Thử việc là một trong những công đoạn không thể thiếu trong quy trình tuyển dụng nhân sự của các công ty, doanh nghiệp. Đây cũng chính là thời gian để nhà tuyển dụng và các ứng viên tìm hiểu lẫn nhau. Sau quá trình thử việc các doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá nhân viên nhằm chọn lựa được các nhân sự phù hợp nhất cho vị trí cần tuyển. Các tiêu chí nhận xét đánh giá sau thử việc sau đây sẽ giúp nhà tuyển dụng có thêm các thông tin cần thiết.
Mục lục nội dung:
1. 3 tiêu chí cần có trong nhận xét đánh giá sau thử việc
Bản đánh giá sau thử việc chính là thông tin tổng hợp lại quá trình thử việc của các ứng viên. Do đặc thù về lĩnh vực kinh doanh và cung cách vận hàng nên mỗi doanh nghiệp sẽ có khung đánh giá thử việc phù hợp. Mẫu đánh giá này dựa trên tình hình thực tế quá trình thử việc của các ứng viên tại doanh nghiệp sau một khoảng thời gian nhất định. Thông thường các doanh nghiệp sẽ sử dụng mô hình ASK (Attitude – Skill – Knowledge) nhằm đo lường năng lực của nhân sự. Phương pháp lượng hóa này dựa trên các tiêu chí bao gồm: Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ.
Đánh giá nhân viên thử việc theo mô hình ASK
- Knowledge (Kiến thức)
Đây được xem là tiêu chí thuộc về năng lực tư duy, cũng chính là trình độ của các ứng viên được thể hiện qua bằng cấp, trình độ giáo dục – đào tạo
2. Skill (Kỹ năng)
Tiêu chí này bao gồm các kỹ năng mà ứng viên có trong việc ứng biến linh hoạt, thể hiện qua các hành động cũng như quá trình làm việc. Các kỹ năng có thể bao gồm làm việc nhóm, quản trị mối quan hệ, kỹ năng giao tiếp, bán hàng,…
3. Attitude (Phẩm chất/Thái độ)
Đây là tiêu chí thuộc về cảm xúc và tình cảm, thể hiện khả năng tiếp nhận, thái độ, động cơ và phản ứng thực tế của ứng viên trong quá trình làm việc.
Nhà lãnh đạo cần thu thập đánh giá sau thử việc từ nhiều bộ phận và nhân viên khác nhau nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan. Cụ thể có thể thu thập thông tin về ứng viên thông qua trưởng bộ phận, đồng nghiệp, các ứng viên cùng thử việc, hoặc từ chính bản thân người thử việc.
Xem thêm: Giải pháp quản lý – đánh giá nhân viên toàn diện bằng công nghệ số
Ngoài 3 tiêu chí quyết định trên trong bảng nhận xét đánh giá sau thử việc nhà quản trị còn cần chú ý đến một số tiêu chí như:
- Thái độ của ứng viên bao gồm: Tinh thần trách nhiệm, thái độ tích cực, tính kỷ luật, tinh thần hợp tác, tinh thần học hỏi, tinh thần làm việc nhóm, giờ giấc làm việc,…
- Năng lực của ứng viên bao gồm: Tư chất và khả năng làm việc, khối lượng công việc hoàn thành, chất lượng công việc, khả năng của ứng viên, tình hình thực hiện công việc.
- Khả năng phát triển, thăng tiến của các ứng viên trong tương lai
- Tình hình sức khỏe của nhân viên thử việc có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không, có mắc các bệnh lý nào hay không
2. Nhận xét đánh giá sau thử việc qua các câu hỏi
Ngoài các tiêu chí nhận xét đánh giá sau thử việc, nhà quản lý cần đặt ra các câu hỏi nhằm đưa ra các đánh giá chuyên sâu cho nhân viên. Qua các câu hỏi chuyên môn nhà lãnh đạo có thể khai thác các thông tin về kỹ năng, thái độ, kiến thức của các nhân viên, từ đó lựa chọn được nhân lực phù hợp nhất.
Đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc qua các câu hỏi
Những câu hỏi về chuyên môn vị trí mà nhân viên đảm nhận
Nhà quản lý có thể đặt ra các câu hỏi cho nhân viên thử việc của mình nhằm nắm bắt thêm thông tin. Đối với câu hỏi về chuyên môn và vị trí mà nhân viên đó đang đảm nhận, nhà lãnh đạo có thể đặt ra các câu hỏi như:
- Trong quá trình thử việc bạn cảm thấy hứng thú với nhiệm vụ hay phần việc nào nhất?
- Bạn đánh giá như thế nào về những gì mình đã thể hiện trong quá trình thử việc?
- Sau quá trình thử việc bạn có muốn góp ý gì về bộ phận của mình không?
- Trong quá trình thử việc ai là người giúp đỡ, hỗ trợ bạn nhiều nhất?
Ví dụ: Đối với một nhân viên thử việc ở vị trí PR, nhà lãnh đạo có thể đặt ra câu hỏi như: Trong sự kiện vừa diễn ra bạn được giao nhiệm vụ nào? Từ nhiệm vụ đó bạn nhận ra những khó khăn gì và học được những gì?
Câu hỏi về môi trường doanh nghiệp
Những câu hỏi về môi trường, văn hóa tại doanh nghiệp sẽ giúp nhà lãnh đạo tìm ra mặt mạnh và mặt yếu trong tác phong làm việc của đơn vị. Người quản lý có thể đặt ra một số câu hỏi như:
Trong thời gian thử việc bạn cảm thấy hứng thú với hoạt động nào nhất? – Câu hỏi này sẽ giúp nhà lãnh đạo thấy được cách mà ứng viên làm quen, hòa nhập với môi trường làm việc của doanh nghiệp. Từ câu trả lời của ứng viên, nhà lãnh đạo có thể phát hiện ra những rào cản khiến nhân viên thử việc khó hòa nhập với môi trường chung.
Ai là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến bạn ở công ty? – Câu trả lời giúp tìm ra đồng nghiệp mang đến cho họ cảm giác thoải mái và có thể đạt hiệu quả khi làm việc cùng nhau.
Bạn đã học được những gì tại môi trường làm việc của doanh nghiệp? – Câu trả lời của ứng viên cung cấp các băn khoăn cũng như kỳ vọng khi làm việc tại môi trường của doanh nghiệp.
Câu hỏi về người hướng dẫn
Đối với nhân viên thử việc hay thực tập sinh, người hướng dẫn (leader) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhà quản lý có thể nhận xét đánh giá sau thử việc đối với ứng viên thông qua các câu hỏi liên quan đến leader. Cụ thể:
- Người hướng dẫn mang đến ấn tượng gì cho bạn? – Câu trả lời sẽ chia sẻ suy nghĩ của ứng viên về người hướng dẫn, từ đó cho thấy mức độ tương tác, kết nối giữa họ.
- Bạn mong muốn học hỏi được gì từ người hướng dẫn? – Câu trả lời sẽ chia sẻ kỳ vọng của nhân viên đối với leader của mình.
- Bạn đã được leader giao những nhiệm vụ nào? Có nhiệm vụ nào quá sức với bạn không? – Câu trả lời của ứng viên sẽ giúp nhà lãnh đạo biết được cách họ làm quen và tiếp nhận công việc.
3. Những lưu ý cho nhà lãnh đạo khi đưa ra nhận xét đánh giá sau thử việc
Trong quá trình đánh giá nhân viên sau thử việc nhà lãnh đạo cần tạo ra bầu không khí thỏa mái. Một số lưu ý trong quá trình đánh giá sau thử việc sau đây sẽ mang đến thông tin hữu ích cho nhà quản lý.
Tạo ra bầu không khí thoải mái, cởi mở
3.1. Tạo ra bầu không khí thoải mái, cởi mở
Một trong những lưu ý mà nhà lãnh đạo cần quan tâm chính là tạo ra bầu không khí thoải mái và cởi mở. Thông thường các nhân viên nhất là ứng viên đang trong quá trình thử việc khá e sợ cấp trên. Bầu không khí căng thẳng sẽ khiến nhân viên căng thẳng, ngại mở lòng, ngại chia sẻ và đưa ra suy nghĩ thật của mình. Hãy bắt đầu buổi đánh giá với nụ cười tươi và những câu giao tiếp mang tính xã giao.
Xem thêm: Phần mềm hỗ trợ tuyển dụng và đánh giá nhân viên sau thử việc hiệu quả nhất hiện nay
3.2. Để nhân viên tự đánh giá họ
Việc để nhân viên tự đánh giá quá trình và hiệu quả thử việc sẽ giúp họ có cái nhìn tổng quan hơn về công việc. Nhân viên sẽ cung cấp cảm nhận của mình về công việc, vị trí mà họ đang đảm nhận, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi khi thử việc. Từ những chia sẻ của ứng viên, nhà quản lý có thể rút kinh nghiệm cho công đoạn tuyển dụng sau này.
Bản nhận xét đánh giá sau thử việc đóng vai trò quan trọng đối với các ứng viên cũng như doanh nghiệp. Qua đây người lãnh đạo có thể sàng lọc và lựa chọn được các ứng viên ưu tú, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình. Bản đánh giá cũng giúp nhân viên thử việc thấy được mặt mạnh và điểm yếu của mình.
Ngoài ta trong Kỷ nguyên số 4.0, nhà tuyển dụng, bộ phận C&B nên tham khảo mô hình số, công nghệ/phần mềm hỗ trợ tuyển dụng, kết nối hiệu quả với nhân sự với Giải pháp quản trị nhân sự toàn diện trong kỷ nguyên số.
Giải pháp không chỉ cung cấp ứng dụng hỗ trợ quản lý tuyển dụng mà còn giúp bộ phận C&B tự động hóa bảng công, bảng lương, quản lý KPI nhân sự, quản lý toàn bộ hồ sơ, vòng đời của nhân sự trong doanh nghiệp.
Nhân Đăng ký tư vấn để được thông tin chi tiết và Demo Free Giải pháp Quản trị nhân sự trong thời kỳ 4.0