Zalo Youtube Phone

3 Mẫu Đánh Giá Thử Việc Đơn Giản Dành Cho Nhà Tuyển Dụng

By 2 Tháng Mười Một, 2020Tháng Một 21st, 2022Nhân sự

Quá trình thử việc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các nhân viên mới cũng như nhà quản lý. Đây chính là thời điểm nhân viên làm quen với công việc, đồng nghiệp cũng như môi trường và cung cách làm việc của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp đây chính là thời gian để đánh giá năng lực và phẩm chất của các nhân viên mới. 

Cùng tìm hiểu 3 mẫu đánh giá thử việc đơn giản, phổ biến qua bài viết sau. 

1. Tại sao nhà tuyển dụng cần đánh giá thử việc nhân viên mới?

Tại sao nhà tuyển dụng cần đánh giá thử việc nhân viên mới
Tại sao nhà tuyển dụng cần đánh giá thử việc nhân viên mới

Quá trình thử việc của nhân viên mới giống như thời gian “sống thử” giữa ứng viên và doanh nghiệp. Giai đoạn này chính là thời gian để hai bên tìm hiểu, thể hiện năng lực cũng như quyết định gắn bó với nhau lâu dài. Thử việc cũng là thời điểm để người lao động thể hiện năng lực và bản thân mình, tìm hiểu môi trường, khả năng phát triển cũng như gắn bó với doanh nghiệp. 

Ngược lại đối với các doanh nghiệp, thời gian thử việc là cơ hội tốt để các nhân viên cũ và mới có thể làm quen và hợp tác cùng nhau làm việc. Qua thời gian này nhà quản lý sẽ tiến hành theo dõi đưa ra các nhận xét, đánh giá của mình về năng lực, nhân phẩm, tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc nhóm của ứng viên để quyết định có nhận vào doanh nghiệp mình hay không.

Khi thời gian thử việc kết thúc, các doanh nghiệp cần đưa ra các mẫu đánh giá thử việc nhằm đánh giá kết quả quá trình thử việc của ứng viên. Phiếu đánh giá này là một trong những quy trình quan trọng trong tuyển dụng mà các doanh nghiệp cần chú ý. Bởi nếu đánh giá thử việc không đúng với năng lực thực tế của ứng viên sẽ gây lãng phí về nguồn lực, tiền bạc, thời gian, công sức của cả hai bên.

Vậy làm sao để nhà quản trị có thể để đánh giá nhân viên hiệu quả sau thời gian thử việc? Tham khảo ngay Gợi ý 100 cách viết đánh giá thử việc cho nhà quản lý

2. Lưu ý các quy định về thời gian và mức lương thử việc

Trong mẫu đánh giá thử việc các ứng viên và nhà tuyển dụng cần lưu ý đến thời gian và mức lương thử việc nhằm tránh các sai sót không đáng có. Cụ thể: 

Thời gian thử việc tối đa không quá 60 ngày

Tùy theo tính chất, loại hình cũng như mức độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc tại các công ty, đơn vị có thể khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản ứng viên chỉ được thử việc 1 lần đối với 1 công việc và cần đáp ứng một số điều kiện sau: 

  • Thời gian thử việc không quá 60 ngày với công việc yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên 
  • Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, nhân viên phục vụ, công nhân kỹ thuật
  • Và không quá 6 ngày thử việc đối với các công việc khác
 Lưu ý các quy định về thời gian và mức lương thử việc
Lưu ý các quy định về thời gian và mức lương thử việc

Kết thúc thời gian thử việc nhà quản lý cần làm đánh giá nhân sự

Khi quá trình thử việc kết thúc doanh nghiệp cần làm nhận xét đánh giá sau thử việc, nếu ứng viên đạt yêu cầu, cần thực hiện ký kết hợp đồng lao động chính thức. Trong quá trình thử việc, ứng viên và doanh nghiệp có quyền hủy bỏ các thỏa thuận thử việc mà không cần bồi thường hay báo trước nếu việc làm thử không đạt được yêu cầu đã thỏa thuận từ trước. 

