Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp cạnh tranh được với các đối thủ và sống sót trong thời buổi nền kinh tế thị trường chính là nguồn nhân lực hùng mạnh. Để thu hút nhân tài cho doanh nghiệp, củng cố sức mạnh nội bộ, cần xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển dụng bài bản, thông minh. 8 bước triển khai quy trình tuyển dụng sau đây sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng lực lượng nhân sự hùng hậu, có năng lực và chuyên môn cao.
Mục lục nội dung:
- 1. Xem xét các quy trình tuyển dụng trước đây
- 2. Nắm bắt nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp
- 3. Phân tích kỹ năng triển khai kế hoạch tuyển dụng
- 4. Cung cấp đầy đủ thông tin tại JD tuyển dụng
- 5. Sử dụng các công cụ và phần mềm tuyển dụng
- 6. Lên kế hoạch thu chi cho kế hoạch tuyển dụng nhân lực
- 7. Tối ưu hóa triển khai kế hoạch tuyển dụng
- 8. Có kế hoạch tuyển dụng dự phòng
1. Xem xét các quy trình tuyển dụng trước đây
Để triển khai thành công kế hoạch tuyển dụng các doanh nghiệp cần xem xét các quy trình tuyển dụng trước đây. Cụ thể hãy cân nhắc các yếu tố giúp quá trình tuyển dụng nhân viên thành công và nguyên nhân khiến kế hoạch thất bại. Qua đó nhà quản lý có thể đưa ra các giải pháp nhằm tăng hiệu quả tuyển dụng và tránh các thất bại không đáng có như trước đây.
Ngoài ra nhà tuyển dụng có thể trao đổi với các nhân sự mình đã tuyển dụng thành công trước đó để nắm bắt lý do gì khiến họ chọn lựa ứng tuyển và làm việc tại doanh nghiệp. Quá trình này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, ngân sách và nhân lực cho kế hoạch tuyển dụng nhân sự hiện tại và tương lai.
Rất có thể doanh nghiệp đang không hài lòng về quy trình tuyển dụng hiện tại của công ty và muốn xây dựng một quy trình tuyển dụng hiệu quả hơn. Cùng tham khảo 6 bước xây dựng quy trình tuyển dụng do Fastwork biên soạn dưới đây.
2. Nắm bắt nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp
Người quản lý nhân sự tại doanh nghiệp cần nắm bắt được nhu cầu nhân lực với tình trạng thực tế của đơn vị. Nhà quản lý cần phác thảo bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp, nhằm nắm bắt cụ thể những vị trí đang còn trống, những vị trí đang thừa nhân lực, hoặc những vị trí có khả năng trống trong tương lai. Thông qua nhu cầu nhân lực thực tế, nhà quản lý có thể xác định mục tiêu và quy trình xây dựng kế hoạch tuyển dụng bài bản.
Khi xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển dụng, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu tuyển dụng vị trí nhân sự mới có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra bộ phận nhân sự cần phát huy được thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp, nhằm thu hút các nhân tài và ứng viên. Thông qua các kênh truyền thông hoặc các công cụ tuyển dụng, doanh nghiệp có thể tìm kiếm và chọn lọc các ứng viên phù hợp với yêu cầu của tổ chức.
Bộ phận nhân sự cần xác định rõ mục tiêu tuyển dụng từ nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp. Tránh việc tuyển dụng với mục đích “lấp đầy chỗ trống” gây lãng phí ngân sách và thời gian cho doanh nghiệp. Trước khi bắt đầu thực hiện kế hoạch tuyển dụng nhân viên, bộ phận nhân sự cần xem xét lại cấu trúc và bộ máy nhân sự của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các phương án và chiến lược tuyển dụng phù hợp cho từng vị trí, từng thời điểm.
Lộ trình thăng tiến Nghề nhân sự: Chia sẻ “bản đồ” từ Chuyên viên đến Giám đốc
3. Phân tích kỹ năng triển khai kế hoạch tuyển dụng
Thông qua việc phân tích các kỹ năng và phương pháp tuyển dụng, nhà quản lý có thể xác định đâu là điểm mạnh và đâu là hạn chế của những chiến lược tuyển dụng mà doanh nghiệp đang áp dụng. Nhà quản lý có thể tham khảo ý kiến từ các thành viên trong bộ phận nhân sự cũng như từ ban lãnh đạo trong doanh nghiệp nhằm tạo ra phương pháp và kế hoạch tuyển dụng mang đến kết quả tốt nhất.
Các doanh nghiệp có thể linh hoạt trong tiêu chí tuyển dụng của mình nhằm lựa chọn được ứng viên chất lượng, có trình độ và chuyên môn. Thay vì nhất định phải lựa chọn các nhân viên toàn thời gian nhằm lấp đầy chỗ trống nhân sự, doanh nghiệp có thể thay đổi tiêu chí lựa chọn các ứng viên làm việc bán thời gian, nhân viên làm việc tự do từ xa. Hoặc các doanh nghiệp có thể tuyển dụng thực tập sinh nhằm đào tạo chuyên môn công việc từ ban đầu, mang đến nhân lực phù hợp với yêu cầu công việc nhất.
Các kỹ năng tuyển dụng cần có thời gian hình thành và trải nghiệm thực tế. Đặc biệt kỹ năng phỏng vấn ứng viên. Đây là khâu quan trọng sàng lọc những ứng viên giỏi do đó nhà tuyển dụng cần có những bước chuẩn bị kỹ càng trước khi phỏng vấn. Mời các độc giả tham khảo ngay Bộ câu hỏi độc đáo và hiệu quả nhất dành cho ngành Nhân sự tại đây.
4. Cung cấp đầy đủ thông tin tại JD tuyển dụng
Trong quá trình triển khai kế hoạch tuyển dụng, các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào bản JD (mô tả công việc) nhằm thu hút các ứng viên. JD tuyển dụng cần chứa đựng đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, vị trí và yêu cầu công việc cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ mà cả hai bên cần tuân theo. Bản mô tả công việc được xem là cánh cổng đầu tiên để ứng viên đến với doanh nghiệp. Đây cũng là nơi cung cấp các thông tin ban đầu để ứng viên đánh giá và cân nhắc có nộp CV ứng tuyển vào doanh nghiệp của bạn hay không.
Thay vì các bản JD theo hình thức văn bản truyền thống dài dòng và khuôn khổ, nhà tuyển dụng nên trình bày bản JD ngắn gọn, súc tích, bao hàm các nội dung chính. Các đơn vị có thể xem xét các bản mô tả công việc của đối thủ cùng ngành hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cùng vị trí ứng viên. Hoặc có thể tham khảo tại các trang web, các nền tảng tuyển dụng hàng đầu hiện nay. Các bản tuyển dụng tiêu chuẩn với thông tin đầy đủ, sẽ giúp ứng viên nắm bắt được sơ bộ các thông tin, từ đó quyết định ứng tuyển.
5. Sử dụng các công cụ và phần mềm tuyển dụng
Một trong những tips triển khai kế hoạch tuyển dụng nhanh chóng đạt mục tiêu chính là sử dụng các công cụ và công nghệ tuyển dụng thông minh. Thời đại 4.0 cùng xu hướng chuyển đổi số mang đến nhiều phần mềm quản lý tuyển dụng, giúp tăng hiệu quả sàng lọc ứng viên. Quy trình sàng lọc ứng viên sẽ được thực hiện hoàn toàn tự động thông qua các công nghệ, từ đó hạn chế số lượng ứng viên kém chất lượng tại các cuộc phỏng vấn trực tiếp.
Các doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức tuyển dụng trực tuyến nhằm sàng lọc các ứng viên tiềm năng, lựa chọn vào cuộc phỏng vấn chính thức. Hoặc trước khi ứng viên tham gia phỏng vấn có thể để ứng viên làm bài test năng lực trước. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian cho các ứng viên kém chất lượng, không đáp ứng được điều kiện và yêu cầu của doanh nghiệp.
6. Lên kế hoạch thu chi cho kế hoạch tuyển dụng nhân lực
Trong quá trình triển khai kế hoạch tuyển dụng, bộ phận nhân sự cần làm báo cáo dự đoán nguồn ngân sách cần sử dụng lên cấp trên. Dự toán về ngân sách có thể xác định dựa trên số lượng và quy mô tuyển dụng của doanh nghiệp, cũng như thông qua các kế hoạch tuyển dụng trước đó. Ban lãnh đạo trong doanh nghiệp cần ghi nhớ, số tiền chi cho tuyển dụng không phải là một khoản chi mà là một khoản đầu tư, sẽ sinh lời trong thời gian dài hạn.
Nguồn ngân sách tuyển dụng chủ yếu được sử dụng cho các mục đích như: Đăng tin tuyển dụng trên các trang tuyển dụng, trên các trang mạng xã hội và trên các kênh truyền thông khác. Chi phí cho việc liên hệ với ứng viên, chi phí tổ chức phỏng vấn ứng viên cũng như các chi phí về lương của bộ phận nhân sự, tuyển dụng trong doanh nghiệp. Một kế hoạch tuyển dụng thành công cần đảm bảo, tỷ lệ chi phí mỗi lần tuyển dụng càng thấp càng tốt.
7. Tối ưu hóa triển khai kế hoạch tuyển dụng
Lập kế hoạch trước và theo dõi quá trình diễn ra giúp các doanh nghiệp có thể cải thiện và điều chỉnh chiến lược tuyển dụng của mình một cách hợp lý. Hiện nay có rất nhiều cách để tối ưu hóa quy trình tuyển dụng, trong đó các công cụ và phần mềm tuyển dụng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Quy trình tuyển dụng cần được kiểm soát và theo dõi thường xuyên, nhằm đảm bảo mang đến hiệu quả nhanh chóng và tối ưu.
8. Có kế hoạch tuyển dụng dự phòng
Tips triển khai kế hoạch tuyển dụng cuối cùng dành cho các doanh nghiệp chính là chuẩn bị trước các kế hoạch dự phòng. Không có gì là tuyệt đối ở trên đời, chính vì vậy các doanh nghiệp cần có phương án tuyển dụng dự phòng nhằm lường trước mọi rủi ro có thể xảy ra.
Nguồn nhân lực chính là sức mạnh lớn nhất của doanh nghiệp, đây được xem là xương sống và các bộ phận trên cơ thể con người. Với các Tips triển khai kế hoạch tuyển dụng thông minh trên, mong rằng các doanh nghiệp sẽ xây dựng được bộ máy nhân lực hùng hậu, có năng lực và khả năng cạnh tranh cao.
Một trong những yêu cầu then chốt làm nên sự thành công của một chiến lược tuyển dụng đó là lựa chọn phương pháp tuyển dụng phù hợp. Hãy xem ngay Top những phương pháp tuyển dụng phổ biến nhất 2021.