Khách hàng là yếu tố quan trọng mang đến doanh thu và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đôi lúc cách tiếp cận khách hàng tiềm năng thiếu chuyên nghiệp sẽ là nguyên nhân khiến doanh nghiệp mất đi nguồn thu khổng lồ. Để tránh tình trạng này nhân viên bán hàng cần tránh một số cách tiếp cận khiến khách hàng mất cảm tình sau đây.
Mục lục nội dung:
1. Sử dụng các luận điệu cũ rích
Một trong những phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng sai lầm mà rất nhiều nhân viên bán hàng gặp phải chính là sử dụng những luận điệu cũ rích. Thông thường các nhân viên bán hàng đều được đào tạo một số kỹ năng bán hàng giống nhau và họ thường học thuộc lòng các tính năng, lợi ích mà sản phẩm của công ty cung cấp để giới thiệu đến khách hàng. Đối với những người có thêm kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, có thể thu hút được sự chú ý và thuyết phục khách hàng hiệu quả. Tuy nhiên, đôi khi các luận điệu hay cách giới thiệu sản phẩm theo lối thuộc lòng và không hiểu sản phẩm lại khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán thậm chí là bực bội.
Không sử dụng các luận điệu cũ rích khi tiếp cận khách hàng
Để khắc phục điều đó, nhân viên bán hàng cần phải nắm vững kỹ năng và chiến lược cách tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất. Thay vì dành những lời hoa mỹ về sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp, nhân viên bán hàng nên lắng nghe chia sẻ và mong muốn từ khách hàng. Hãy để khách hàng tự quyết định, lựa chọn sản phẩm và họ cảm thấy hứng thú, vào lúc này nhân viên bán hàng cần dùng một số kỹ năng nhằm giới thiệu sản phẩm một cách tự nhiên như đang đưa ra lời khuyên chứ không phải ép buộc khách hàng mua hàng. Cách tiếp cận khách hàng tiềm năng thông minh sẽ mang đến hiệu quả tối ưu cho các doanh nghiệp.
2. Hình thức hóa và rập khuôn trong cách tiếp cận khách hàng
Các cách tiếp cận khách hàng mục tiêu rập khuôn theo các kịch bản từ trước đều không mang đến hiệu quả tối ưu. Bán hàng được xem là một nghệ thuật, trong đó nhân viên bán hàng cần có kỹ năng và óc tư duy, sức sáng tạo và không ngừng đổi mới. Không thể phủ nhận hiệu quả của việc lên quy trình hoặc chiến lược bán hàng bài bản, tuy nhiên không phải kế hoạch nào cũng mang đến hiệu quả trên các đối tượng khách hàng khác nhau. Đừng áp dụng 1 kịch bản bán hàng duy nhất cho mọi khách hàng, bởi mỗi người có thị hiếu và hành vi tiêu dùng khác nhau. Nhân viên bán hàng cần linh hoạt nhằm tìm ra cách tiếp cận phù hợp với từng khách hàng.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Đánh giá chi tiết 8 phần mềm CRM phổ biến hiện nay
3. Sai lầm trong xác định khách hàng mục tiêu
Một trong những cách tiếp cận khách hàng tiềm năng sai lầm chính là xác định sai đối tượng và phạm vi khách hàng. Đôi khi người sử dụng trực tiếp sản phẩm lại không phải là người mua hàng tiềm năng. Nhân viên bán hàng cần xác định được ai mới là người mua hàng chứ không hẳn là người dùng. Ví dụ như các sản phẩm bỉm, sữa, đồ chơi trẻ em,… người mua hàng trực tiếp là các bậc phụ huynh, và người dùng trực tiếp là trẻ nhỏ. Trong trường hợp này nếu nhân viên bán hàng xác định khách hàng mục tiêu là trẻ nhỏ để tiếp thị thì chắc chắn sẽ không mang đến hiệu quả.
