy cải thiện sức khỏe là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển từ tốt đến xuất sắc.
Câu hỏi đặt ra là, khi các công ty cải thiện hoạt động tài chính, liệu nhân viên của họ có thể thực thi và đổi mới tốt hơn, đồng thời có khả năng nhận ra những thay đổi lành mạnh trong tổ chức hay không? Về lý thuyết là có. Tuy nhiên trong thực tế, chúng tôi đã thấy điều ngược lại.
Ví dụ về trường hợp của một công ty giải trí ở châu Âu: Trong hơn 3 năm, công ty này đã chuyển từ phần tư thứ ba của OHI lên phần tư top đầu. Hiệu suất tài chính được cải thiện đáng kể trong giai đoạn đó (thị phần tăng 7%, lượng khách hàng tăng 15% và EBITDA tăng 85%). Nhưng khi công ty này được một đối thủ cạnh tranh mạnh hơn mua lại, thì điểm cải thiện về sức khỏe mới là điều nổi bật. CEO của bên thâu tóm cho rằng, sức khỏe tổ chức chiếm ít nhất 10% giá trị của công ty giải trí này.
“Sức khỏe” là điều bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được khi làm việc trong một công ty lành mạnh, và là điều kiện tiên quyết để công ty đó đạt được hiệu suất bền vững.
3. Thay đổi quan điểm về vấn đề sức khỏe doanh nghiệp cho các CEO
Từ tất cả dữ liệu và kinh nghiệm thực tế khi nghiên cứu về sức khỏe doanh nghiệp, cùng sự lo lắng các CEO về P&L tiếp tục gây khó hiểu cho chúng tôi.
Các nhà lãnh đạo theo dõi kết quả lãi/lỗ một cách kỹ lưỡng, nhưng tại sao lại không làm vậy với vấn đề sức khỏe doanh nghiệp? Tương tự, tại sao phần lớn các cuộc họp lại chỉ đánh giá hiệu suất nhân viên có đáp ứng tiến độ các mục tiêu tài chính, thay vì thảo luận liệu nó có góp phần phát triển sức khỏe tổ chức hay không?
Khi trò chuyện với chúng tôi, các CEO cho biết họ cũng đã cân nhắc về vấn đề này. Thực tế, các nhà điều hành đều muốn xây dựng một tổ chức lành mạnh. Thế nhưng họ lại lắng về việc mất bao lâu để thấy được lợi ích hữu hình từ nỗ lực cải thiện sức khỏe tổ chức, và liệu việc này có khiến mọi người mất tập trung khi thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác?
Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, những lo lắng này được các CEO đặt không đúng chỗ. Bởi các công ty hoàn toàn có điều kiện để cải thiện sức khỏe trong một thời gian ngắn. Thậm chí, những cải tiến này còn thúc đẩy doanh nghiệp hoàn thành sứ mệnh nhanh hơn.
Vì thế, các CEO hãy bắt đầu xem nhiệm vụ cải thiện sức khỏe tổ chức là một phần không thể thiếu. Các nhà lãnh đạo cấp cao cần tự coi mình là “kiến trúc sư”, chứ không phải là người ngoài cuộc thụ động. Bằng việc tích hợp vấn đề sức khỏe tổ chức vào việc đánh giá các dữ liệu hiệu suất hàng tháng, quý để thấy được sự thay đổi của hai yếu tố này so với mục tiêu đã đặt ra.
Theo đó, doanh nghiệp nên áp dụng biện pháp thúc đẩy tài chính để hoàn thành các mục tiêu sức khỏe; Thành lập đội ngũ chuyên gia chịu trách nhiệm phát triển sức khỏe tổ chức; Liên kết sức khỏe tổ chức với các sáng kiến cải thiện hiệu suất đã và đang được thực hiện.