Thông báo kết quả đánh giá quá trình thử việc và làm việc chính thức

Doanh nghiệp, nhà quản lý cần thông báo kết quả đánh giá thử việc trong vòng 3 ngày kể từ khi kết thúc quá trình thử việc. Trong trường hợp ứng viên không đạt yêu cầu, doanh nghiệp cần trả mức lương theo thỏa thuận từ trước. Ngược lại nếu ứng viên đáp ứng các điều kiện cần thực hiện ký kết hợp đồng lao động. 

Mức lương thử việc không được thấp hơn 85% lương cơ bản

Mức lương thử việc của ứng viên trong thời gian thử việc sẽ được thỏa thuận giữa 2 bên bao gồm ứng viên và nhà tuyển dụng. Các ứng viên cần lưu ý theo luật quy định mức lương thử việc không được thấp hơn 85% so với mức lương cơ bản mà doanh nghiệp đang trả cho nhân viên chính thức.

Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc tính lương thử việc cho người lao động?

Xem thêm: Hướng dẫn tính Lương thử việc theo quy định của Luật lao động

3. Các tiêu chí cần có trong mẫu đánh giá thử việc nhân sự

  Các tiêu chí cần có trong mẫu đánh giá thử việc
Các tiêu chí cần có trong mẫu đánh giá thử việc

Doanh nghiệp có thể dựa trên đặc thù, tình hình thực tế  và khung đánh giá nhân sự của đơn vị mình để đưa ra mẫu nhận xét đánh giá nhân viên thử việc phù hợp. Một trong những cách viết đánh giá thử việc phổ biến nhất hiện nay chính là mô hình ASK. Mô hình đo lường năng lực nhân sự này được viết tắt từ (Attitude – Skill – Knowledge). ASK đánh giá nhân sự mới thông qua 3 tiêu chí: Thái độ – Kỹ năng –Kiến thức.

Tiêu chí đánh giá nhân sự trong phiếu đánh giá thử việc

Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy của ứng viên sau khi trải qua quá trình đào tạo, giáo dục, phân tích và ứng dụng. Ví dụ: Trình độ ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn,… 

Skill (Kỹ năng): Thuộc về kỹ năng thao tác của ứng viên bao gồm khả năng vận dụng các kiến thức được học trong công việc cũng như trong cuộc sống. Ví dụ: Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, quản trị và duy trình các mối quan hệ,…

Attitude (Phẩm chất/Thái độ): Thuộc về phạm vi cảm xúc của ứng viên bao gồm cách tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế. Attitude là cách các ứng viên ứng xử với đồng nghiệp, cấp trên hay thái độ với công việc. Ví dụ: Tinh thần trách nhiệm với công việc, tính kỷ luật,…

Muốn đánh giá ứng viên một cách hiệu quả và công bằng, nhà quản trị cần xây dựng một quy trình với những tiêu chí đánh giá khoa học và phù hợp với đặc thù công việc của phòng ban, doanh nghiệp. Vậy làm sao để xây dựng quy trình đánh giá nhân viên thử việc hiệu quả?

Xem ngay bài viết Fastwork biên soạn về: Quy trình và mẫu tiêu chí chuẩn khi đánh giá thử việc

Một số tiêu chí phổ biến trong mẫu nhận xét đánh giá nhân viên thử việc

Đánh giá thời gian thử việc qua thái độ làm việc của nhân viên

  • Tinh thần trách nhiệm: Mức độ trung thực và tinh thần trách nhiệm của ứng viên đối với nhiệm vụ được giao.
  • Tính tích cực: Mức độ nhiệt tình, tự nguyện của ứng viên khi thực hiện nhiệm vụ.
  • Tinh thần hợp tác: Ứng viên cần có tinh thần hợp tác và quan hệ tốt với đồng nghiệp.
  • Tính kỷ luật: Ứng viên cần chấp hành tốt kỷ luật và các nhiệm vụ, quy định của doanh nghiệp. 
  • Giờ giấc làm việc: Ứng viên cần đi làm và ra về đúng giờ, nghỉ làm có xin phép, ra ngoài theo thời gian quy định. 
 Đánh giá thời gian thử việc qua thái độ
Đánh giá thời gian thử việc qua thái độ 