Xác định khách hàng mục tiêu là yếu tố quan trọng giúp chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả
4. Tiếp cận khách hàng cho đúng quy trình và thờ ơ sau đó
Theo các nghiên cứu có rất nhiều doanh nghiệp chỉ chú ý đến việc mở rộng thị trường, thu hút khách hàng mới mà không giữ chân được khách hàng hiện tại của mình. Đây là một trong những phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng sai lầm có thể gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp. Nhiều nhân viên bán hàng sau khi tiếp cận thành công, bán được sản phẩm thì không quan tâm đến khách hàng nữa vì nghĩ họ không còn giá trị. Trong khi đó bạn hoàn toàn có thể biến họ thành khách hàng thân thiết, hoặc là người giới thiệu các khách hàng mới cho bạn. Nhân viên bán hàng có thể giữ mối quan hệ với khách hàng thông qua các câu hỏi về chất lượng sản phẩm hay giới thiệu các sản phẩm mới.
5. Máy móc trong cách tiếp cận khách hàng tiềm năng qua “call”
Một trong những lỗi thường gặp khi xác định khách hàng tiềm năng chính là tìm kiếm khách hàng thông qua việc gọi điện. Cách tiếp cận khách hàng tiềm năng thường mang đến nhiều hạn chế hơn là ưu điểm. Lại đặt vị trí vào khách hàng, nếu mỗi ngày có hàng chục cuộc gọi đến chỉ để chào hàng, giới thiệu sản phẩm, thì bạn có khó chịu hay không. Cách làm này chỉ khiến thiện cảm vốn đã thấp của khách hàng đối với dân sales xuống mức âm.
Thông thường đối với những cuộc gọi chào hàng từ những người bán hàng xa lạ, khách hàng thường lịch sự từ chối hoặc trực tiếp cúp máy. Không chỉ không mang đến hiệu quả bán hàng mà còn khiến khách hàng cảm thấy bị làm phiền, từ đó sinh ra ác cảm với sản phẩm hoặc thương hiệu mà bạn cung cấp. Đối với cách tiếp cận này tốt nhất nhân viên bán hàng hãy làm quen với khách hàng thông qua các kênh mạng xã hội, sau đó tạo ấn tượng tốt rồi mới bắt đầu gọi điện tư vấn, bán hàng.
Nghiên cứu thị trường giúp nhân viên Sales tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn
6. Từ chối nghiên cứu thị trường
Từ chối nghiên cứu thị trường là một trong những lầm tưởng nghiêm trọng trong những phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng. Các doanh nghiệp cần xác định rõ đâu mới là thị trường mục tiêu của mình, thị trường nào mang đến nhiều lợi thế nhất cho mình. Thay vì hướng danh sách khách hàng mục tiêu vào tất cả mọi người trong thị trường chung, doanh nghiệp nên tìm ra thị trường ngách nơi mình có thể bán các sản phẩm độc quyền hoặc ít đối thủ cạnh tranh. Hãy tìm đến những thị trường có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn nhiều nhất.
Những sai lầm trong cách tiếp cận khách hàng tiềm năng một mặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số, mặt khác nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới niềm tin của khách hàng. Vì vậy, quản lý doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược tiếp cận khách hàng bài bản, quy trình rõ ràng, chế độ khích lệ để hoạt động này hiệu quả tốt nhất.
Để nâng cao hiệu quả trong công tác tiếp cận khách hàng, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư ứng dụng các phần mềm hỗ trợ như phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM nhằm tối ưu các quy trình, nghiệp vụ trong hoạt động bán hàng như tìm kiếm khách hàng, Telesale, bán hàng, chăm sóc khách hàng sau bán hàng… Một trong những đơn vị cung cấp phần mềm CRM đang được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn phải kể đến FastWork CRM của FastWork Việt Nam.
Đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ trong công tác quản trị quan hệ khách hàng, giải pháp FastWork CRM giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả qua landing page, email marketing, hỗ trợ hoạt động chăm sóc khách hàng, chăm sóc sau bán hàng,..
Để nhận Demo Free phần mềm FastWork CRM – la bàn cho kế hoạch tiếp cận khách hàng tiềm năng, bạn đừng quên để lại thông tin tại Đăng ký tư vấn!