Phương pháp tiếp cận để nhanh chóng phát triển sức khỏe doanh nghiệp
Vậy làm cách nào để tăng cường sức khỏe doanh nghiệp một cách nhanh chóng? Theo kinh nghiệm của chúng tôi, có 4 giải pháp mà các nhà lãnh đạo có thể áp dụng để xây dựng một tổ chức lành mạnh & cải thiện hiệu suất. Nhưng khi lựa chọn cần đảm bảo nó phù hợp với chiến lược kinh doanh, nếu không sẽ khiến sức khỏe doanh nghiệp kém đi và vận hành rối loạn.
1. Lựa chọn văn hóa hiệu suất phù hợp
Dựa trên phân tích OHI, khi kết hợp 4 yếu tố này, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đạt được sức khỏe vượt trội. Cụ thể,
- Bộ máy lãnh đạo: Doanh nghiệp thúc đẩy hiệu suất bằng cách hỗ trợ phát triển các nhà lãnh đạo, thông qua huấn luyện và tạo cơ hội phát triển phù hợp.
- Công cụ cải tiến liên tục: Doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách thu hút tất cả nhân viên tham gia vào việc thúc đẩy hiệu suất, đổi mới, thu thập thông tin và chia sẻ kiến thức.
- Tài năng và Tri thức cốt lõi: Các tổ chức thúc đẩy hiệu suất bằng cách thu hút và truyền cảm hứng cho những nhân sự tài năng.
- Định hình thị trường: Doanh nghiệp sử dụng sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng và đối thủ cạnh tranh để thực hiện đổi mới ở tất cả các cấp độ.
Tìm hiểu thêm về Văn hóa doanh nghiệp – Chìa khóa tối ưu năng suất và giữ chân người tài tại đây
Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp không thể thực hiện được hết tất cả, đó là lý do tại sao bạn chỉ nên tập trung phát triển 1 trong 4 yếu tố trên.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, khi một doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với bất kỳ 1 trong 4 yếu tố này, họ có thể đạt được ngưỡng sức khỏe thuộc top đầu, cao hơn 6 lần so với những doanh nghiệp thiếu sự liên kết (Hình 2). Để đạt được điều đó, CEO nên tập trung vào một nhóm nhỏ các phương pháp tổ chức – sức khỏe (thường không quá năm đến mười) hoạt động phối hợp với nhau.
Ví dụ về cách cải thiện sức khỏe trong một Tập đoàn ở Châu Á. Khi các CEO của Tập đoàn tìm cách thay đổi văn hóa bảo thủ, ngại rủi ro sang một nền văn hóa sáng tạo và mạo hiểm, họ đã bắt đầu chú trọng hơn đến sức khỏe tổ chức. Bằng cách lựa chọn yếu tố Công cụ cải tiến liên tục để quản lý chiến lược sức khỏe của Tập đoàn. Lúc này, 3 phương pháp trọng tâm được xác định bao gồm: tích cực chia sẻ kiến thức giữa các phòng ban; đổi mới và phát triển tinh thần doanh nghiệp; và nâng cao động lực làm việc cho nhân viên.
2. Tập trung thay đổi thái độ & hành vi của nhân viên
Để thúc đẩy sự tiến bộ nhanh chóng và bền vững của các phương pháp cải tiến sức khỏe, các công ty phải xác định và giải quyết những vấn đề sâu xa ảnh hưởng đến hành vi & thái độ của nhân viên.
Khi tìm hiểu cách giải quyết vấn đề này, chúng tôi sử dụng hình ảnh tảng băng trôi được phổ biến bởi các học giả Otto Scharmer và Katrin Kaufer của Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ. Cụ thể, phía trên bề mặt (phần nổi của tảng băng) là những hành vi có thể nhìn thấy, được lặp lại và củng cố mỗi ngày. Còn phần chìm là suy nghĩ và cảm xúc của nhân viên (cả ý thức & vô thức); giá trị và niềm tin của họ (những điều quan trọng đối với họ); và cả mong muốn, nỗi sợ.
Các doanh nghiệp phải đi sâu tìm hiểu những yếu tố ẩn bên dưới bề mặt này của nhân viên để đáp ứng, điều chỉnh nhằm thúc đẩy văn hóa lành mạnh trong tổ chức. Một số phương pháp các CEO có thể áp dụng như:
- Cung cấp đầy đủ thông tin, nhấn mạnh vai trò của việc cải tiến sức khỏe tổ chức, và tạo niềm tin, truyền động lực cho nhân viên;
- Quan tâm đến phúc lợi nhân viên, và quản lý hiệu suất, đánh giá chỉ tiêu khen thưởng, kỷ luật một cách minh bạch;
- Thúc đẩy nhân viên nâng cao kiến thức, kỹ năng thông qua các chương trình đào tạo;
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, từ cấp quản lý đến nhân viên đều đổi mới tư duy và học hỏi lẫn nhau.
Xem ngay 73 ý tưởng gắn kết nhân viên, đội ngũ với ngân sách 0 đồng tại đây
3. Theo dõi và đo lường thường xuyên
Doanh nghiệp muốn nuôi dưỡng và cải thiện sức khỏe nhanh chóng thì phải theo dõi và đo lường hiệu quả thường xuyên. Quan trọng phải có sự phản hồi nhanh, xác định chính xác các điểm còn hạn chế để điều chỉnh kịp thời.
Ngày nay, sự phát triển của các giải pháp phần mềm hỗ trợ đo lường & đánh giá hiệu suất theo thời gian thực đã giúp các công ty tiết kiệm thời gian, bớt sự mệt mỏi trong quá trình này. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên thực hiện các cuộc khảo sát thường xuyên để ghi nhận phản hồi của nhân sự về những phương pháp cải tiến sức khỏe tổ chức.
4. Tối ưu hóa quy trình làm việc
59% doanh nghiệp cho biết, các quy trình hoạt động không hiệu quả và rời rạc đã cản trở sự thành công của các dự án.
Vì thế, trong một công ty lành mạnh, việc xây dựng quy trình làm việc rõ ràng sẽ giúp nhân viên hoàn thành công việc hiệu quả hơn, còn nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định quản trị chính xác, kịp thời. Lúc này, doanh nghiệp có thể áp dụng các công cụ phần mềm quản trị công việc & hiệu suất để xây dựng quy trình làm việc khép kín & gắn kết, nâng cao hiệu suất & chất lượng công việc cá nhân – đội nhóm.
Tóm lại, một kế hoạch cải thiện sức khỏe tập trung, hiệu quả sẽ giúp các công ty nhanh chóng đạt được các mục tiêu ngắn hạn. Những gì doanh nghiệp cần làm là:
- Xác định lại cách kết nối, tương tác & giao tiếp với nhân viên;
- Chia sẻ tầm nhìn & sứ mệnh theo cách truyền cảm hứng để nhân viên hành động, mang lại lợi ích tốt nhất cho công ty;
- và quan trọng – Đổi mới phong cách lãnh đạo, áp dụng quy trình vận hành hiệu quả hơn.
Xây dựng tổ chức lành mạnh, nâng cao hiệu suất trên 1 nền tảng trực tuyến
Với dữ liệu tập trung, xuyên suốt, FastWork – nền tảng quản trị & điều hành doanh nghiệp toàn diện sẽ giúp các CEO giải quyết triệt để bài toán quản trị doanh nghiệp. Từ quản lý, phân luồng công việc từng cá nhân & phòng ban, quản trị hiệu suất nhân sự đến quản lý khách hàng – bán hàng.
Thay vì đầu tư nhiều giải pháp phần mềm lẻ tẻ thiếu tập trung và tốn kém chi phí, giờ đây các CEO đã có thể quản trị & vận hành doanh nghiệp dễ dàng, linh hoạt ngay trên 1 nền tảng trực tuyến duy nhất. Từ đó nhanh chóng xây dựng & phát triển tổ chức lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu suất & năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Nếu bạn cần tìm hiểu cụ thể hơn về phần mềm, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo qua Hotline: 098 308 9715 hoặc để lại thông tin đăng ký bên dưới để được hướng dẫn Dùng thử Miễn phí nhé!