Đánh giá thử việc bằng năng lực làm việc của nhân viên

  • Tư chất và khả năng làm việc: Ứng viên có tư chất tốt, có năng lực làm việc thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
  • Khối lượng công việc: Hoàn thành khối lượng công việc theo thời gian quy định
  • Chất lượng công việc: Thực hiện nhiệm vụ với kết quả tốt
  • Khả năng: Cân nhắc năng lực ứng viên có phù hợp với nhiệm vụ được giao hay không
  • Tình hình thực hiện công việc: Đánh giá khả năng làm việc chính xác và thành thạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao
  • Khả năng phát triển trong tương lai: Dự đoán khả năng phát triển, thăng tiến sau này.
  • Tình hình sức khỏe: Tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý có phù hợp với công việc cũng như quy định của doanh nghiệp hay không.
 Đánh giá  nhân viên thử việc qua năng lực
Đánh giá nhân viên thử việc qua năng lực

Để nhân viên tự đánh giá thử việc theo mục tiêu dự kiến

Ngoài ra các doanh nghiệp nên để một mục tự đánh giá thử việc để các ứng viên có thể tự mình đưa ra các đánh giá và nhận xét cho quá trình thử việc của mình. Các ứng viên sẽ đứng ở góc độ người lao động để đưa ra suy nghĩ về vị trí, công việc mình đang đảm nhận cũng như các nhận xét về đồng nghiệp, lãnh đạo hay công ty. Việc để nhân viên tự đánh giá cũng giúp các ứng viên nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình trong quá trình thử việc. 

4. Ba mẫu đánh giá thử việc đơn giản dành cho các nhà tuyển dụng

Để quy trình đánh giá nhân sự diễn ra hiệu quả, các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng có thể tham khảo một số mẫu đánh giá thử việc đơn giản sau đây: 

Mẫu đánh giá thử việc đơn giản dành cho các nhà tuyển dụng số 1
Mẫu đánh giá thử việc đơn giản dành cho các nhà tuyển dụng số 1
Mẫu đánh giá thử việc đơn giản dành cho các nhà tuyển dụng số 2
Mẫu đánh giá thử việc đơn giản dành cho các nhà tuyển dụng số 2
Mẫu đánh giá thử việc đơn giản dành cho các nhà tuyển dụng số 3
Mẫu đánh giá thử việc đơn giản dành cho các nhà tuyển dụng số 3

Các mẫu đánh giá thử việc chính là bản tổng hợp kết quả quá trình thử việc của ứng viên tại doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng có thể dựa trên những gì mà ứng viên đã thể hiện trong suốt thời gian thử việc để đưa ra các đánh giá khách quan nhất.

Hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến các công ty, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng.

Tài liệu Dành cho HR:

Ngày nay, để quá trình tuyển dụng diễn ra theo đúng kế hoạch không thể thiếu sự can thiệp của người bạn công nghệ. Phần mềm FastWork HRM giúp số hóa quy trình tuyển dụng – đào tạo và kết nối nhân sự. Là cơ sở để đánh giá chính xác năng lực và thái độ của nhân viên thử việc để đưa ra quyết định họ có phù hợp để đi tiếp cùng công ty hay không?

Nếu quý doanh nghiệp quan tâm đến Giải pháp Số hóa Quy trình Tuyển dụng – Đào tạo – Kết nối nhân sự toàn diện, vui lòng liên hệ qua Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply